Soạn bài Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều>
Chi tiết nào cho thấy Tô Hoài rất thông hiểu Hà Nội?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Nội dung chính
Cung cấp thông tin về phố phường Hà Nội xưa và nay: phố phường, hệ thống đường xá cầu cống, con người,… Từ đó cho thấy Hà Nội năm 2003 (thời điểm phỏng vấn), Hà Nội vẫn giữ được nét cổ mà nó vốn có từ xưa. |
Đọc hiểu 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 62 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Chi tiết nào cho thấy Tô Hoài rất thông hiểu Hà Nội?
Phương pháp giải:
Đọc phần hội thoại giữa Trần Đăng Khoa và Tô Hoài, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Chi tiết cho thấy Tô Hoài rất thông hiểu Hà Nội: Ngày xưa thế nào thì bây giờ vẫn thế. Tôi có thể nhắm mắt đi đến khu phố nào cũng được.
Chi tiết: "Ngày xưa thế nào thì bây giờ vẫn thế. Tôi có thể nhắm mắt đi đến khu phố nào cũng được."
Đọc hiểu 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 62 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Chú ý nội dung của các câu hỏi.
Phương pháp giải:
Đọc phần hội thoại giữa Trần Đăng Khoa và Tô Hoài, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các câu hỏi nhằm khai thác thông tin về Hà Nội xưa.
Nội dung: khai thác thông tin về Hà Nội xưa.
Đọc hiểu 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 63 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Địa giới Hà Nội xưa có đặc điểm gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Địa giới Hà Nội xưa có đặc điểm:
+ Đi hết Trường Chu Văn An là đất Hà Đông.
+ Làng Yên Phụ thuộc đất Hà Đông.
+ Hà Nội được chia làm bốn khu: khu phố cổ, khu phố cũ, khu phố mới, khu dưới bãi.
- Địa giới Hà Nội xưa rất hẹp
- Đi hết Trường Chu Văn An là đất Hà Đông.
- Làng Yên Phụ thuộc đất Hà Đông.
- Hà Nội được chia làm bốn khu: khu phố cổ, khu phố cũ, khu phố mới, khu dưới bãi.
Đọc hiểu 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 37 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Tên phố cổ Hà Nội có gì lạ?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tên phố cổ là tên các quán hàng như cái chợ, có nhiều tên phố lạ.
Lạ ở chỗ nghe tên cứ như tên các quán hàng, có cảm giác Hà Nội là một cái chợ
Đọc hiểu 5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 64 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Theo Tô Hoài, người Hà Nội có tính cách như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Theo Tô Hoài, người Hà Nội có tính cách: hào hoa phong nhã
Người Hà Nội có nét hào hoa phong nhã, nhưng đấy không phải tận gốc mà là tinh hoa của nhiều vùng đất tạo nên.
Đọc hiểu 6
Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 64 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Ông Trần Văn Lai đã làm được hai việc cơ bản nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Ông Trần Văn Lai đã làm được hai việc cơ bản:
+ Đập hết các tượng đài của Pháp, chỉ để lại hai tượng bán thân là tượng Y-éc-xanh và tượng Pa-xtơ.
+ Thay lại các tên phố.
- Một là đập hết các tượng đài cảu Pháp, chỉ để lại hai tượng bán thân là tượng Y-éc-xanh (Yersin) và tượng Pa-xtơ (Pasteur)
- Hai là thay lại các tên phố.
CH cuối bài 1
Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 65 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Hãy xác định mục đích và cách thực hiện bài phỏng vấn này. (Gợi ý: Phỏng vấn để miêu tả, khắc họa chân dung nhân vật hay cung cấp thông tin về một lĩnh vực cụ thể? Phỏng vấn trực tiếp hay gián tiếp?).
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Mục đích: cung cấp những thông tin về Hà Nội.
- Cách thực hiện bài phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp nhà văn Tô Hoài.
Phỏng vấn trực tiếp nhà văn Tô Hoài nhằm mục đích cung cấp thông tin về phố phường Hà Nội.
CH cuối bài 2
Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 65 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Phân tích nội dung và ý nghĩa của bài phỏng vấn (Nội dung phỏng vấn về vấn đề gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào?).
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nội dung phỏng vấn về Hà Nội: tên các phố, khu vực địa chính, các mặt hàng nổi tiếng, tính cách người Hà Nội, Hà Nội qua dòng chảy của thời gian.
- Vấn đề ấy có ý nghĩa: cung cấp những thông tin thú vị về Hà Nội dưới góc nhìn của nhà văn Tô Hoài, giúp độc giả hiểu hơn về thủ đô Hà Nội qua các phương diện: con người, địa danh, tên phố,....
- Nội dung phỏng vấn về Hà Nội.
- Ý nghĩa: cung cấp những thông tin thú vị về Hà Nội dưới góc nhìn của nhà văn Tô Hoài, giúp độc giả hiểu hơn về thủ đô Hà Nội.
CH cuối bài 3
Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 65 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Hãy chỉ ra đặc điểm của một bài phỏng vấn thể hiện qua văn bản này. Em thích câu hỏi và câu trả lời nào nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lí giải câu phỏng vấn em thích nhất
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Đặc điểm của thể loại phỏng vấn:
+ Thể hiện tính dân chủ
+ Trực tiếp, khách quan, chân thực
+ Thể hiện tính sinh động, hấp dẫn
+ Thông tin trong bài viết hoàn toàn do người được phỏng vấn chịu trách nhiệm
- Em thích câu hỏi: Nếu cần nói thật ngắn gọn về tính cách người Hà Nội thì ông sẽ nói thế nào? Và câu trả lời em thích: Muốn hiểu tính cách người Hà Nội, ta phải tìm hiểu tính cách chung của người Việt Nam rồi nghiên cứu cá tính người thành thị thì mới ra tính cách người Hà Nội. Bởi vì người Hà Nội gốc rất ít, chủ yếu là người từ các tỉnh đổ về Hà Nội nên để có một tính cách đặc trưng là rất khó. Với câu trả lời của nhà văn Tô Hoài em cảm thấy ông rất khéo léo và khách quan khi nhận định về tính cách của người Hà Nội.
- Đặc điểm:
+ Thể hiện tính dân chủ, trực tiếp, khách quan, chân thực, sinh động, hấp dẫn
+ Thông tin do người được phỏng vấn hoàn toàn chịu trách nhiệm
- Em thích câu hỏi: "Nếu cần nói thật ngắn gọn về tính cách người Hà Nội thì ông sẽ nói thế nào?"
- Em thích câu trả lời: "Muốn hiểu tính cách người Hà Nội, ta phải tìm hiểu tính cách chung của người Việt Nam rồi nghiên cứu cá tính người thành thị thì mới ra tính cách người Hà Nội. Bởi vì người Hà Nội gốc rất ít, chủ yếu là người từ các tỉnh đổ về Hà Nội nên để có một tính cách đặc trưng là rất khó." vì ông rất khéo léo và khách quan khi nhận định về tính cách của người Hà Nội.
CH cuối bài 4
Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 65 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Qua bài phỏng vấn, em có được những thông tin gì mới mẻ về Thủ đô Hà Nội?
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân, vận dụng để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Qua bài phỏng vấn, em hiểu thêm được về ý nghĩa của tên các con phố ở Hà Nội, các khu vực hành chính, địa giới của Hà Nội.
Em hiểu thêm ý nghĩa tên các con phố ở Hà Nội, các khu vực hành chính, địa giới của Hà Nội.
CH cuối bài 5
Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 65 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Bài phỏng vấn mang lại cho em những cảm nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân, vận dụng để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bài phỏng vấn đã cho em hiểu hơn về thủ đô Hà Nội, cho thấy nhà văn Tô Hoài là người rất am hiểu Hà Nội. Đồng thời cũng thấy được cái tài đặt câu hỏi phỏng vấn của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Em hiểu hơn về thủ đô Hà Nội, thấy được sự am hiểu về Hà Nội của nhà văn Tô Hoài, đồng thời thấy được tài đặt câu hỏi của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
CH cuối bài 6
Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 65 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Trước một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh, với vai trò là một phóng viên, nếu phải nêu lên ba câu hỏi quan trọng thì em sẽ nêu những câu nào?
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân, vận dụng để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Ba câu hỏi quan trọng em sẽ nêu:
+ Tại sao di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh ngày được biết đến nhiều hơn?
+ Giá trị của di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh đối với xã hội là gì?
+ Chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ và phát triển di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh trên?
- Tại sao di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh ngày được biết đến nhiều?
- Giá trị của di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh đối với xã hội là gì?
- Chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ và phát triển di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh trên?
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 8 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Đền tháp vẫn ngủ yên SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Phỏng vấn ngắn SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá bài 8 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
- Văn bản Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
- Văn bản Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)
- Văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
- Văn bản Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
- Văn bản Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)