Bài 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 phần bài tập bổ sung trang 11 SBT toán 7 tập 1


Giải bài 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 phần bài tập bổ sung trang 11 sách bài tập toán 7 tập 1. Kết quả phép tính (-7/4:5/8).11/16 là ...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 3.1

Kết quả phép tính \(\displaystyle \left( {{{ - 7} \over 4}:{5 \over 8}} \right).{{11} \over {16}}\) là:

(A) \(\displaystyle {{ - 77} \over {80}}\);                                  (B) \(\displaystyle {{ - 77} \over {20}}\);

(C) \(\displaystyle {{ - 77} \over {320}}\);                                  (D) \(\displaystyle {{ - 77} \over {40}}\).

Hãy chọn đáp án đúng. 

Phương pháp giải:

\( \dfrac{a}{b} . \dfrac{c}{d} =\dfrac{a.c}{b.d}\)

\( \dfrac{a}{b} : \dfrac{c}{d}=\dfrac{a}{b}.\dfrac{d}{c} = \dfrac{a.d}{b.c}\)

Lời giải chi tiết:

\(\left( {\dfrac{{ - 7}}{4}:\dfrac{5}{8}} \right).\dfrac{{11}}{{16}} = \left( {\dfrac{{ - 7}}{4}.\dfrac{8}{5}} \right).\dfrac{{11}}{{16}}\)\(\, = \dfrac{{\left( { - 7} \right).8.11}}{{4.5.16}} = \dfrac{{ - 77}}{{40}}\)

Chọn (D). 

Bài 3.2

So sánh các tích sau bằng các hợp lý nhất:

\(\displaystyle {P_1} = \left( { - {{57} \over {95}}} \right).\left( { - {{29} \over {60}}} \right);\)

\(\displaystyle {P_2} = \left( { - {5 \over {11}}} \right).\left( { - {{49} \over {73}}} \right).\left( { - {6 \over {23}}} \right)\)

\(\displaystyle {P_3} = {{ - 4} \over {11}}.{{ - 3} \over {11}}.{{ - 2} \over {11}}.....{3 \over {11}}.{4 \over {11}}\) 

Phương pháp giải:

- Một tích các số nguyên khác \(0\) có chẵn thừa số nguyên âm thì tích đó mang dấu dương.

- Một tích các số nguyên khác \(0\) có lẻ thừa số nguyên âm thì tích đó mang dấu âm.

- Một tích có chứa thừa số \(0\) thì tích đó bằng \(0\).

Lời giải chi tiết:

Ta có

\(\displaystyle {P_1} = \left( { - {{57} \over {95}}} \right).\left( { - {{29} \over {60}}} \right);\) tích này gồm hai thừa số nguyên âm nên \(P_1>0\).

\(\displaystyle {P_2} = \left( { - {5 \over {11}}} \right).\left( { - {{49} \over {73}}} \right).\left( { - {6 \over {23}}} \right)\); tích này gồm ba thừa số nguyên âm nên \(P_2<0\).

\(\displaystyle {P_3} = {{ - 4} \over {11}}.{{ - 3} \over {11}}.{{ - 2} \over {11}}.....{3 \over {11}}.{4 \over {11}}\); tích này có chứa thừa số \(\displaystyle {0 \over {11}} = 0\) nên \(P_3=0\). 

Do đó \({P_2} < {P_3} < {P_1}\).

Bài 3.3

Tìm các số nguyên \(x, y\) biết rằng:

\(\displaystyle {x \over 4} - {1 \over y} = {1 \over 2}\) 

Phương pháp giải:

\(a.b=c\) (với \(0\ne a,\,b,\,c \in Z\))

Suy ra \(a,b\) là ước của \(c\).

Lời giải chi tiết:

\(\displaystyle {1 \over y} = {x \over 4} - {1 \over 2} = {{x - 2} \over 4}\)

\( \Rightarrow y.(x - 2) = 4.\)

Vì \(x, y ∈\mathbb Z\) nên \(x - 2 ∈\mathbb Z\) do đó \(y\) và \(x-2\) là ước của \(4\) và \( y.(x - 2) = 4.\)

Ta có bảng giá trị \(x, y\) như sau:

y

1

-1

2

-2

4

-4

x - 2

4

-4

2

-2

1

-1

x

6

-2

4

0

3

1

Bài 3.4

Tìm hai số hữu tỉ \(x\) và \(y\) sao cho \(x - y = x.y = x : y (y ≠ 0)\). 

Phương pháp giải:

Từ \(x - y = x.y  \)

\(\Rightarrow x = x.y + y = y.(x + 1)\)

Do đó:  \(x:y = y.(x + 1):y = x + 1\)

Thay vào điều kiện của bài toán tìm \(x,y\).

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& x - y = x.y \cr& \Rightarrow x = x.y + y = y.(x + 1)\;\;\;(1) \cr 
& \Rightarrow x:y = y.(x + 1):y = x + 1 \cr 
& \text{Mà}\,x:y=x-y\cr& \Rightarrow x - y = x + 1 \cr& \Rightarrow y=x-x-1 = - 1\cr} \)

Thay \(y=-1\) vào (1) ta được:

\( x = ( - 1)(x + 1) \)

\(\Rightarrow x = - x - 1\)

\(\Rightarrow x+x =-1\) 

\(\Rightarrow 2x = - 1 \)

\(\Rightarrow x =\displaystyle  - {1 \over 2}\)

Vậy \(x =\displaystyle   - {1 \over 2};y =  - 1\)

Bài 3.5

Tìm các số hữu tỉ \(x, y, z\) biết rằng:

\(x(x + y + z) = -5; y(x + y + z) = 9;\)\(\, z(x + y + z) = 5.\) 

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất nhân phân phối giữa phép nhân và phép cộng:

\(ab+ac+ad=a(b+c+d)\)

Lời giải chi tiết:

\(x(x + y + z) = -5\)      (1)

\(y(x + y + z) = 9\)          (2)

\(\, z(x + y + z) = 5\)          (3)

Cộng theo từng vế các đẳng thức (1), (2), (3), ta được:

\(x(x + y + z) +y(x + y + z) \)\(\,+ z(x + y + z) = -5+9+5\)

\((x+y+z).(x+y+z)=9\)

\({\left( {x + y + z} \right)^2} = 9\)

\(\Rightarrow x + y + z =  \pm 3\) 

+) Nếu \(x + y + z = 3\) thì

\(\begin{array}{l}
x = \dfrac{{x\left( {x + y + z} \right)}}{{x + y + z}} = \dfrac{{ - 5}}{3}\\
y = \dfrac{{y\left( {x + y + z} \right)}}{{x + y + z}} = \dfrac{9}{3} = 3\\
z = \dfrac{{z\left( {x + y + z} \right)}}{{x + y + z}} = \dfrac{5}{3}
\end{array}\)

Vậy \(\displaystyle x = {{ - 5} \over 3},y = 3,z = {5 \over 3}\)

+) Nếu \(x + y + z = -3\) thì 

\(\begin{array}{l}
x = \dfrac{{x\left( {x + y + z} \right)}}{{x + y + z}} = \dfrac{{ - 5}}{{ - 3}} = \dfrac{5}{3}\\
y = \dfrac{{y\left( {x + y + z} \right)}}{{x + y + z}} = \dfrac{9}{{ - 3}} = - 3\\
z = \dfrac{{z\left( {x + y + z} \right)}}{{x + y + z}} = \dfrac{5}{{ - 3}} = \dfrac{{ - 5}}{3}
\end{array}\)

Vậy \(\displaystyle x = {5 \over 3},y =  - 3,z = {{ - 5} \over 3}\)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.4 trên 16 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí