Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Truyện Kiều của Nguyễn Du


Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tóm tắt

Tóm tắt ý chính của văn bản "Truyện Kiều" của Nguyễn Du:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

- Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều: tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Truyện có 3 phần:

+ Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước

+ Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc

+ Phần thứ ba: Đoàn tự

- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật

+ Về giá trị nội dung: có hai giá trị lớn là giá trịn hiện thực và giá trị nhân đạo

+ Về giá trị nghệ thuật: là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến "thường gọi là Truyện Kiều): Giới thiệu tác giả Nguyễn Du

- Phần 2 (còn lại): Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều

Nội dung chính

- Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc.


Bình chọn:
3.8 trên 5 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí