Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)


Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tóm tắt

Tóm tắt 1: Lặng lẽ Sa Pa kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại. Ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên núi. Anh bộc bạch với họ về công việc, về cuộc sống, về những suy nghĩ của mình. Ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung anh. Anh muốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn để vẽ. Họ chia tay nhau trong niềm xúc động.

Tóm tắt 2: Trên chuyến xe từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Ở đây, người họa sĩ già và cô kĩ sư đã nhận ra vẻ đẹp những người lao động thầm lặng trên cái nền lặng lẽ của Sa Pa. Ông họa sĩ luôn đi tìm hình ảnh lí tưởng cho bức tranh của mình chỉ kịp phác thảo những đường nét cơ bản chân dung anh thanh niên.

Tóm tắt 3: Trong một lần gặp ông họa sĩ và cô kĩ sư trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình - công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Ông họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm những tấm gương sáng trong lao động, sản xuất. Sau một lúc nói chuyện, họ chia tay. Trước khi ra về, anh không quên tặng khách một làn trứng để ăn trưa. Anh thanh niên đã để lại những ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.

Bố cục

3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “Kìa, anh ta kia”): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.

- Phần 2 (tiếp theo đến “không có vật gì như thế”): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.

- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người

Giọng đọc

Truyền cảm, thay đổi linh hoạt theo từng nhân vật

Nội dung chính

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả.

- Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972.

2. Đề tài

Những con người lặng lẽ cống hiến cho đất nước

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

4. Thể loại

Truyện ngắn

5. Ngôi kể

Ngôi thứ 3


Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí