Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Làng (Kim Lân)>
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Tóm tắt
Tóm tắt 1: Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tín dữ bất ngờ khiến ông không thể tin nổi rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.
Tóm tắt 2: Văn bản kể về nhân vật ông Hai - một người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu. Vì chiến tranh mà gia đình ông phải tản cư đi nơi khác. Một hôm nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ chỉ biết cúi gằm mặt về đi về nhà. Ông trằn trọc, cảm giác xấu hổ, tức giận khi cứ nghĩ rằng làng mình theo giặc. Cuối cùng, ông quyết định "làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù". Thế nhưng lại có tin cải chính, làng của ông bị đốt sạch, họ không hề theo Tây. Ông lại sung sướng đi khoe với mọi người rằng làng mình bị đốt, bị đốt nghĩa là không theo giặc
Tóm tắt 3: Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu vì hoàn cảnh mà buộc phải sống xa làng. Tuy vậy, ông luôn nhớ về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. Một hôm khi trở về làng, ông nghe tin làng theo Tây, tin dữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng, không dám đi đâu nhiều ngày liền. Sau đó, có người trong làng chạy đến báo tin làng không theo Tây, mọi người theo cách mạng, ông Hai vui vẻ trở lại. Ông khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt. Dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng.
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu ...vui quá!): Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
- Phần 2 (tiếp ... đi đôi phần): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
- Phần 3 (còn lại): Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.
Giọng đọc
Truyền cảm
Nội dung chính
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần dầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948
2. Đề tài
Tình yêu làng quê, đất nước
3. Thể loại
Truyện ngắn
4. Phương thức biểu đạt
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
5. Ngôi kể
Ngôi thứ ba
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vụ cải trang bất thành (trích Sơ-lốc Hôm - Đoi-lơ)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương"
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đình công và nổi dậy
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vụ cải trang bất thành (trích Sơ-lốc Hôm - Đoi-lơ)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương"
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đình công và nổi dậy