Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cây sồi mùa đông>
Sau khi đọc xong tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Tóm tắt
Tóm tắt 1: Văn bản Cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và cậu học trò Va-xu-skin. Khi cậu bé ngày nào cũng đi học muộn trong khi nhà cậu cách trường không xa, cậu còn trả lời câu hỏi không đúng nên khiến cô giáo nghi ngờ rằng cậu là một học sinh ngỗ nghịch. Cô An-na Va-xi-li-ep-na quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu bé. Trên đường đi về nhà Va-xu-skin cô đã phát hiện ra lí do khiến cho cậu bé đi muộn đó chính là khu rừng mùa đông trên con đường đến trường. Nổi bật là cây sồi hùng vĩ đứng hiên ngang giữa rừng tuyết trắng, bên dưới tán cây là cả một hệ sinh thái thu nhỏ được cậu bé Va-xu-skin phát hiện ra. Sau khi cùng thám hiểm khu rừng cùng cậu học trò nhỏ, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã hiểu được lí do tại sao cậu bé lại đi học muộn như thế. Điều đó cũng đã khiến cô An-na Va-xi-li-ep-na có cái nhìn thiện cảm hơn về cậu học trò nhỏ của mình.
Tóm tắt 2: Cây sồi mùa đông của tác giả người Nga Iu-ri Na-ghi-bin đã kể cho chúng ta nghe về câu chuyện của một cậu học trò Va-xu-skin lúc nào cũng đi học muộn. Tuy nhà cậu cách trường không xa nhưng cậu luôn đi học muộn khiến cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na cảm thấy nghi ngờ. Trong một buổi học nọ cô giáo yêu cầu các bạn học sinh trong lớp lấy ví dụ về một danh từ, các bạn đều trả lời đúng tuy nhiên chỉ có mình cậu là lấy ví dụ về “cây sồi mùa đông”. Mặc cho cô giáo giải thích rằng chỉ có từ cây sồi là danh từ thôi thì cậu nhất quyết cho rằng cây sồi mùa đông là một danh từ. Cô giáo dần mất thiện cảm về cậu và yêu cầu cậu bé dẫn mình về nhà để gặp cậu bé. Cậu vô cùng vui vẻ dẫn cô đi đường tắt, nơi đây là một khu rừng ở đó có cây sồi mùa đông mà cậu lấy ví dụ. Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cây sồi và nghe cậu bé thuyết minh về những sinh vật đang ngủ đông dưới gốc cây. Sau khi mải mê tìm kiếm những điều thú vị thì hai cô trò đã trễ mất giờ gặp mẹ cậu bé. Vì vậy mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã quyết định quay trở về, cô cũng cho phép Va-xu-skin tiếp tục đi qua khu rừng này để đến trường. Trong thâm tâm cô cảm thấy hối hận khi đã không thể hiểu rõ tâm hồn của cậu học trò nhỏ Va-xu-skin mà đã có cái nhìn thiếu thiện cảm về cậu bé.
Tóm tắt 3: Văn bản Cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và học trò của cô, Va-xu-skin. Cậu bé luôn đi học muộn và trả lời câu hỏi sai, khiến cô giáo nghi ngờ về tài năng của học sinh. Cô quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu để tìm hiểu về tình trạng này. Trên đường về nhà của Va-xu-skin, cô đã phát hiện ra rằng cậu bé phải đi qua khu rừng mùa đông để đến trường, với cây sồi hùng vĩ và một hệ sinh thái nhỏ nằm dưới tán cây. Sau khi tham gia cùng cậu học trò khám phá khu rừng, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na hiểu được lý do tại sao cậu bé lại đi học muộn như vậy và có cái nhìn thiện cảm hơn về học sinh của mình.
Bố cục
Văn bản Cây sồi mùa đông gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “thường đi học muộn”: Cậu bé Xa -vu-skin lấy ví dụ về danh từ cây sồi mùa đông.
+ Phần 2: Tiếp đến “chỉ cúi đầu xuống”: Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na cùng cậu học trò tham quan cây sồi mùa đông.
+ Phần 3: Còn lại – Chúng ta hiểu ra rằng kiến thức chúng ta có không bao giờ là đủ cả, chúng ta cần phải học hỏi thêm nhiều từ những người xung quanh.
Giọng đọc
Truyền cảm, thay đổi linh hoạt theo từng nhân vật
Nội dung chính
Sau khi đọc xong tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, tác phẩm còn cho chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ khuyết những kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta chúng ta cũng cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân. Đối với những người có nhiệm vụ “trồng người” thì cần phải linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó mà bồi dưỡng, hun đúc các em một cách tốt nhất.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Trích trong truyện ngắn Cây sồi mùa đông
2. Đề tài
Ca ngợi tình yêu thiên nhiên
Khẳng định sức mạnh của lòng dũng cảm, bản lĩnh, ý chí và niềm tin của con người
3. Phương thức biểu đạt
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
4. Thể loại
Truyện ngắn
5. Ngôi kể
Ngôi thứ ba
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tự trào I (Trần Tế Xương)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hiểu rõ bản thân
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bến nhà Rồng năm ấy...
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tự trào I (Trần Tế Xương)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hiểu rõ bản thân
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bến nhà Rồng năm ấy...
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng