Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo


Chia sẻ một vài suy nghĩ, cảm nhận của em về bài thơ Thương Vợ (Trần Tế Xương)

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản “Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”” của tác giả Chu Văn Sơn là bài viết nghị luận phân tích rất sâu sắc và giàu sức thuyết phục về hình tượng bà Tú. Tác giả bài viết đã tập trung khắc họa hình tượng bà Tú trên các phương diện như: Hoàn cảnh gia đình; Bà Tú trong mối quan hệ với xã hội và Bà Tú trong mối quan hệ với cộng đồng. Thông qua những khía cạnh ấy, hình tượng bà Tú hiện lên chân thực là một người phụ nữ tảo tần, tháo vát, chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con và hết lòng hi sinh vì gia đình dù cuộc đời mình vất vả, lênh đênh.

Chuẩn bị

Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị đọc trang 33 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ một vài suy nghĩ, cảm nhận của em về bài thơ Thương Vợ (Trần Tế Xương)

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bài thơ Thương vợ nói về người vợ của Trần Tế Xương. Bài thơ mặc dù viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng có những sự phá cách trong thể thơ này.

Xem thêm
Cách 2

Một vài suy nghĩ, cảm nhận về bài thơ Thương vợ:

- Người vợ trong tác phẩm là một người phụ nữ tần tảo, vất vả, thương chồng, thương con, …

- Số phận người phụ nữ đáng thương, vất vả.

- …

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trải nghiệm cùng VB trang 34 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định một số từ ngữ, câu văn cho thấy cảm nhận, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn này.

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

“Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị, những gia đình như thế … đổi thay phận vị”

“Không còn đâu cảnh thơ mộng”

“Không còn được ở yên trong một mái nhà… phiền tạp”

“Bươn chải thành số phận của bà”

Xem thêm
Cách 2

Một số từ ngữ, câu văn cho thấy cảm nhận, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn này là:

- Từ ngữ: “Không còn đâu”

- Câu văn: “Không còn đâu cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” nữa. Không còn được ở yên trong một mái nhà - dầu vất vả mà êm đềm thanh thản, bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp.”

- Câu văn: “Mà đó là cuộc đời bươn chải không có kết thúc. Bươn chải đã thành số phận của bà”.

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trải nghiệm cùng VB trang 36 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tác giả so sánh câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bờ sông” nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

So sánh hai câu thơ, ta thấy:

Có sự tương đồng về hình ảnh ẩn dụ “cò” và “thân cò”.

Có sự khác biệt về cách miêu tả: “lặn lội” và “lặn lội bờ sông”.

Mục đích:

Nhấn mạnh nỗi vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ.

Thể hiện sự đồng cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ.

Tô đậm giá trị hiện thực của tác phẩm.

→ So sánh câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bờ sông” là một biện pháp nghệ thuật hiệu quả, góp phần làm cho hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Thương vợ” trở nên sinh động, đầy ấn tượng.

Xem thêm
Cách 2

Tác giả so sánh câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bờ sông” nhằm mục đích nhấn mạnh nỗi vất vả, cực nhục mà bà Tú phải trải qua mỗi ngày và cả một đời.

Xem thêm
Cách 2

Suy ngẫm và phản hồi 1

Trả lời Câu hỏi 1 Suy ngẫm và phản hồi trang 37 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn đầu tiên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và xác định cách trình bày các vấn đề trong bài

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cách trình bày vấn đề khách quan

Cách trình bày vấn đề chủ quan

Thể hiện qua các thông tin, bằng chứng khách quan:

- Đặc điểm gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo (Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo...).

- Đặc điểm bối cảnh xã hội Tây Tàu nhộn nhạo và ảnh hưởng của bối cảnh xã hội ấy đến gia đình (nền tảng của kiểu gia đình ấy đã đến hồi lung lay khi bước vào buổi Tây Tàu nhộn nhạo này ... khi mà đô thị hóa đã làm ra cái cảnh “phố nửa làng" ở đất Vị Xuyên này ... )

- Đặc điểm cuộc đời bà Tú: bươn chải để đợi chồng thành đạt.

Thể hiện qua các từ ngữ, câu văn, hình ảnh cho thấy tình cảm, đánh giá chủ quan:

- Về bối cảnh xã hội và ảnh hưởng của nó đến gia đình bà Tú: "thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo", "không còn đâu cảnh thơ mộng", "không còn được ở yên trong một mái nhà - dầu vất vả mà êm đềm thanh thản" -> Thể hiện thái độ không đồng tình đối với những nhộn nhạo, đảo lộn giá trị của bối cảnh xã hội đương thời.

- Về hình tượng bà Tú: “bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp", “bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt" “bươn chải đã thành số phận của bà" -> Thể hiện tình cảm xót thương, trân trọng đối với bà Tú.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cách trình bày vấn đề khách quan của tác giả là đưa ra các bằng chứng của người vợ trong xã hội cũ là coi trọng danh vị của chồng, hi vọng chồng đỗ đạt để được nhờ, đổi phận.

Cách trình bày vấn đề chủ quan của tác giả là đưa ra lời nhận xét, ý kiến, đánh giá về số phận của bà Tú rằng bà cũng bị cuốn theo số phận – bươn chải đến hết đời.

- Cách trình bày vấn đề khách quan: Tác giả bài viết đưa ra thông tin về nền tảng gia đình của bà Tú và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Đây đều là những thông tin khách quan tạo cơ sở cho lập luận sau đó.

- Cách trình bày vấn đề chủ quan: Từ thông tin về nền tảng gia đình và hoàn cảnh lịch sử, tác giả bài viết đã đưa ra những nhận xét, đánh giá chủ quan của mình và thể hiện sự đồng cảm, xót thương về hoàn cảnh của bà Tú: vì nền tảng gia đình cùng hoàn cảnh xã hội ấy mà bà Tú buộc phải bươn chải mưu sinh, không được hưởng cuộc sống an nhàn, thảnh thơi.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 2

Trả lời Câu hỏi 2 Suy ngẫm và phản hồi trang 37 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản là:

 

- Luận đề: hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ

- Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng:

Luận điểm

Bằng chứng

Lí lẽ

Luận điểm 1: Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo.

- Bằng chứng cho thấy đặc điểm gia đình Nho giáo: không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị, những gia đình như thế người chồng miệt mài đèn sách, còn người vợ nuôi sống gia đình với hi vọng một ngày kia chồng đỗ đạt làm quan, cả họ được nhờ, đổi thay phận vị, ...

- Bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của bối cảnh xã hội đến gia đình: nền tảng kiểu gia đình ấy đến hồi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này ...

- Bằng chứng cho thấy số phận của bà Tú: khi mà đô thị hoá đã làm ra cái cảnh "phố nửa làng" ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt.

Lí giải, đánh giá, nhận xét về cuộc đời bà Tú trong bối cảnh thời đại: Đó là cuộc bươn chải không có kết thúc, bươn chải đã thành số phận của bà.

Luận điểm 2: Hình tượng bà Tú trong hai câu đề (Căn cứ xác định: Chỉ với hai câu đề, hình ảnh bà Tú đã hiện lên như chân dung một cuộc đời, một duyên phận).

- Phần trích dẫn hai câu đề bài thơ.

- Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu đề: "quanh năm", "mom sông", "nuôi đủ năm con với một chồng", "chồng".

- Nhận xét về ý nghĩa hình ảnh thời gian “quanh năm", không gian “mom sông".

- Phân tích bằng chứng để cho thấy gia cảnh "nuôi đủ năm con với một chồng" của bà Tú, thái độ tự mỉa mai của ông Tú.

- Đánh giá chung về hai câu đề “thật xứng đáng là cặp câu hay nhất bài thơ".

Luận điểm 3: Hình tượng bà Tú trong hai câu thực (Căn cứ xác định: Hai câu thực là bà Tú trong không gian xã hội, giữa cảnh chợ đời, là con người công việc: đảm đang tháo vát, thương khó tảo tần).

- Phần trích dẫn hai câu thực của bài thơ.

- Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu thực: “lặn lội thân cò" "quãng vắng", "eo sèo".

- Các bằng chứng dẫn ra từ ca dao để so sánh: “Cái cò lặn lội bờ sông", "Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non".

- So sánh hình ảnh bà Tú với "cái cò" trong ca dao xưa để cho thấy sự nhẫn nại, cam chịu của bà Tú.

- Phân tích hoàn cảnh lao động ("quãng vắng", "eo sèo") để làm bật lên những vất vả, bươn chải bà Tú phải chịu.

Luận điểm 4: Hình tượng bà Tú trong hai câu luận (Căn cứ xác định: hai câu luận lại chính là bà Tú trong quan hệ với gia đình ... thảo hiền nhu thuận).

- Phần trích dẫn hai câu luận của bài thơ.

- Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu luận: “âu đành phận", "dám quản công".

- Phân tích bằng chứng để cho thấy thái độ chín chắn, độ lượng của bà Tú trước duyên phận và gia cảnh.

- Từ cặp câu luận, khái quát hình tượng bà Tú với ý nghĩa con người bổn phận, giàu đức hi sinh cao cả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 3

Trả lời Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 37 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng nào nhất? Lí lẽ và bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định lí và bằng chứng ấn tượng nhất với em.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Em ấn tượng nhất với lí lẽ và bằng chứng ở luận điểm 3 có tác dụng làm rõ luận đề về hình tượng người vợ. Tác giả đã đưa ra hình ảnh cò trong ca dao, một thân cò lặn lội để rồi đúc kết thành hình tượng người vợ lam lũ, bình dị. Chính điều đó đã tạo nên một con người bổn phận, sống trọn cho gia đình, hi sinh cho chồng con. Không ai khác chính là bà Tú.

Xem thêm
Cách 2

Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng 1: Nền tảng gia đình và thời buổi Tây Tàu buộc bà Tú phải bươn chải, “Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng” nhất bởi nó cung cấp thêm những thông tin về hoàn cảnh lịch sử- yếu tố khách quan đẩy bà Tú vào hoàn cảnh vất vả và khó khăn.

Xem thêm
Cách 2

Suy ngẫm và phản hồi 4

Trả lời Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 37 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là "cặp câu hay nhất bài thơ". Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản để trả lời

Lời giải chi tiết:

Cách 1

tương phản.

+ Hai chữ quanh năm chỉ về độ dài thời lượng, gợi ra vòng vô kì hạn lặp đi lặp của thời gian à gợi thời gian tuần hoàn

+ Hai chữ mom sông vẽ ra một không gian hẹp, một nơi chông chênh, nguy hiểm.

Nghệ thuật tương phản là lấy không gian đặt cạnh thời gian. Tưởng chừng như tương phản vì một thế đất nhỏ đối với một thời gian tuần hoàn nhưng chính điều ấy lại tương hợp một cách kì lạ. Khiến câu thơ như tô đậm gánh nặng bươn chải cuộc sống của bà.

Xem thêm
Cách 2

Em rất đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết vì thông qua hai câu thơ này, chúng ta không chỉ thấy được hoàn cảnh gia đình, số phận trớ trêu, vất vả, tủi cực của bà Tú mà ta còn cảm nhận được sự cay đắng của ông Tú cùng nỗi niềm xót thương mà ông dành cho người vợ của mình.

Xem thêm
Cách 2

Suy ngẫm và phản hồi 5

Trả lời Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 37 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Theo em  “suốt đời hi sinh cho chồng cho con“ có phải là bổn phận của người phụ nữ? Hãy tìm những ví dụ trong thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ ý kiến của mình.

Phương pháp giải:

Vận dụng các bằng chứng trong cuộc sống để làm sáng tỏ ý kiến 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Theo em, hi sinh cho chồng cho con không phải là bổn phận của người phụ nữ.

Quan niệm xưa cho rằng người phụ nữ phải sống trọn với nhà chồng, thương yêu con cái, hi sinh hết mình vì chồng vì con.

Trong xã hội hiện nay, quan niệm ấy đã được thay đổi. Người phụ nữ có thể lựa chọn có hoặc không hi sinh cho chồng cho con. Họ đã ý thức được bản thân của mình, nhận ra những giá trị to lớn của mình, những điều đáng ra mình được công nhận, vị thế xã hội.  Họ cũng ra ngoài tìm kiếm việc làm, phát triển bản thân của mình không còn dựa dẫm vào người chồng.

Ví dụ:

Dương Lệ Bình sinh năm 1958, gây tiếng vang trong làng múa quốc tế với điệu chim công. Bà được coi là quốc bảo của Trung Quốc.

Bà đã không lấy chồng sinh con, quyết tâm theo đuổi đam mê của mình trong cả cuộc đời.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Đức hi sinh là một phẩm chất tốt đẹp và đáng trân trọng, hiểu được điều đó, ta cần biết on, ghi nhận sự hi sinh của những người phụ nữ quanh ta.

- Tuy vậy, đức hi sinh không nên là bổn phận (có tính bắt buộc), và không nên là sự bắt buộc riêng của phụ nữ. Bởi vì bản chất giá trị của sự hi sinh là tự nguyện, nếu bắt buộc thì nó sẽ biến thành gánh nặng và mang đến khổ đau, bất hạnh.

Theo em “suốt đời hi sinh cho chồng cho con” không phải là bổn phận của người phụ nữ mà đó là tình yêu thương, sự tự nguyện trao đi tình yêu thương ấy mà người phụ nữ dành cho những người mà họ trân trọng. Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều người phụ nữ tần tảo, thảo hiền, hết lòng hi sinh cho chồng con mình, nhưng cũng có những người phụ nữ bên cạnh việc hi sinh cho người thương, họ còn học thêm cách yêu thương bản thân mình, chỉ đơn giản vì điều đó khiến cho họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Chẳng hạn như á hậu Mâu Thủy, thay vì cai sữa cho con khi con đủ 19 tháng như bao đứa trẻ khác thì cô chọn cho con cai sữa mẹ khi mới chỉ 6 tháng tuổi bởi cô nhận thấy bản thân mình cũng cần được yêu thương và chăm chút.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.4 trên 18 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí