Soạn văn 8, ngữ văn 8 cánh diều Bài 3: Văn bản thông tin

Soạn bài Sao băng SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - chi tiết


Vì sao văn bản này được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản thuyết minh về sao băng, giúp người đọc có thêm hiểu biết về sao băng và những thông tin hữu ích.

Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vì sao văn bản này được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Phương pháp giải:

Đọc phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 3

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đây là một văn bản thông tin giải thích một hiện tượng vì văn bản tập trung nêu lên và trả lời các câu hỏi bằng những kiến thức có cơ sở khoa học về một hiện tượng tự nhiên.

Xem thêm
Cách 2

Văn bản này được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên vì văn bản đưa ra giải thích, giải đáp các thắc mắc bằng những kiến thức khoa học cơ sở về một hiện tượng tự nhiên.

Xem thêm
Cách 2

Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hiện tượng tự nhiên được giới thiệu là hiện tượng nào?

Phương pháp giải:

Nhìn vào nhan đề và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hiện tượng tự nhiên được giới thiệu trong văn bản là sao băng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Hiện tượng sao băng.

Hiện tượng tự nhiên được giới thiệu là hiện tượng sao băng (hay sao sa, sao đổi ngôi).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 3

Câu 3 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chia bố cục.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bố cục: 6 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “trên lục địa”): Giới thiệu về sao băng

- Phần 2 (tiếp đến “mưa sao băng”): Nguyên nhân xuất hiện mưa sao băng

- Phần 3 (tiếp đến “ngày tháng chính xác”): Chu kì của sao băng

- Phần 4 (tiếp đến “khá thuận lợi […]”): Cách để xem sao băng

- Phần 5 (tiếp đến “cơ sở khoa học”): Điềm báo khi sao băng rơi

- Phần 6 (còn lại): Cách ước khi có sao băng

Xem thêm
Cách 2

+ Bố cục văn bản gồm 3 phần:

Phần 1 (từ đầu đến …hố lòng chảo sâu trên lục địa): giới thiệu và lí giải hiện tượng sao băng.

Phần 2 (tiếp đến …mưa sao băng khá thuận lợi): nguyên do xuất hiện và sự hình thành hiện tượng sao băng và mưa sao băng.

Phần 3 (phần còn lại): những điều kì thú khi sao băng rơi.

Xem thêm
Cách 2

Chuẩn bị 4

Câu 4 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

Phương pháp giải:

Đọc phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 3

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn bản triển khai thông tin theo quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Xem thêm
Cách 2

Văn bản triển khai thông tin theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, nhằm trả lời cho các câu hỏi đề mục trong văn bản (Sao băng là gì? Tại sao lại có mưa sao băng? Sao băng, mưa sao băng xuất hiện có chu kì không?...)

Xem thêm
Cách 2

Chuẩn bị 5

Câu 5 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Qua văn bản, em hiểu thêm những gì về hiện tượng được giới thiệu?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn bản giúp em hiểu thêm về nguồn gốc của hiện tượng sao băng, mưa sao băng và chu kì của chúng, bên cạnh đó là một số quan niệm dân gian về sao băng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Em hiểu thêm về nguồn gốc, chu kì, một số quan niệm dân gian về sao băng.

Qua văn bản, em đã biết thêm được những thông tin bổ ích như: lí giải nguyên nhân có mưa sao băng, chu kì xuất hiện của chúng và cách ước nguyện khi chúng xuất hiện như thế nào mà trước giờ em vẫn luôn thắc mắc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 6

Câu 6 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc trước văn bản Sao băng và tìm hiểu thêm về hiện tượng tự nhiên này từ các nguồn thông tin khác nhau.

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm về hiện tượng sao băng

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Một số thông tin tìm hiểu thêm về sao băng: Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do ma sát, tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ không khí ở đây rất loãng).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển).

- Một số thông tin thêm về hiện tượng sao băng:

+ Quan niệm của con người về điềm báo sao băng: Cách đây hơn 2.000 năm, người Hy Lạp đã nhìn thấy sao băng và có những ghi chép về hiện tượng kỳ bí này. Tuy nhiên, những quan niệm về ý nghĩa sao băng vào thời điểm đó vẫn chưa xuất hiện. Thậm chí, nhà bác học Aristotle (384 - 322 TCN) còn sử dụng những lập luận khoa học để truy tìm ra nguồn gốc của sao băng. Theo ông, sao băng đơn thuần chỉ là kết quả tương tác giữa gió, đất, bụi, tạo ra các vệt lửa trên bầu trời tương tự như sấm sét.

 Mãi cho đến thời kỳ La Mã, những quan niệm tâm linh mới xuất hiện và được gắn với hiện tượng này. Họ cho rằng mỗi ngôi sao trên bầu trời là một ngọn nến được các thiên thần thắp sáng, tượng trưng cho sinh mạng của một con người. Khi một ngôi sao rơi xuống cũng đồng nghĩa với việc có một người vừa mất đi. Do đó, sao băng còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên của hiện tượng này là vào thời gian con tàu Titanic huyền thoại chìm xuống đáy đại dương cũng đã xuất hiện một cơn mưa sao băng. Ngoài ra, một số người còn nghĩ rằng hiện tượng sao băng xuất hiện có thể là do phù thủy làm phép. Chính vì thế mà cũng có nhiều quan điểm cho rằng sao băng tượng trưng cho điềm báo xấu, tương tự như sao chổi. Đối với người phương Đông, sao băng gắn liền với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong đó,  người Trung Quốc cho rằng sao băng tượng trưng cho rồng hạ thế hay sứ giả của trời được phái xuống trần gian. Còn với người Trung Á, sao băng đôi khi là điềm báo cho thảm họa nhưng thỉnh thoảng cũng có thể là sự giàu có. Tuy nhiên, quan niệm về ý nghĩa của sao băng được nhiều người biết đến nhất là chúng tượng trưng cho điều ước. Nếu bạn ước nguyện một điều gì đó vào lúc có sao băng rơi, điều ước ấy sẽ thành hiện thực.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 7

Câu 7 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em đã thấy hiện tượng sao băng chưa? Em nghĩ gì về hiện tượng này? Hãy chuẩn bị để chia sẻ với bạn khi học bài này.

Phương pháp giải:

Trả lời câu hỏi theo ý hiểu và trải nghiệm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Em chưa từng được nhìn thấy sao băng nhưng chắc hẳn sao băng rất đẹp. Em rất mong muốn một lần được nhìn thấy sao băng để có thể ước những điều mình mong muốn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Em chưa từng được nhìn thấy sao băng nhưng chắc hẳn sao băng rất đẹp.

Em chưa từng chứng kiến hiện tượng sao băng. Tuy vậy, em đã từng được xem hiện tượng này rất nhiều trên các chương trình khoa học và trong các bộ phim. Theo em, hiện tượng này xuất hiện như một điều xảy ra trong tự nhiên, tuy nhiên nó cũng mang một ý nghĩa tâm linh nhằm lí giải cho những cầu nguyện, mong ước của con người trong cuộc sống.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đoạn sa pô này cho biết những gì?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn sapo

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đoạn sapo giới thiệu khái quát về sao băng, đặt câu hỏi về sự hiểu biết của người đọc với nó, từ đó khơi gợi người đọc nội dung của văn bản.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Giới thiệu khái quát về sao băng

Đoạn sa pô đưa ra hàng loạt những câu hỏi xoay quanh hiện tượng sao bằng nhằm dẫn dắt người đọc đến nội dung chính của văn bản.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Các đề mục in đậm nghiêng khác để mục in đậm trước đó ở chỗ nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đề mục in đậm là đoạn sa pô dẫn dắt vào nội dung chính của văn bản. Còn đề mục in đậm nghiêng là các câu hỏi được đặt ra để nội dung sau đó lí giải.

Xem thêm
Cách 2

Các đề mục in đậm nghiêng là những câu hỏi chính, giúp người đọc nắm rõ được các thông tin, kiến thức khoa học sẽ được diễn giải cụ thể trong từng phần đó về hiện tượng sao băng.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chú ý các nguyên nhân xuất hiện mưa sao băng.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn chú ý đến các nguyên nhân xuất hiện mưa sao băng

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Sao chổi là nguyên nhân xuất hiện sao băng.

- Nếu một ngôi sao chổi bay qua Trái Đất, các bụi và khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ - mưa sao băng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sao chổi là nguyên nhân xuất hiện sao băng.

Lí do xuất hiện mưa sao băng: Sao chổi là nguyên nhân chính xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời với quỹ đạo hình hyperbol hoặc elip dẹp. Khi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Khi ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện nhiều sao băng nhỏ - mưa sao băng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nội dung chính của phần này là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nội dung chính của phần này là “chu kì xuất hiện của sao băng và mưa sao băng”.

Xem thêm
Cách 2

Nội dung chính phần này cung cấp thông tin về tần suất xuất hiện của sao băng và mưa sao băng.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 5

Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Khi nào khó xem được sao băng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn tương ứng với câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Việc quan sát sao băng sẽ khó khăn bởi mây, thời tiết, độ ô nhiễm của không khí,...

Xem thêm
Cách 2

Khi trời quá nhiều mây, thời tiết, độ ô nhiễm của không khí cao, hoặc quá nhiều ánh sáng thì chúng ta khó có thể xem được sao băng.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 6

Câu 6 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Người viết có tin vào điềm xấu hoặc điềm lành khi thấy sao băng không?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản tương ứng với câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Người viết không tin vào điềm xấu/ điềm lành khi thấy sao băng.

Xem thêm
Cách 2

Người viết không tin vào điểm xấu khi thấy sai băng bởi đây đều là những quan điểm không có cơ sở khoa học, tất cả chỉ mang đậm tính chất duy tâm.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 7

Câu 7 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vì sao người ta lại ước khi nhìn thấy sao băng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản tương ứng với câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Vì người ta tin rằng nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó khi nhìn thấy sao băng thì điều ước đó sẽ trở thành sự thật.

Xem thêm
Cách 2

Người ta lại ước khi nhìn thấy sao băng là vì họ tin rằng khi họ ước thì điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Những thông tin chính mà văn bản Sao băng cung cấp là gì? Em dựa vào đâu để nhận biết nhanh các thông tin ấy?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, chú ý các đề mục in nghiêng đậm.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn bản cung cấp các thông tin về sao băng, mưa sao băng (nguyên nhân xuất hiện, chu kì, cách quan sát, quan niệm về sao băng).

Dựa vào các đề mục in nghiêng đậm ở đầu mỗi đoạn văn để nhận biết nhanh các thông tin.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Dựa vào các đề mục in nghiêng đậm ở đầu mỗi đoạn văn cho thấy văn bản cung cấp các thông tin về sao băng, mưa sao băng.

- Những thông tin chính mà văn bản Sao băng cung cấp:

+ Giới thiệu và lí giải nguồn gốc của hiện tượng sao băng.

+ Trình bày những kiến thức khoa học cơ sở về sao băng và mưa sao băng: lí do xuất hiện, chu kì xuất hiện và cách xem được chúng.

+ Những sự thật khi sao băng rơi và cách ước khi có sao.

- Em dựa vào những đề mục câu hỏi in đậm nghiêng trong văn bản để nhận biết nhanh được các thông tin ấy.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo cách nào? Tóm tắt các thông tin chính trong văn bản Sao băng bằng một sơ đồ tư duy.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 3

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tác giả đặt câu hỏi cho từng phần và lí giải nó. Tác giả đi từ việc cung cấp thông tin khoa học đã được xác thực về sao băng (lí giải sao băng là gì, lí do nó xuất hiện, chu kì và cách theo dõi nó) đến đưa ra thông tin về quan niệm tâm linh (quan niệm điềm gở, quan niệm mang đến may mắn của sao băng).

- Sơ đồ tóm tắt:

Xem thêm
Cách 2

- Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong bài theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: đưa ra các đề mục câu hỏi và diễn giải nội dung trong từng phần đó.

- Tóm tắt các thông tin bằng sơ đồ tư duy:

Soạn bài Sao băng | Hay nhất Soạn văn 8 Cánh diều

 

 

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Sao băng và mưa sao băng khác nhau thế nào? Theo bài viết, vì sao có sao băng và mưa sao băng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sao băng là những tia lửa thoáng qua trên bầu trời, là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào Trái Đất. Trong khi đó thì mưa sao băng là do sao chổi tạo ra. Nếu một ngôi sao chổi đi qua trái đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyền làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ - mưa sao băng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

 

Lí giải

Lí do xuất hiện

Sao băng

Là những tia lửa thoáng qua trên bầu trời

Là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào Trái Đất

Mưa sao băng

Là do sao chổi tạo ra

Nếu một ngôi sao chổi đi qua trái đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyền làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ - mưa sao băng

- Sự khác nhau của sao băng và mưa sao băng:

+ Sao băng: là những tia lửa thoáng qua trên bầu trời, là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển của Trái Đất.

+ Mưa sao băng: nguyên nhân chính là do sao chổi. Khi sao chổi chuyển động gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ, tạo thành mưa sao băng.

- Khi các thiên thạch, mảnh vỡ của các sao chổi cũ, mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh va chạm với nhau, chúng xuyên qua khí quyển với vận tốc lớn khoảng 100 000 km/h và tạo nên sao băng và mưa sao băng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Có nhiều cách nhìn nhận về hiện tượng sao băng. Dựa vào nội dung văn bản, em hãy nêu cách hiểu của em về hiện tượng này.

Phương pháp giải:

Trả lời theo cách hiểu của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sao băng là một hiện tượng hiếm gặp, sao băng xuất hiện rất nhanh. Người xưa quan niệm mỗi ngôi sao đại diện cho một sinh mệnh, họ cho rằng sao băng là hiện tượng sao rơi khỏi trời, sẽ mang đến điềm báo xấu. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, sao băng là một hiện tượng đẹp mang đến may mắn. Nó cũng đại diện cho tình yêu đôi lứa. Nhìn chung có nhiều cách quan niệm của người xưa xoay quanh hiện tượng sao băng nhưng chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó.

Xem thêm
Cách 2

Dựa vào nội dung văn bản, theo em hiểu, hiện tượng này xảy ra khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện điều gì? Vì sao lại ước nguyện điều đó?

Phương pháp giải:

Trả lời theo mong muốn của bản thân

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nếu được thấy sao băng, em sẽ ước mọi người trên thế giới đều được sống hạnh phúc, vì em mong muốn ai cũng có hạnh phúc khi được sống trên đời.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện rằng mỗi lần sau băng rơi thay vì cướp đi một sinh mạng trên Trái Đất, sao băng hãy mang tới sự sống một lần nữa tới những con người thiếu may mắn đó. Em mong muốn như vậy vì em thấu hiểu được những người sống còn lại đã từng đau buồn như thế nào khi chứng kiến sự ra đi của chính người thân mình.

Nếu nhìn thấy sao băng, em ước bố mẹ mình có sức khỏe dồi dào. Vì đối với em, bố mẹ là những người yêu thương em nhất, luôn quan tâm và chăm sóc em, em rất yêu bố mẹ mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, vì sao văn bản Sao băng lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn bản Sao băng được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì sao băng là một hiện tượng thiên nhiên và văn bản đã cung cấp một lượng lớn thông tin dựa trên cơ sở khoa học, chi tiết về hiện tượng sao băng cho người đọc.

Xem thêm
Cách 2

Theo em, văn bản Sao băng được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì văn bản đưa ra giải thích, giải đáp các thắc mắc bằng những kiến thức khoa học cơ sở về hiện tượng sao băng.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.2 trên 11 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí