Soạn văn 9 cánh diều, Soạn văn lớp 9 hay nhất Bài 7. Thơ tám chữ và thơ tự do

Soạn bài Quê hương SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều


Ai là người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 37 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Ai là người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, chú ý đến chủ thể trữ tình của bài thơ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là tác giả.

Xem thêm
Cách 2

Tác giả là người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 37 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Xác định vần và nhịp của các dòng thơ.

Phương pháp giải:

Cách 1

Đọc văn bản, chú ý vần và nhịp sau đó đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Câu

Nhịp

Vần

1

3/5

 

2

3/5

vần chân

3

3/2/3

4

3/5

vần chân

5

3/5

6

3/5

vần chân

7

3/5

8

3/5

 

9

3/5

 

10

3/2/3

 

11

3/5

 

12

3/2/3

vần chân

13

3/5

14

3/5

vần chân

15

3/2/3

16

3/5

 

17

3/5

 

18

3/2/3

 

19

3/5

 

20

3/2/3

 

Xem thêm
Cách 2

Nhịp thơ đa số là nhịp 3/5 hoặc 3/2/3

Vần chân là chủ yếu.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 37 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Chú ý các từ ngữ khắc họa hình ảnh con người và con thuyền

Phương pháp giải:

Chú ý các khổ thơ có chứa từ ngữ khắc họa hình ảnh con người và con thuyền

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Từ ngữ khắc họa hình ảnh con người: ồn ào, tấp nập

Từ ngữ khắc họa hình ảnh con thuyền: im bến mỏi trở về nằm, chất muối thấm trong thớ vỏ

Xem thêm
Cách 2

Hình ảnh con người: ồn ào, tấp nập

Hình ảnh con thuyền: im bến mỏi trở về nằm, chất muối thấm trong thớ vỏ

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 38 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Xa quê hương, tác giả nhớ những gì?

Phương pháp giải:

Chú ý từ ngữ biểu lộ tình cảm của tác giả

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Xa cách quê hương, tác giả nhớ màu nước biển, cá bạc, chiếc buồm, con thuyền, cái mùi nồng mặn của làng chài ven biển.

Xem thêm
Cách 2

Tác giả nhớ: màu nước biển, cá bạc, chiếc buồm, con thuyền, cái mùi nồng mặn của làng chài ven biển.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 1

Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 38 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Xác định bố cục của bài thơ Quê hương và nêu nội dung chính của mỗi phần

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, phân chia bố cục phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bố cục: 4 phần

+ Phần 1 (2 câu đầu): giới thiệu chung về làng quê.

+ Phần 2 (6 câu sau): cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

+ Phần 3 (8 câu tiếp): cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.

+ Phần 4 (4 câu còn lại): nỗi nhớ quê hương của tác giả.

Xem thêm
Cách 2

- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.

- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá

- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.

- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 2

Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 38 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Nêu cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ. Cảm hứng đó được thể hiện rõ nhất ở câu hoặc đoạn thơ nào trong bài?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, cảm hứng chủ đạo của văn bản xuất hiện trong bố cục chỉnh thể của bà thơ, đó là dòng cảm xúc xuyên suốt

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ: tình yêu quê hương tha thiết.

- Cảm hứng đó được thể hiện rõ nhất ở câu: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!, thuộc đoạn thơ cuối ở trong bài.

Xem thêm
Cách 2

Cảm hứng chủ đạo là tình yêu quê hương tha thiết được thể hiện rõ nhất ở câu: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!".

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 3

Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 38 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

a) Hãy miêu tả lại hình ảnh quê hương trong bài thơ bằng lời văn của em.

b) Cảnh những con thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến được tác giả miêu tả như thế nào? Hình ảnh người dân và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a. Bằng ngòi bút tinh tế của mình, nhà thơ Tế Hanh đã khắc họa nên bức tranh quê hương thanh bình và lãng mạn. Làng chài lưới hiện lên trong khung cảnh khoáng đạt và thơ mộng bởi có ánh bình minh của buổi sớm mai. Đoàn thuyền lại khởi hành cho một chuyến ra khơi đầy ắp cá. Chiếc thuyền khỏe khoắn, căng buồm trước gió đã cho thấy hình ảnh của những con người hăng say lao động. Và quả thật họ trở về đầy hân hoan và náo nhiệt khi những con thuyền ghe đã đầy cá. Ngư dân với làn da ngăm rám nắng đã trở thành nét đặc trưng của làng chài nơi đây. Một tâm hồn lãng mạn luôn hướng về quê hương đã được nhà thơ Tế Hanh thể hiện rõ nét. Ông nhớ về màu nước xanh, con cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ hình ảnh con thuyền rẽ sóng ra khơi. Tất cả đã làm nên “mùi nồng mặn” của quê nhà.

b.

Hình ảnh con thuyền ra khơi

Cảnh đón thuyền cá về bến

- Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

- Biện pháp tu từ: so sánh (chiếc thuyền hăng như con tuấn mã, cánh buồm như mảnh hồn làng)

- Biện pháp tu từ nhân hóa: cánh buồm rướn thân trắng

-> Bức tranh lao động đầy hứng khởi cùng với sự khỏe khoắn, dạt dào sức sống.

 

- Ngày hôm sau ồn ào.

- Nhờ ơn trời cá đầy ghe.

- Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

-> Cuộc sống lao động vui tươi, rộn ràng, đầm ấm

- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

- Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

-> Sự mãn nguyện sau những ngày lao động vất vả.

 

Hình ảnh người dân khi đoàn thuyền ra khơi

Hình ảnh người dân khi đoàn thuyền trở về

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: con thuyền cũng như linh hồn của người dân làng chài -> tươi mới, tràn đầy sức sống, hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu.

- Người dân tấp nập, hớn hở với thành quả ra khơi.

- Hình ảnh người dân làng chài: ngăm rám nắng, nồng thở vị xa xăm.

- Vị xa xăm: vị của biển khơi, của muối, của gió.

- Biện pháp ẩn dụ: hình ảnh con thuyền sau chuyến ra khơi tượng trưng cho hình ảnh người dân làng chài tự cảm nhận được thân thể mình sau một ngày lao động vất vả.

-> sự khỏe mạnh, tinh thần đầy sức sống, đậm chất miền biển.

Xem thêm
Cách 2

a. Bằng ngòi bút tinh tế của mình, nhà thơ Tế Hanh đã khắc họa nên bức tranh quê hương thanh bình và lãng mạn. Làng chài lưới hiện lên trong khung cảnh khoáng đạt và thơ mộng bởi có ánh bình minh của buổi sớm mai. Đoàn thuyền lại khởi hành cho một chuyến ra khơi đầy ắp cá. Chiếc thuyền khỏe khoắn, căng buồm trước gió đã cho thấy hình ảnh của những con người hăng say lao động. 

b. 

Hình ảnh con thuyền ra khơi :

- Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

- Biện pháp tu từ: so sánh (chiếc thuyền hăng như con tuấn mã, cánh buồm như mảnh hồn làng)

- Biện pháp tu từ nhân hóa: cánh buồm rướn thân trắng

-> Bức tranh lao động đầy hứng khởi cùng với sự khỏe khoắn, dạt dào sức sống.

Cảnh đón thuyền cá về bến:

- Ngày hôm sau ồn ào.

- Nhờ ơn trời cá đầy ghe.

- Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

-> Cuộc sống lao động vui tươi, rộn ràng, đầm ấm

- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

- Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

-> Sự mãn nguyện sau những ngày lao động vất vả.

Hình ảnh người dân khi đoàn thuyền ra khơi :

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: con thuyền cũng như linh hồn của người dân làng chài -> tươi mới, tràn đầy sức sống, hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu.

Hình ảnh người dân khi đoàn thuyền trở về :

-Người dân tấp nập, hớn hở với thành quả ra khơi.

- Hình ảnh người dân làng chài: ngăm rám nắng, nồng thở vị xa xăm.

- Vị xa xăm: vị của biển khơi, của muối, của gió.

- Biện pháp ẩn dụ: hình ảnh con thuyền sau chuyến ra khơi tượng trưng cho hình ảnh người dân làng chài tự cảm nhận được thân thể mình sau một ngày lao động vất vả.

-> sự khỏe mạnh, tinh thần đầy sức sống, đậm chất miền biển.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 4

Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 38 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Nêu cảm nhận của em về bốn dòng thơ cuối. Từ đó, hãy phát biểu chủ đề và nêu tư tưởng của tác giả.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bốn dòng thơ cuối, chú ý yêu cầu đề bài, đưa ra lời giải phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bốn dòng thơ cuối là tình cảm nhớ thương của tác giả đối với quê hương làng biển của mình. Khi xa quê, nhà thơ nhớ tới màu nước xanh của biển, nhớ những con cá bạc, nhớ chiếc buồm vôi và nhớ con thuyền mơ hồ thấp thoáng. Tất cả đã tạo nên một nỗi nhớ đọng lại mùi vị đặc trưng “mùi nồng mặn”. Cái mùi nồng mặn ấy chính là hương vị của quê hương đã gắn bó sâu lặng với nhà thơ trong suốt cuộc đời của mình.

- Chủ đề: nỗi nhớ quê hương da diết của một người con xa xứ.

- Tư tưởng: niềm tự hào, tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển của tác giả.

Xem thêm
Cách 2

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khỏe khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

- Chủ đề: nỗi nhớ quê hương da diết của một người con xa xứ.

- Tư tưởng: niềm tự hào, tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển của tác giả.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 5

Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 38 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ Quê hương? Vì sao? Chỉ ra điểm giống và khác nhau nổi bật nhất giữa bài thơ Quê hương với một bài thơ khác viết cùng đề tài mà em biết.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ đưa ra lí giải phù hợp về hình ảnh em thích nhất.  So sánh điểm giống và khác nhau của bài thơ Quê hương với một bài thơ khác viết cùng đề tài

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Em thích nhất là hình ảnh “cái mùi nồng mặn” bởi đó là mùi mồ hôi của những người dân làng biển. Ngoài ra đó còn là mùi của nắng, của gió. Tất cả đã tạo nên một thứ mùi đặc trưng của làng chài nơi đây. Và hơn hết nó còn được cảm nhận bằng tấm lòng thương nhớ của người con xa quê.

- So sánh với bài thơ Quê hương của tác giả Đỗ Trung Quân

 

Quê hương - Tế Hanh

Quê hương - Đỗ Trung Quân

Giống nhau

- Cùng viết về đề tài quê hương với một tình cảm gắn bó sâu sắc.

Khác nhau

- Quê hương là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước, dân làng sống bằng nghề chài lưới.

- Nỗi nhớ quê hương nồng nàn, da diết được thốt ra từ trái tim của một người con xa quê.

- Quê hương là nơi gắn liền với những gì dân dã, mộc mạc: chùm khế ngọt, đường đi học, con diều, con đò nhỏ, cầu tre, …

- Lời khuyên, nhắn nhủ sâu sắc đến mọi người hãy luôn nhớ về nguồn cội, dù đi đâu cũng phải luôn khắc ghi bởi quê hương đã nuôi dưỡng, giáo dục ta nên người.

Xem thêm
Cách 2

- Em thích nhất là hình ảnh “cái mùi nồng mặn” bởi đó là mùi mồ hôi của những người dân làng biển. Ngoài ra đó còn là mùi của nắng, của gió. Tất cả đã tạo nên một thứ mùi đặc trưng của làng chài nơi đây. Và hơn hết nó còn được cảm nhận bằng tấm lòng thương nhớ của người con xa quê.

- So sánh với bài thơ Quê hương của tác giả Đỗ Trung Quân

Giống nhau: Cùng viết về đề tài quê hương với một tình cảm gắn bó sâu sắc.

Khác nhau:

- Quê hương - Tế Hanh là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước, dân làng sống bằng nghề chài lưới.

- Nỗi nhớ quê hương nồng nàn, da diết được thốt ra từ trái tim của một người con xa quê.

- Quê hương - Đỗ Trung Quân  là nơi gắn liền với những gì dân dã, mộc mạc: chùm khế ngọt, đường đi học, con diều, con đò nhỏ, cầu tre, …

- Lời khuyên, nhắn nhủ sâu sắc đến mọi người hãy luôn nhớ về nguồn cội, dù đi đâu cũng phải luôn khắc ghi bởi quê hương đã nuôi dưỡng, giáo dục ta nên người.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 6

Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 38 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Bài thơ khơi gợi trong em tình cảm gì đối với nơi em đã sinh ra và lớn lên? (Trả lời bằng một đoạn văn khoảng 10 - 12 dòng).

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bài thơ gợi cho em tình yêu và lòng biết ơn quê hương bởi đây không chỉ là nơi em sinh ra và lớn lên mà còn nuôi dưỡng và giáo dục em nên người. Trong kí ức tuổi thơ, quê hương gắn liền với những trò chơi dân gian độc đáo: ô ăn quan, chơi chuyền, rồng rắn lên mây,.... Đó là tiếng ru của mẹ, là lời kể của bà, là giếng nước, gốc đa, tất cả đã tạo nên một tuổi thơ đáng nhớ. Dường như tuổi thơ của em đã trở nên thú vị hơn nhờ những nét đặc trưng độc đáo mà chỉ có quê hương mới đem lại điều đó. Trải qua hàng chục năm, hình bóng quê hương cũng có nhiều thay đổi nhưng mỗi lần trở về, em đều cảm thấy bâng khuâng và rạo rực. Quê hương sẽ mãi in đậm trong tâm trí vì đây không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn mà còn là nơi vun đắp cho em tình yêu, niềm hi vọng để vững bước tương lai.

Xem thêm
Cách 2

Bài viết về quê hương đã khơi gợi trong em những cảm xúc sâu lắng về tình yêu và lòng biết ơn quê hương. Bài viết đã vẽ nên một bức tranh quê hương vô cùng sống động và thân thương. Đó là nơi em sinh ra, lớn lên, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và nuôi dưỡng tâm hồn em nên người. Bài viết đã sử dụng những ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng lại chứa đựng những cảm xúc chân thành, sâu lắng. Qua bài viết, em muốn nhắn nhủ mọi người hãy luôn trân trọng và yêu quý quê hương của mình. Quê hương là cội nguồn, là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta và cho ta những bài học quý giá về cuộc sống. Hãy luôn ghi nhớ và gìn giữ những giá trị tốt đẹp của quê hương để quê hương ngày càng phát triển và ngày càng đẹp hơn.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí