Soạn bài Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều


Chú ý cách nêu vấn đề của người viết.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Tác phẩm trình bày ý kiến của mình vừa chủ quan vừa mang tính khách quan khi nhìn nhận lại truyện "Chuyện người con gái Nam Xương". Cho chúng ta những suy nghĩ mới mẻ, độc đáo về cái nhìn mới lạ

Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 109 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Chú ý cách nêu vấn đề của người viết.

Phương pháp giải:

Đọc phần 1, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác giả dẫn dắt vấn đề một cách trực tiếp, nhưng vẫn khéo léo đề cập đến sự khác biệt của bài viết này khiến người đọc bị thu hút.

Xem thêm
Cách 2

Người viết nêu vấn đề trực tiếp

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 109 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Theo tác giả, cái “độc đáo”, “cao siêu” của truyện là gì?

Phương pháp giải:

Đọc phần 2, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cái “độc đáo”, “cao siêu” của truyện là cái mong mong vô cùng mong manh, mong manh tới độ với tư duy thông thường, trên thế gian này, chẳng ai có thể nghĩ tới.

Xem thêm
Cách 2

Cái độc đáo, cái cao siêu của truyện là đề cập đến vấn đề hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 109 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Các chi tiết được phân tích là những chi tiết nào?

Phương pháp giải:

Đọc phần 2, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chi tiết được phân tích là: cái bóng của Vũ Nương. Vì cái bóng đó đã khiến cuộc đời Vũ Nương tan nát.

Xem thêm
Cách 2

Chi tiết: cái bóng của Vũ Nương

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 110 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Người viết so sánh Chuyện người con gái Nam Xương với Truyện Kiều để làm rõ điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc phần 2, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Người viết so sánh Chuyện người con gái Nam Xương với Truyện Kiều để làm rõ số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Xem thêm
Cách 2

Làm rõ số phận bất hạnh, đau khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 110 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Người viết đã bác bỏ những ý kiến nào trong phần này?

Phương pháp giải:

Đọc phần 2, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Người viết đã bác bỏ những ý kiến:

- Sự tan nát hạnh phúc là do chế độ nam nữ bất bình đẳng.

- Vũ Nương tan nát hạnh phúc vì chiến tranh.

Xem thêm
Cách 2

Người viết đã bác bỏ ý kiến: nhiều người cho rằng sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương là do chế độ nam nữ bất bình đẳng.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 6

Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 111 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Ý nghĩa của việc nhắc lại câu đã nêu ở phần mở đầu này là gì?

Phương pháp giải:

Đọc phần 3, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Ý nghĩa của việc nhắc lại câu đã nêu ở phần 1 là để nhấn mạnh sự mong manh trong hạnh phúc của người phụ nữ.

Xem thêm
Cách 2

Ý nghĩa: nhấn mạnh sự mong manh trong hạnh phúc của người phụ nữ.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 7

Trả lời Câu hỏi 7 Đọc hiểu trang 112 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Người viết nhận xét, đánh giá truyện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Người viết nhận xét, đánh giá truyện:

- Là một thiên tình sử bi thảm làm nhức nhối trái tim người đọc.

- Một áng “thiên cổ kì bút”, vừa là đột khởi vừa là đỉnh cao vợi vợi trong muôn đời

Xem thêm
Cách 2

Truyện là thiên tình sử bi thảm, áng “thiên cổ kì bút”, một truyện ngắn “đột khởi”, là đỉnh cao vời vợi trong muôn đời.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 1

Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 112 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Xác định bố cục của văn bản Nói thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” và nội dung chính của mỗi phần. Theo em, cụm từ “nói thêm” trong nhan đề có nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, chú ý đánh số từng phần

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu - có điều cần nói thêm): Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

+ Phần 2 (tiếp - nội dung tác phẩm là như thế): Triển khai vấn đề: số phận mong manh của người phụ nữ.

+ Phần 3 (còn lại): Tổng kết lại vấn đề: số phận mong manh của người phụ nữ.

- Cụm từ “nói thêm” ở nhan đề có nghĩa là giúp tác giả trình bày thêm một vấn đề mới cho tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Xem thêm
Cách 2

Bố cục

Nội dung chính

Phần 1 (từ đầu - có điều cần nói thêm)

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Phần 2 (tiếp - nội dung tác phẩm là như thế)

Triển khai vấn đề: số phận mong manh của người phụ nữ.

Phần 3 (còn lại): Tổng kết lại vấn đề

Số phận mong manh của người phụ nữ

- Cụm từ “nói thêm” có ý nghĩa: trình bày thêm một vấn đề mới cho tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 2

Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 112 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Văn bản bàn luận về vấn đề gì? Vấn đề (luận đề) ấy được nêu lên ở phần nào của bài viết?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Văn bản bàn luận về vấn đề: hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Vấn đề đó đã được nêu lên ở phần đầu tác phẩm.

Xem thêm
Cách 2

Vấn đề hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ được nêu lên ở phần đầu tác phẩm.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 3

Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 112 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Tác giả đã làm sáng tỏ luận đề bằng những luận điểm nào? Dẫn ra một số lí lẽ và bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ cho các luận điểm và luận đề của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tác giả đã làm sáng tỏ luận đề bằng những luận điểm:

+ Hình tượng trung tâm là Vũ Nương đã được xây dựng với tính cách một người phụ nữ đẹp người, đặc biệt là đẹp nết nhưng lại phải chịu một nỗi oan khiên tày trời.

+ Ở phương diện thể hiện nguyên nhân đau khổ của người phụ nữ, Chuyện người con gái Nam Xương có ý nghĩa triết học sâu sắc hơn, cao hơn Truyện Kiều, bởi nó đã chạm vào sự ma quái có thực trong sự sống vốn là nghiệt ngã của con người muôn nơi, muôn thuở.

- Bằng chứng, lí lẽ:

+ Có đúng là sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương đã bắt đầu từ cái bóng của chính Vũ Nương không?

+ Bởi như chính tác phẩm đã để lộ, nguyên nhân quan trọng và trực tiếp làm tan nát đời Vũ Nương cùng với chuyện cái bóng của Vũ Nương, lời nói hồn nhiên, vô tư của đứa con, là cái “tính đa nghi”, “hay ghen” của anh chồng Trương Sinh.

+ Cứ giả thiết ở một xã hội nào đó, quyền nam nữ bình đẳng đã được thực hiện trăm phần trăm thì đã có thể tin rằng con người không còn cái máu ghen “thường tình” này nữa sao?

Xem thêm
Cách 2

Luận đề

Lí lẽ, bằng chứng

+ Hình tượng trung tâm là Vũ Nương đã được xây dựng với tính cách một người phụ nữ đẹp người, đặc biệt là đẹp nết nhưng lại phải chịu một nỗi oan khiên tày trời.

+ Ở phương diện thể hiện nguyên nhân đau khổ của người phụ nữ, Chuyện người con gái Nam Xương có ý nghĩa triết học sâu sắc hơn, cao hơn Truyện Kiều, bởi nó đã chạm vào sự ma quái có thực trong sự sống vốn là nghiệt ngã của con người muôn nơi, muôn thuở.

+ Có đúng là sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương đã bắt đầu từ cái bóng của chính Vũ Nương không?

+ Bởi như chính tác phẩm đã để lộ, nguyên nhân quan trọng và trực tiếp làm tan nát đời Vũ Nương cùng với chuyện cái bóng của Vũ Nương, lời nói hồn nhiên, vô tư của đứa con, là cái “tính đa nghi”, “hay ghen” của anh chồng Trương Sinh.

+ Cứ giả thiết ở một xã hội nào đó, quyền nam nữ bình đẳng đã được thực hiện trăm phần trăm thì đã có thể tin rằng con người không còn cái máu ghen “thường tình” này nữa sao?

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 4

Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 112 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Phân tích để làm sáng tỏ cách trình bày kết hợp của tác giả trong văn bản: nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trước hết vấn đề khách quan được nêu ở đây là chủ đề mà tác giả đang thảo luận: hạnh phúc mong manh của người phụ nữ. Phát biểu ý kiến chủ quan nằm ở quan điểm mà tác giả muốn chứng minh hay thảo luận: “Không ít người đã cho rằng sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương là do chế độ nam nữ bất bình đẳng. Nói thế nghe qua tưởng có lí. Nhưng nghĩ kĩ thì thấy về cơ bản không hẳn là thế”.

Xem thêm
Cách 2

- Vấn đề khách quan là chủ đề mà tác giả đang thảo luận: "hạnh phúc mong manh của người phụ nữ".

- Phát biểu ý kiến chủ quan: “Không ít người đã cho rằng sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương là do chế độ nam nữ bất bình đẳng. Nói thế nghe qua tưởng có lí. Nhưng nghĩ kĩ thì thấy về cơ bản không hẳn là thế”.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 5

Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 112 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Văn bản đã làm sáng tỏ thêm cho giá trị của Chuyện người con gái Nam Xương ở những điểm nào (nội dung, nghệ thuật)?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Nội dung:

+ Cái bóng tượng trưng cho sự chung thủy mà Vũ Nương dành cho Trương Sinh cũng chính cái bóng đã làm cho hạnh phúc của Vũ Nương tan vỡ.

+ Nguyên nhân Vũ Nương đau khổ không nằm ở việc Trương Sinh đi lính nhưng cũng không phải do chế độ nam nữ bất bình đẳng mà do chính lời nói hồn nhiên, ngây thơ của đứa con, là cái tính đa nghi, hay ghen của Trương Sinh.

- Nghệ thuật:

+ Tác phẩm là sự kết hợp giữa bút pháp vừa thực vừa ảo, vừa hiện thực vừa lãng mạn.

Xem thêm
Cách 2

Nội dung

+ Cái bóng tượng trưng cho sự chung thủy mà Vũ Nương dành cho Trương Sinh, cũng chính cái bóng đã làm cho hạnh phúc của Vũ Nương tan vỡ.

+ Nguyên nhân Vũ Nương đau khổ không nằm ở việc Trương Sinh đi lính nhưng cũng không phải do chế độ nam nữ bất bình đẳng mà do chính lời nói hồn nhiên, ngây thơ của đứa con, là cái tính đa nghi, hay ghen của Trương Sinh.

Nghệ thuật

Tác phẩm là sự kết hợp giữa bút pháp vừa thực vừa ảo, vừa hiện thực vừa lãng mạn.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 6

Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 112 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Em thích nhất ý kiến nào của tác giả trong văn bản? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Em thích nhất ý kiến: Nguyên nhân khiến hạnh phúc Vũ Nương tan nát không nằm ở việc Trương Sinh đi lính. Vì trong văn bản, tác giả cũng đã lấy ví dụ giả sử chàng Trương Sinh đi học xa trở về thì đứa con cũng sẽ nói “Đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Điều này càng chứng minh nguyên nhân là do những lời nói ngây thơ và tính hay ghen của Trương Sinh.

Xem thêm
Cách 2

Em thích nhất ý kiến: "Nguyên nhân khiến hạnh phúc Vũ Nương tan nát không nằm ở việc Trương Sinh đi lính. Vì trong văn bản, tác giả cũng đã lấy ví dụ giả sử chàng Trương Sinh đi học xa trở về thì đứa con cũng sẽ nói “Đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Điều này củng cố rõ hơn nguyên nhân chính gây nên cái chết của Vũ Nương.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí