Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết>
Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng. |
Trước khi đọc 1
Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức lịch sử và văn học để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kỳ thi cho sĩ tử tham gia nhằm tìm ra người tài giỏi để phục vụ cho triều đình và giúp ích cho đất nước.
Mục đích: tìm kiếm nhân tài phục vụ cho triều đình và giúp ích cho đất nước.
Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kỳ thi cho sĩ tử tham gia nhằm tìm ra người tài giỏi để phục vụ cho triều đình và nhân dân.
Trước khi đọc 2
Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,…) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức lịch sử và văn học để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Mục đích của lễ xướng danh là tôn vinh, khen ngợi những người thi đỗ được đề tên trên bảng vàng.
Mục đích: tôn vinh, khen ngợi những người thi đỗ được đề tên trên bảng vàng.
Mục đích của lễ xướng danh là khen ngợi những người thi đỗ được đề tên trên bảng vàng.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để xác định bố cục.
Lời giải chi tiết:
Bố cục bài thơ gồm 4 phần. Đó là đề - thực - luận - kết.
- Đề (2 câu đầu): Giới thiệu chung về kì thi Hương được diễn ra năm 1897
- Thực (2 câu tiếp): Hình ảnh các sĩ tử khi đi thi
- Luận (2 câu tiếp): Hình ảnh những người nước ngoài “phủ bóng” lên khung cảnh của kì thi
- Kết (2 câu cuối): Sự nhắc nhở về thực trạng bi hài của kì thi nói riêng và của đất nước nói chung trong hoàn cảnh thực dân Pháp đô hộ
Bố cục bài thơ gồm 4 phần. Đó là đề - thực - luận - kết.
- Đề (2 câu đầu): Chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX
- Thực (2 câu tiếp): Hình ảnh các sĩ tử khi đi thi
- Luận (2 câu tiếp): Hình ảnh những ông bà lớn
- Kết (2 câu cuối): Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi
Bố cục 4 phần.
- Phần 1: Hai câu đề: Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu.
- Phần 3: Hai câu luận: Cảnh người nước ngoài xuất hiện.
- Phần 4: Hai câu kết: Tâm trạng, nỗi lòng của nhà thơ.
Bố cục bài thơ gồm 4 phần. Đó là đề - thực - luận - kết.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hai câu thơ đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?
Phương pháp giải:
Đọc nội dung hai câu thơ đề để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX, hai câu thơ đề đã cho ta thấy tác giả đang phê phán chế độ thi cử của nhà nước thực dân phong kiến lúc bấy giờ. Sự hổ lốn, vô trách nhiệm, làm mất hết vẻ trang nghiêm của kì thi quốc gia khi để sĩ tử Hà Nội xuống Nam Định “thi lẫn” với nhau: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”.
Hai câu đề đã phơi bày cả sự đổ nát của kỳ thi quốc gia và phê phán nhà nước vô trách nhiệm.
Chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX qua hai câu đề:
- Thời gian: Ba năm mở một khoa
- Hình thức: Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
→ Sự lộn xộn, láo nháo, lôi thôi, thiếu nề nếp, quy củ của đất nước.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về biện pháp tu từ và văn cảnh để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp tu từ đảo ngữ được dùng trong hai câu thực. Từ “lôi thôi” nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. “Ậm oẹ” nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ.
→ Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ (đã nhấn mạnh được không khí nhếch nhác trong ngày thi) giúp nhấn mạnh hình ảnh lôi thôi, nhếch nhác của các sĩ tử để gây sự chú ý cho người đọc; đồng thời thể hiện được những thái độ trào phúng, khinh ghét của tác giả dành cho quan trường.
Biện pháp tu từ đảo ngữ đã nhấn mạnh được không khí lôi thôi, nhếch nhác trong ngày thi đồng thời thể hiện thái độ khinh ghét của tác giả.
- Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử. Họ không có tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi.
+ Làm nổi bật đối tượng người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo. Cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ, không mang tính chất của cuộc thi.
Biện pháp tu từ đảo ngữ được dùng trong hai câu thực. Từ "lôi thôi" nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ đã nhấn mạnh được không khí nhếch nhác trong ngày thi.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.
Phương pháp giải:
Xác định phép đối và phân tích tác dụng.
Lời giải chi tiết:
Cách đảo trật tự cú pháp: “Lôi thôi sĩ tử”, “ậm oẹ quan trường” kết hợp với các từ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm oẹ, thét loa làm cho quang cảnh thi trở nên nhốn nháo, ô hợp, mất đi vẻ trang nghiêm của một kì thi do quốc gia tổ chức. Hơn thế, sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước mà như nhân vật tuồng hề “ậm oẹ, thét loa”. Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
Phép đối: “lôi thôi sĩ tử” >< “ậm ọe quan trường” → cho thấy sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi dù đây là một kì thi Hương quan trọng.
Tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực:
Nhấn mạnh cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ của trường thi năm Đinh Dậu:
- Sĩ tử:
+ Vai đeo lọ: dáng dấp luộm thuộm.
+ Lôi thôi sĩ tử: nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử.
- Quan trường: dáng vẻ ra oai, nạt nộ.
+ Ậm ọe quan trường: người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo.
+ Miệng thét loa: sự nhốn nháo, lộn xộn của cảnh trường thi.
Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”. Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ các câu thơ có hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm để chỉ ra tiếng cười trào phúng.
Lời giải chi tiết:
Sự có mặt của quan sứ và mụ đầm đáng lẽ phải làm cho quang cảnh trường thi trang nghiêm hơn. Song trái lại, sự hiện diện của chính quyền thực dân lúc này càng tăng thêm sự chua chát. Quyết định số phận của của các sĩ tử là một kẻ “ngoại lai” không biết gì về Nho học. Nơi cửa Khổng sân Trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm, lố lăng của quan sứ. “Váy lê quét đất” đối với “Lọng cắm rợp trời” (còn làm nhục quốc thể) chao ôi thật chua chát.
- Sự xuất hiện của quan sứ và mụ đầm không làm quan trường trang nghiêm mà lại trở nên náo loạn, nhố nhăng
- Quyết định số phận sĩ tử lại là những kẻ không biết gì về Nho học.
Hình ảnh: quan sứ, mụ đầm → làm tăng sự lố bịch của cuộc thi.
+ Cở kéo rợp trời: đón tiếp trang nghiêm, linh đình.
+ Váy lê quét đất: cách ăn mặc lòe loẹt, lố lăng.
→ Sự phô trương về hình thức, nhố nhăng, lôi thôi. Bức tranh biếm họa về trường thi đầy rẫy những đối lập, ngược đời, trớ trêu. Thể hiện tiếng cười mỉa mai, chua chát của Tú Xương.
Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lẽ quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ tác phẩm để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng: quan trường/ sĩ tử/ những người tài giỏi khác trong thời đại ấy/ mọi người Việt Nam có lương tri, biết trăn trở trước tình cảm của dân tộc.
- Thái độ: Vừa chế giễu (giễu tài năng của “nhân tài đất Bắc” rởm, giễu những người đã quay lưng lại với tình cảnh của dân tộc) vừa là lời tâm sự, nhắn nhủ xót xa (xót xa cho vận mệnh nước nhà) của tác giả.
- “Nhân tài đất Bắc” tức là ám chỉ tầng lớp trí thức.
- Thái độ: đay nghiến mà xót xa nhằm thức tỉnh họ
- Nhắc đến “nhân tài đất Bắc” tác giả muốn ám chỉ đến những người có lòng tự tôn dân tộc, người có tài.
- Thái độ của tác giả: căm ghét bọn thực dân xâm lược, thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc.
Nhân tài đất Bắc là những ông nghè, ông cống, những con người có lòng tự tôn dân tộc,... ở vùng Sơn Nam, ở Kinh kì Thăng Long ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ nhân tài, tinh hoa của đất nước. Thái độ của tác giả qua lời nhắn nhủ về cảnh nước nhà bị mất nước.
Sau khi đọc 7
Câu 7 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Trình bày về nhân vật mà em ấn tượng và lý giải nguyên nhân.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật em ấn tướng nhiều nhất là những người sĩ tử. Vì tác giả đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch trong khi đáng ra họ phải là những thư sinh nho nhã, thanh lịch.
Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất là sĩ tử. Bởi vì các sĩ từ trong bài thơ này được khắc họa với dáng dấp lôi thôi luộm thuộm. Họ không có tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi. Từ đó cho thấy được sự đau buồn, thất vọng cùng tiếng cười mỉa mai, chua chát của Tú Xương.
Nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất đó là sĩ tử. Sĩ tử là những học trò, người có học vấn, tầng lớp có học thức; là học sinh của Quốc Tử Giám ( trường học do nhà vua lập ra ở kinh đô); rộng hơn là học sinh tại các trường do triều đình quản lý. Còn sĩ tử trong thơ Tế Xương thì sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhô’ nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa. Sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đô'i với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.
Sau khi đọc 8
Câu 8 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?
Phương pháp giải:
Hệ thống lại nội dung để xác định cảm xúc chủ đạo.
Lời giải chi tiết:
Cảm xúc chủ đạo là tiếng cười trào phúng luôn hòa cùng tiếng khóc đau xót - một cảm xúc đặc biệt thường gặp trong các sáng tác của ông.
Cảm xúc chủ đạo là phê phán hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng. Đồng thời, giọng điệu trữ tình trong bài cũng thấm thía bao cay đắng tủi nhục.
Cảm xúc chủ đạo của tác giả:
+ Thái độ châm biếm, đả kích của Tú Xương
+ Tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực của đất nước
Cảm xúc chủ đạo là phê phán hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng. Và trữ tình thấm thía bao cay đắng tủi nhục.
Viết
Câu hỏi (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
Phương pháp giải:
Chọn ra chi tiết trào phúng mà em ấn tượng và viết đoạn văn phân tích.
Lời giải chi tiết:
Hai câu luận tô đậm bức tranh “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” bằng hai bức biếm hoạ về ông Tây và mụ đầm. Tài liệu cũ cho biết, năm đó Toàn quyền Pôn Đu-me và vợ chồng tên Công sứ Nam Định Lơ Noóc-măng đã đến dự. Các ông cử tân khoa, các ông tú mền, tú kép... phải cúi rạp mình xuống mà lạy ông Tây, lạy mụ đầm “váy lê quét đất”, “trên ghế... ngoi đít vịt”. Cái nhục của hàng vạn sĩ tử Bắc Hà không thể nào kể hết:
Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.
Tây thực dân đang đè đầu cưỡi cổ dân ta. Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kỳ long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lê quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã.
Chi tiết sĩ tử và quan trường được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội, đồng thời đây cũng là một chi tiết đầy tính chất trào phúng. Sĩ tử là người đi thi, quan trường là những ông quan coi thi, chấm thi có trách nhiệm trong việc thi cử. Bằng nghệ thuật đảo ngữ cùng với nghệ thuật trào phúng, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch. Chữ “lôi thôi” này đặt ở đầu câu, gây ấn tượng mạnh, làm cho hình ảnh "vai đeo” chụp được tư thế và tư cách của những kẻ một thời được mang danh là kẻ sĩ, tiêu biểu cho ý thức xã hội phong kiến. “Lọ” ở đây người có người hiểu là lọ mực, có người hiểu là lọ đựng nước uống mà thí sinh phải mang theo. Dù là hiểu theo nghĩa nào, hình ảnh “vai đeo lọ” vẫn nổi lên thật mỉa mai cái vẻ xiêu vẹo, gãy đổ, lếch thếch, chẳng ra gì của những ông cử tương lai.
Bài thơ Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu đã miêu tả lễ xướng danh khoa thi tại trường Nam 1897, thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhốn nháo:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa, sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.
Tú Xương là một nhà thơ được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn có thể nói là bi thương nhất của đất nước – nước ta bị Pháp tấn công và thống trị. Trước cảnh đất nước bị tù đày ấy, thơ của ông là một bức tranh hiện thực vừa bày tỏ sự đau xót của một người con nước Nam, đồng thời cũng tố cáo tội ác đen tối của bọn thực dân. Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là tác phẩm có tính trào phúng mà em ấn tượng nhất. "Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa.” Từ “lôi thôi” được đặt lên đầu câu, nhấn mạnh vẻ lếch thếch, không gọn gàng của các vị “sĩ tử”. Bình thường, những người đi thi đều là những người đọc sách, những người luôn gọn gàng, chỉn chu. Vậy mà nay, thí sinh đi thi với vẻ xốc xếch, với lọ chai lỉnh kỉnh, không còn cái vẻ tao nhã của người đọc sách. Chỉ một đối tượng, nhưng cũng đủ để chỉ sự xuống cấp của toàn xã hội. Thí sinh không còn vẻ nho nhã trí thức thì những vị giám khảo cũng không còn vẻ nghiêm túc, đáng kính như trước nữa, chỉ còn cái dáng “thét loa” như ngoài chợ, mà nói thì cũng “ậm ọe” chẳng thành câu. Một lần nữa, tính từ miêu tả “ậm ọe” lại được cho lên đầu câu giống như từ “lôi thôi” ở trên để làm nổi bật lên sự bất tài của đám quan trông trường thi. Chúng chỉ là những kẻ vênh váo, dựa hơi, chẳng có tài năng cũng chẳng có thực quyền. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh của một trường thi nhốn nháo, quan trông thi thì luôn miệng hống hách, quát tháo, sĩ tử đi thi thì lôi thôi, lếch thếch, xiêu vẹo lều chõng lọ giấy đi thi.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 84 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Lai Tân SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi)
- Văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"
- Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- Văn bản Xe đêm
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi)
- Văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"
- Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- Văn bản Xe đêm