Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều>
Chú ý việc sử dụng từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều
Nội dung chính
Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. |
Đọc hiểu 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 44 SGK Văn 9 Cánh diều
Việc sử dụng từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ 6 câu thơ đầu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các từ ngữ: khóa xuân, xa trông, bẽ bàng, nửa tình nửa cảnh, chia tấm lòng
– Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích: đó là rất rộng lớn, mênh mông và bát ngát cụ thể qua những từ như “non xa”, “trăng gần”, “bát ngát”. Không gian ở lầu Ngưng Bích lại được miêu tả mở ra theo chiều cao, chiều xa. Chúng ta có thể thấy, hình ảnh thể hiện sự chênh vênh, chơi vơi, vô cùng đơn độc giữa không gian bao la đó. Cảnh ở lầu Ngưng Bích còn được mieu tả rất trống trải, hoang vắng, dường như không có dấu hiệu của sự sống. Điều được thể hiện cụ thể qua những từ ngữ và hình ảnh như “cát vàng”, “bụi hồng”, “cồn nọ”, “dặm kia”. Tất cả hình ảnh tạo nên sự phủ định sự sống, gợi sự ngổn ngang của cảnh vật.
– Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều qua hình ảnh “mây sớm đèn khuya” cho thấy sự lặp đi lặp lại quay vòng của thời gian. Tạo một cảm giác nhàm chán, buồn tẻ.
– Qua khung cảnh thiên nhiên trên đây, chúng ta có thể có thể thấy rõ hoàn cảnh và tậm trạng của Thúy Kiều khi ở Lâu Ngưng Bích. Đó là nàng đang bị giam lỏng, mất tự do ở chốn thơ mộng hữu tình nhưng hoang vắng. Và nàng mang trong mình một tâm trạng cô đơn, buồn tủi và đầy sự hổ thẹn.
– Những từ ngữ góp phần diễn tả hoàn cảnh vầ tậm trạng Thúy Kiều đó chính là: “khóa xuân”, “non xa”, “trăng gần”, “bốn bề”, “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”…
Các từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều mang tính biểu tượng cao: khóa xuân, xa trông, bẽ bàng, nửa tình nửa cảnh, chia tấm lòng
Đọc hiểu 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 44 SGK Văn 9 Cánh diều
Chú ý biện pháp tả cảnh ngụ tình
Phương pháp giải:
Đọc kĩ những câu thơ miêu tả cảnh vật nhưng để nói lên tâm trạng
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tả cảnh ngụ tình: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Tác giả miêu tả cảnh vật bên ngoài lầu Ngưng bích để làm nổi bật hoàn cảnh cô đơn, tâm trạng lo lắng, khổ sở, cô quạnh của Thúy Kiều
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật mà trong đó tác giả đã mượn khung cảnh để gửi gắm tâm trạng nhân vật. Cảnh không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng của con người. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng mới chính là mục đích miêu tả. Trong văn học xưa, phương pháp này được sử dụng khá nhiều và quen thuộc. Với tài năng của mình, nhà thơ Nguyễn Du đã cho thấy mình là một trong những bậc thầy của việc sử dụng nghệ thuật này. Và chính ông cũng đã từng khẳng định “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng trong tám câu cuối của đoạn trích:
+ Hai câu thơ: “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.” khung cảnh thiên nhiên cửa bể buổi chiều hôm và cánh buồm nhỏ xa xăm, vừa thể hiện nỗi nhớ thương cha mẹ, quê hương của Thúy Kiều, vừa thể hiện sự vô định, lạc trôi giữa biền đời bất định của cuộc đời nàng.
+ Hai câu thơ: “Buồn trông mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu” tác giả thể hiện nỗi nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở của Kiều. Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời của Kiều bị vùi dập lúc bấy giờ.
+ Hai câu thơ: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” thể hiện sự Kiều đang buồn tủi, đau đớn cho chính bản thân mình. Nội cỏ rầu rầu một màu thật đơn điệu, như chính sắc màu cuộc đời buồn tẻ, nhàm chán của nàng.
+ Hai câu thơ: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” đây là câu thơ khiến người đọc cảm nhận được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Nhưng tiếng sóng đó cũng chính là tiếng sóng trong bể giông đang bủa vây lấy cuộc đời của nàng Kiều. Qua tiếng sóng, Kiều dự cảm được điều đó nên càng thấy xót xa và đau đớn.
- Tả cảnh ngụ tình: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
=> Miêu tả cảnh bên ngoài lầu nhưng thể hiện cảnh cô đơn, khổ sở của Thúy Kiều.
Đọc hiểu 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 44 SGK Văn 9 Cánh diều
Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh nào?
Phương pháp giải:
Chú ý 8 câu cuối đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hình ảnh: hoa trôi man mác, cánh buồm xa xa, nội cỏ rầu rầu, ầm ầm tiếng sóng
Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh:
- “Gió cuốn mặt duềnh”: ước ệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng
- “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Trong lòng Kiều là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều
Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh:
- “Gió cuốn mặt duềnh”
- “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
- …
CH cuối bài 1
Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 45 SGK Văn 9 Cánh diều
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của mỗi phần.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bố cục 3 phần:
- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều
- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió
- Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm ba phần:
+ 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều
+ 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều
+ 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió
Phần 1. Từ “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” đến “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”: cảnh vật nơi chốn lầu Ngưng Bích.
Phần 2. Tiếp theo đến “Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: nỗi nhớ cha mẹ, nhờ người thương của Thúy Kiều.
Phần 3. Còn lại: nỗi lo lắng trước cuộc sống tương lai của bản thân.
CH cuối bài 2
Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 45 SGK Văn 9 Cánh diều
Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?
Phương pháp giải:
Chú ý 6 câu thơ đầu, tập trung vào cảnh vật ở chiều không gian rộng lớn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả là khung cảnh trước lầu Ngưng Bích qua điểm nhìn từ trên cao, từ tâm trạng của Kiều. Tác giả sử dụng từ ghép “bốn bề” đứng cạnh từ láy “bát ngát” gợi không gian rộng lớn không một bóng người. Cảnh vật gợi cảm giác cô đơn, rợn ngợp. Từ láy “bẽ bàng”: diễn tả nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, trong tâm trí nàng vẫn còn in đậm những sự việc vừa mới xảy ra: bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị ép làm gái lầu xanh rồi giờ bị giam lỏng nơi đây. Thành ngữ “mây sớm đèn khuya” chỉ thời gian tuần hoàn khép kín, một mình Kiều nơi đây làm nổi bật nỗi bơ vơ. Phép so sánh “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” nói lên nỗi lòng Kiều như bị chia ra làm hai, nửa dành cho cảnh nửa dành cho tình. Sáu câu thơ đầu được xây dựng bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả cảnh hoang vắng quạnh hiu để khắc họa rõ tâm trạng cô đơn của Kiều
Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều:
- Cảnh thiên nhiên, không gian trước lầu Ngưng Bích hiện ra mênh mông, hoang vắng: theo chiều rộng (bốn bề bát ngát xa trông, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia); chiều cao (dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng trong một vòm trời); không gian cảnh vật rợn ngợp, mênh mông, hoang vắng.
- Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều:
“Mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều chỉ có một mình thui thủi. Thời gian cứ trôi đi rồi gặp lại.
Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối với tâm trạng bẽ bàng, cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn. Cụm từ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều.
=> Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi.
Khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả theo điểm nhìn từ trên cao xuống:
- “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý trong xã hội xưa thường không được ra khỏi phòng) - nhưng ở đây là nói đến việc Kiều bị giam lỏng.
- Hình ảnh thiên nhiên đối lập “non xa” - “trăng gần”: Kiều ở trên lầu cao nhìn xuống dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng một trong một vòm trời.
- “Bốn bề” kết hợp với từ láy “bát ngát” gợi ra một không gian rộng lớn, vô tận của thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
- “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” - những sự vật tưởng chừng như chẳng có sự liên kết nào.
=> Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích rộng lớn đấy mà thật vắng lặng góp phần thể hiện tâm trạng của Kiều u buồn, cô độc trước không gian đó.
CH cuối bài 3
Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 45 SGK Văn 9 Cánh diều
Thuý Kiều lần lượt nhớ tới những ai? Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu 7 đến câu 14
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trong cảnh giam lỏng, nàng nhớ tới Kim Trọng, sau đó nhớ về cha mẹ. Đó là trình tự hợp lí, bởi với cha mẹ, nàng đã gặp trước lúc cách xa, nàng cũng đã bán thân cứu cha nên vơi bớt nỗi lo và làm tròn chữ hiếu. Nhưng với người nàng thương, Kim Trọng, chàng chưa biết tin gì về gia biến nhà nàng và nàng đau đớn, day dứt vì đã không giữ được lời thề bên chàng Kim.
Trong cảnh ngộ của mình, Thuý Kiều đã nhớ đến cha mẹ và người yêu Kim Trọng. Nàng nhớ tới Kim Trọng trước rồi mới nhớ tới cha mẹ. Nỗi nhớ hoàn toàn hợp lý với tâm lý con người bởi vì với cha mẹ, trước lúc đi xa nàng đã được gặp. Và nàng cũng đã làm tròn trách nhiệm bán thân chuộc cha và em, nên nàng đã an tâm. Duy chỉ có với chàng Kim, người nàng vô cùng thương yêu lại chưa được gặp, chưa biết tin về gia đình Kiều. Đặc biệt, nàng cảm thấy vô cùng day dứt, đau đớn và cảm thấy tội lỗi khi không giữ được lời thề nguyện ước với chàng Kim.
- Thúy Kiều nhớ tới người yêu (Kim Trọng) rồi nhớ tới người thân (cha mẹ)
- Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí. Vì Nguyễn Du để Kiều nhớ đến Kim Trọng trước sẽ phù hợp với diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong hoàn cảnh bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị lừa ép bán đến chốn lầu xanh (chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần) thì Kiều cảm thấy xót xa, đau khổ khi đã không giữ được lời thề nguyện với Kim Trọng, chẳng biết “tấm thân gột rửa bao giờ cho phai”
CH cuối bài 4
Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 45 SGK Văn 9 Cánh diều
Theo em, tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 trong đoạn trích là lời của ai? Vì sao em biết điều đó? Những lời này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ dòng 7 đến dòng 14
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đây là lời của Thúy Kiều vì nàng đã bộc lộ nỗi nhớ, sự lo lắng, day dứt khôn nguôi với những người nàng yêu nhất.
Những lời độc thoại nội tâm này có tác dụng thể hiện chân thực, sinh động nội tâm nhân vật
- Tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 trong đoạn trích là lời của Thuý Kiều. Đó là nỗi nhớ thương của Kiều về người yêu và cha mẹ.
- Ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du đã miêu tả tâm lí của Thuý Kiều vô cùng chân thực và chính xác. Chỉ với tám câu thơ, nhưng ông đã làm nổi bật nên tâm trạng của Kiều khi bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. Dù ở hoàn cảnh cô đơn, lạc lõng, mịt mù về tương lai thế nhưng Kiều vẫn là một người con hiếu thảo, một người tình hết mực thuỷ chung, son sắt. Trong đoạn thơ này, Nguyễn Du cũng kết hợp sử dụng các thành ngữ, các điển tích điển cố, các từ ngữ vô cùng chính xác để miêu tả tâm trạng của Kiều. Ông quả là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả.
- Lời của Thúy Kiều
- Nguyên nhân: dựa vào nội dung của đoạn thơ là bộc lộ tâm trạng lo lắng trước tương lai của Thúy Kiều
- Tác dụng: khắc họa chân thực, sinh động nội tâm của nhân vật
CH cuối bài 5
Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 45 SGK Văn 9 Cánh diều
Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng thơ cuối để làm sáng rõ điều đó.
Phương pháp giải:
Chú ý nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở 8 dòng thơ cuối
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cảnh vật là hư, đây là tâm trạng chứ không phải cảnh thực. Mỗi cảnh có nét riêng đồng thời lại có nét chung diễn tả tâm trạng của Kiều. Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng. Cánh hoa bị vùi dập như số kiếp trôi nổi của nàng. Nội cỏ rầu rầu một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt. Gió cuốn, sóng ầm ầm chính là dông tố cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ. Điệp ngữ “Buồn trông” lặp lại bốn lần đặt ở đầu mỗi câu lục diễn tả đôi mắt buồn nhìn và bao trùm lên hết thảy cảnh vật. Nguyễn Du đã kết hợp không gian xa đến gần, thu vào tâm tư người con gái nỗi cô đơn, sầu nhớ, đau đớn và lo sợ. Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã khắc họa tâm trạng lạc lõng, cô đơn, đầy âu lo của Thúy Kiều về số phận của chính mình.
- Giải thích:
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng đầy tài tình trong 8 câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
→ Bộc lộ tâm trạng cô đơn, đau khổ và những dự cảm không lành về tương lai sóng gió của Thúy Kiều.
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối "Kiều ở lầu Ngưng Bích":
+ "cửa bể chiều hôm", "cánh buồm xa xa": nỗi cô đơn, chơi vơi, lạc lõng của Thúy Kiều nơi đất khách.
+ "ngọn nước mới sa" và "hoa trôi man mác": Gợi ra cái nhỏ bé, lênh đênh, trôi nổi của một kiếp người.
+ "nội cỏ rầu rầu", "một màu xanh xanh": thể hiện cho cuộc đời tàn lụi héo úa, một màu xanh nhợt nhạt, đơn sắc, đó là lúc tâm trạng Kiều vô cùng tuyệt vọng, chán nản.
+ "gió cuốn mặt duềnh", "Ầm ầm tiếng sóng": sóng biển gào thét dữ dội như chính sự đáng sợ của tương lai và viễn cảnh sau này của cuộc đời Kiều, Kiều lúc này lo sợ, sợ hãi đến hoảng loạn.
- Đánh giá chung: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình góp phần truyền tải mỗi biểu hiện của cảnh đều phù hợp với từng trạng thái của tình. Thể hiện ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế cả khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình.
- “cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Không gian bao la rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
- “mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.
- “nội cỏ rầu rầu. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: Dường như thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của tuyệt vọng, mất phương hướng.
- “gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Dường như ta nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Đó là dự cảm về những sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy nàng. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.
=> Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc cho thấy nỗi buồn cũng như những dự cảm của Kiều trước tương lai.
CH cuối bài 6
Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 48 SGK Văn 9 Cánh diều
Em hãy chuyển nội dung 14 dòng thơ đầu thành một đoạn văn xuôi
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chuyển hình thức từ thơ thành văn xuôi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bước chân vào lầu Ngưng Bích thì Thúy Kiều đã biết rằng nơi này sẽ chôn vùi cả tuổi xuân tươi đẹp của mình. Đứng trên lầu cao nhìn ra xung quanh, Thúy Kiều chỉ thấy dãy núi trập trùng và mảnh trăng xa vắng, nhìn thì xa ngút tầm mắt nhưng thực ra chúng cũng chỉ ở chung một vòm trời với Thúy Kiều. Xung quanh Thúy Kiều là bốn bề bát ngát, những cồn cát vàng, những bụi hồng gai đang. Nhìn những cảnh vật như xa, như gần, như hư, như thực xung quanh, Thúy Kiều càng thấm thía sự nhỏ bé và nỗi cô đơn đến cùng cực của bản thân. Sống ở lầu Ngưng Bích, nàng đã sống một cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa, bị giam cầm cả về thể xác và tâm hồn. Thúy Kiều đau đớn cho phận mình, biến cố ập đến khiến nàng mất đi tất cả: tình yêu, hạnh phúc và cả tự do. Không chỉ bị Mã Giám Sinh lừa mà Thúy Kiều còn lưu lạc đến chốn hồng trần, muốn thoát ra nhưng lại chẳng có cách nào. Dường như cảnh vật xung quanh cũng đồng cảm với nỗi đau của Thúy Kiều, cành cỏ ngọn cây đều mang sự u sầu, nhìn chúng càng cảm thấy trống trải, cô đơn, khắc khoải. Thúy Kiều nhớ về những ngày tháng bình yên và hạnh phúc xưa kia, nhớ về cuộc gặp gỡ tình cờ và mối lương duyên với Kim Trọng. Chàng là mối tình đầu của Thúy Kiều, là người đã cùng Thúy Kiều thề hẹn ước nguyện. Tình yêu của nàng dành cho Kim Trọng chưa từng đổi thay, thế nhưng giờ đây đã không còn xứng với tình yêu của chàng nữa. Thúy Kiều lại nhớ về cha mẹ mà lòng xót thương, những người sinh thành nhưng giờ Thúy Kiều lại không thể phụng dưỡng, chăm sóc lúc về già.
Vì để cứu cha nên Thúy Kiều đã phải hy sinh bản thân mình. Nàng bị Mã Giám Sinh lừa gạt, bị Tú Bà ép tiếp khách làng chơi, chính vì nàng đã tìm đến cái chết. Có lẽ vì sợ mất tiền cũng như danh tiếng nên tú Bà vội khuyên can, vờ hứa hẹn, chăm sóc Thuý Kiều. Mụ đưa Thuý Kiều đến sống ở lầu Ngưng Bích. Nàng sống ở đó như bị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích là chiếc lầu hoang vắng, nằm trơ trọi giữa bốn bề mênh mông trời nước. Nó rất cao, cho nên từ trên lầu nhìn ra chỉ thấy mây mù, cồn cát bụi bay mù mịt. Nàng sống ở đó chẳng có bạn có bè, lủi thủi một mình suốt đêm. Không gian càng xa rộng, lòng người càng thêm trống trải, đau buồn. Sự tuần hoàn của thời gian, sự đằng đẵng mỏi mòn, càng thêm vô vọng. Tâm trạng của Kiều đầy đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa. Nàng nhớ đến Kim Trọng- người đàn ông nàng yêu nhất. Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nàng thương xót cho cha mẹ suốt ngày trông ngóng tin con.
Thúy Kiều ở trên lầu cao nhìn về phía dãy núi và mảnh trăng như ở cùng một trong một vòm trời. Không gian rộng lớn, bốn bề vô tận. Những cồn cát vàng, bụi hồng gai đứng đó cô độc. Lúc này, Thúy Kiều cảm thấy tủi hổ, nhục nhã cho thân phận của mình. Nỗi lòng của nàng Kiều như bị chia ra làm đôi. Một dành để nhớ đến cha mẹ, một nhờ về chàng Kim. Nàng hồi tưởng lại hình ảnh mình cùng Kim Trọng đính ước dưới ánh trăng. Nàng nhớ đến cha mẹ đã có tuổi rồi, cần người ở bên phụng dưỡng nhưng nàng lại lưu lạc nơi đất khách quê người.
- Soạn bài Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến bài 2 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá bài 2 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
- Văn bản Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
- Văn bản Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)
- Văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
- Văn bản Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
- Văn bản Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)