Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-zu SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều>
Chú ý các thông tin chính về thác I-goa-zu
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Nội dung chính
Thác nước I-goa-du – một trong những kì quan thế giới mang một vẻ đẹp hoang dã, tuyệt vời. Văn bản đem tới những thông tin hữu ích giúp người đọc trải nghiệm vẻ đẹp ấy một cách hoàn hảo nhất, từ việc miêu tả vẻ đẹp ấy, sự vĩ đại mang tính kỉ lục của thác nước, cách tả cảnh vượt thác đầy phong phu, như lao vào “họng quỷ” của du khách, và cảm nhận của tác giả và du khách. |
Đọc hiểu 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 61 SGK Văn 9 Cánh diều
Chú ý các thông tin chính về thác I-goa-zu
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần đầu văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Địa điểm: nằm ở biên giới giữa Brazil và Argentina
- Thời gian được công nhận: 11/2011
- Có lưu lượng chảy trung bình hàng năm lớn nhất thế giới
- Nằm ở vùng biên giới giữa hai quốc gia Nam Mỹ là Brazil và Argentina, là một kì quan thế giới được công nhận vào tháng 11 năm 2011.
- Thác Iguazu có lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm lớn nhất thế giới, với khoảng 275 đến 300 ngọn thác dài từ 64 đến 85m.
Đọc hiểu 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 61 SGK Văn 9 Cánh diều
Ý nghĩa của đề mục in đậm này là gì?
Phương pháp giải:
Chú ý đề mục
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nói về việc thác I-goa-zu được tạo ra bởi Đức Chúa Trời vì nó quá đẹp và vĩ đại tự thiên đường
Ý nghĩa của đề mục in đậm này là ca tụng sự vĩ đại của thiên đường tự nhiên thác I-goa-du, một vẻ đẹp tuyệt mĩ, một kì quan của thế giới.
Đọc hiểu 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 62 SGK Văn 9 Cánh diều
Tìm hiểu nghĩa của cụm từ “thủy, lục, không quân”
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, tham khảo trên internet
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tổ chức các hình thức phục vụ du khách ở dưới nước, trên bộ và cả trên không
- Thuỷ quân: là quân đội chiến đấu ở tàu chiến, thuyền chiến và chuyên đánh nhau trên mặt sông, mặt biển.
- Lục quân: là lực lượng quân sự chiến đấu chủ yếu chiến đấu trên bộ.
- Không quân: Không quân là một thành phần biên chế của quân đội là lực lượng giữ vai trò quan trọng, được tổ chức để tác chiến trên không; có hỏa lực mạnh, tầm hoạt động xa và là phần cơ động nhất của quân đội.
=> Thuỷ, lục, không quân là sự kết hợp của là sự kết hợp của ba chiến quân: thuỷ quân, lục quân, không quân.
Đọc hiểu 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 62 SGK Văn 9 Cánh diều
Có những trải nghiệm gì ở thác I-goa-zu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, liệt kê các trải nghiệm
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Đi thăm các vườn chim, khu quần tụ muông thú ở phía Brazil
- Đạp xe xuyên các lối mòn của 2 quốc gia
- Bay trực thăng ngắm hồ thủy điện Itaipu
- Chơi trò dù lượn
- Đi thuyền xuyên qua các ngọn thác cao, lao thẳng về phí “Họng quỷ”
Những trải nghiệm ở thác I-goa-du:
- Đi bộ vuyên rừng, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hoá.
- Đi thăm các vườn chim, khu quần tụ muông thú ở Bra-xin; đạp xe xuyên lối mòn của hai quốc gia; bay trên trực thăng ngắm hồ thuỷ điện I-tai-bu; chơi trò dù lượn, tung mình nhảy khỏi máy bay trực thăng, bung dù rồi thung thăng bay trên bầu trời.
- Đi thuyền xuyên qua các ngọn thác cao lao thẳng vào phía “Họng quỷ”.
Đọc hiểu 5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 62 SGK Văn 9 Cánh diều
Từ đề mục in đậm, dự đoán nội dung của phần này?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đề mục in đậm
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Sự nguy hiểm sống còn của huyệt đạo tại thác I-goa-zu
Từ đề mục in đậm, dự đoán nội dung của phần này: đó là cảnh vượt thác I-goa-du như đi vào họng quỷ đầy thách thức và mạo hiểm
Đọc hiểu 6
Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 63 SGK Văn 9 Cánh diều
Vì sao gọi đây là đi và “Họng quỷ”?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn “Tiếng nước gầm thét… trên lá mục”
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Vì hình dáng giống cái họng quỷ và tiếng nước gầm thét ào ào như có muôn vàn con quỷ gào thét, âm thanh cuồng nộ đến mức “chết danh” thành tên gọi
Gọi đây là đi vào “Họng quỷ” vì ngoài việc giống về hình dáng, cái kì quan địa huyệt/huyệt thuỷ ấy còn phát ra âm thanh của tiếng nước gào thét như âm thanh cuộc nộ của muôn vàn con quỷ.
Đọc hiểu 7
Trả lời Câu hỏi 7 Đọc hiểu trang 63 SGK Văn 9 Cánh diều
Chú ý bút pháp miêu tả của tác giả
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tác giả tả thực về khung cảnh cũng như cảm giác trải qua nhưng cũng có chỗ thêm vào sự liên tưởng, tưởng tượng
- Sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “trong hoàng hôn lênh láng như rót mật”; “Nước từ trời cao đổ xuống như ai đó hắt chậu nước lớn...”; “toàn thân lạnh buốt ướt như chột lột” …
=> gợi cho người đọc quang cảnh thác nước I-goa-du một cách sinh động, hấp dẫn.
- Sử dụng các động từ mạnh: gầm thét, lao thẳng, rót thẳng,
=> gợi cho ta hình dung một “Họng quỷ” đầy nguy hiểm nhưng cũng đầy lí thú.
Đọc hiểu 8
Trả lời Câu hỏi 8 Đọc hiểu trang 63 SGK Văn 9 Cánh diều
Chú ý các số liệu
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, liệt kê các con số
Lời giải chi tiết:
Cách 1
82m, 150m, 700m
Các con số tăng dần thể hiện sự hùng vĩ, đồ sộ của “Họng quỷ”
- Cao 82 mét.
- Rộng 150 mét.
- Dài 700 mét.
=> Khẳng định sự khổng lồ và đặc biệt của thác I-goa-du.
Đọc hiểu 9
Trả lời Câu hỏi 9 Đọc hiểu trang 64 SGK Văn 9 Cánh diều
Câu văn nào nêu lên suy nghĩ của tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn cuối của văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hai câu văn cuối văn bản
Câu văn nêu lên suy nghĩ của tác giả: “Cuộc đời không chỉ là dấu cộng của những hơi thở suốt dọc dài kiếp sống, mà quan trọng hơn, nó còn là những giây phút mà thiên nhiên lộng lẫy và con người tử tế đã khiến bạn phải nín thở rưng rưng.”
CH cuối bài 1
Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 64 SGK Văn 9 Cánh diều
Văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-zu gồm mấy phần? Xác định nội dung thông tin của từng phần và cả văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý hệ thống đề mục
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Văn bản gồm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “450000 mét khối): thời gian, địa điểm và nét đặc sắc chính của thác I-goa-zu
- Phần 2 (tiếp theo đến “khá kinh hoàng”): vẻ đẹp kì diệu và các trải nghiệm
- Phần 3 (còn lại): ván bài sinh tử khi tham quan “họng quỷ”
Văn bản “Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du” gồm 4 phần:
- Phần 1 (từ “Thác nước khổng lồ” đến “mét khối”): Giới thiệu chung về thác nước I-goa-du.
- Phần 2 (từ “Từ năm 1541” đến “khá kinh hoàng!”): Giới thiệu về vẻ đẹp tuyệt vời, sự vĩ đại mang tính kỉ lục của thác nước I-goa-du.
- Phần 3 (từ “Sau khi đi bộ” đến “du khách tới I-goa-du”): Tả cảnh vượt thác như lao vào “họng quỷ” của du khách.
- Phần 4 (Còn lại): Cảm nhận của tác giả và du khách sau khi vượt thác.
CH cuối bài 2
Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 64 SGK Văn 9 Cánh diều
Xác định mục đích của văn bản. Người viết đã triển khai nội dung làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, hệ thống thông tin, dẫn chứng
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Mục đích: giúp cho người đọc có những những thông tin cơ bản về thác I-goa- du và các trải nghiệm cảm giác mạnh khi khám phá nơi đây
- Người đọc đã triển khai nội dung từ khái quát đến cụ thể: đưa ra thông tin về địa điểm, vẻ đẹp ấn tượng, các hình thức du lịch và giới thiệu rất cụ thể về huyệt địa “Họng quỷ”
- Mục đích của văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du: Cung cấp cho người đọc những thông tin về thác nước I-goa-du, một kì quan thiên nhiên thế giới.
- Người viết đã triển khai nội dung làm sáng tỏ mục đích ấy bằng việc miêu tả cảnh đẹp của thác nước khi đi bộ, đi trên không và đặc biệt là việc đi thuyển qua các ngọn thác cao để vào trung tâm thác nước kì vĩ, nguy hiểm như lao thăng vào “họng quỷ”
CH cuối bài 3
Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 64 SGK Văn 9 Cánh diều
Từ văn bản, hãy nêu lên đặc điểm và giá trị của thác I-goa-du
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Đặc điểm: có lưu lượng chảy trung bình năm lớn nhất trên thế giới với cảnh quan hùng vĩ, đồ sộ. Có rất nhiều hình thức trải nghiệm du lịch nơi đây: đường thủy, đường bộ và đường hàng không. Cuộc trải nghiệm “Họng quỷ” là một hành trình bất ngờ và cảm giác mạnh
- Giá trị: giá trị về tham quan, du lịch; về thủy điện và văn hóa của các quốc gia khu vực thác I-goa-zu
- Được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên vĩ đại của thế giới, thác nước I-goa-du tựa như một viên ngọc quý nằm lọt thỏm giữa cánh rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm. Vào mỗi mùa trong năm, dòng nước ở đây lại có sự thay đổi về lưu lượng nhưng đều tạo nên cảnh quan hùng vỹ và tráng lệ. Nhìn từ xa, I-goa-du giống như một dải lụa trắng xóa và mềm mại mà tạo hóa đã vô tình vắt lên vách đá nơi đây.
- Du lịch thác nước I-goa-du, bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn. Bạn có thể đi bộ trên cây cầu nằm giữa dòng thác, đi trực thăng hoặc chèo thuyền để khám phá được vẻ đẹp hùng vỹ của I-goa-du.
- Không chỉ có vậy, đến với thác I-goa-du, bạn còn có cơ hội khám phá hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Vườn quốc gia này có những con đường mòn đi xuyên rừng tuyệt đẹp du khách có thể trải nghiệm và chinh phục.
CH cuối bài 4
Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 64 SGK Văn 9 Cánh diều
Phân tích nghệ thuật miêu tả của tác giả thể hiện trong văn bản, dẫn ra một số câu văn giàu hình ảnh giúp người đọc cùng tác giả trải nghiệm con thác.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, trích dẫn câu văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nghệ thuật miêu tả của tác giả: sử dụng các từ ngữ tạo hình, giọng văn lúc nhẹ nhàng, lúc hồi hộp gay cấn, ngữ điệu tự do; sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, liên tưởng, liệt kê…
Các câu văn:
“Tất cả nín thở, lên gồng, vài trăm ngọn thác thi nhau gào thét. Toàn thân lạnh buốt, ướt như chuột lột. Biển nước cuồn cuộn, rót thẳng vào cơ thể bạn”
- Để miêu tả vẻ đẹp kì quan của thác I-goa-du, tác giả đã sử dụng kết nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, so sánh, đặc biệt sử dụng nhiều câu văn giàu hình ảnh.
- Một số câu văn giàu hình ảnh: “Dọc đường, các loài chim tolớn bay rợp trời, cầy hương, kỳ đà, nhiều loài hoang dã quý hiếm nhởn nhơ chơi”; “Dòng nước biên thuỳ lạnh ngắt, cây xanh trùm phủ từ dốc cao xuống sát mép ước”; “Tàu chao đảo, nước xoáy làm tất cả xoay vòng, rồi lòng thuyền bị nước té ngập quá mắt cá chân người”; “Tiếng nước gầm thét ào ào như có muôn vàn con quỷ gào thét”; “Tất cả nín thở, lên gồng, vài trăm ngọn thác thi nhau gào thét. Toàn thân lạnh buốt, ướt như chuột lột. Biển nước cuồn cuộn, giót thẳng vào cơ thể bạn. Sức nước quả là vô biên, nếu tàu không biết tự cân bằng như con lật đật, nếu không kịp thời thoát ra ngay lập tức, thì chắc chắn tất cả sẽ lật úp”.
CH cuối bài 5
Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 64 SGK Văn 9 Cánh diều
Các hình ảnh trong văn bản có tác dụng bổ sung thông tin và khơi gợi cảm xúc của người đọc như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đánh giá giá trị các hình ảnh
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các hình ảnh trong văn bản bổ sung thông tin cho người đọc như thể họ đang là người chứng kiến, trải qua khung cảnh và chuyến tham quan. Điều đó khơi gợi cảm giác thích thú, hồi hộp và trí tò mò, hứng thú với thác I-goa-zu
Các hình ảnh trong văn bản giúp người đọc có cái nhìn rõ nét hơn về sự hùng vĩ cũng như nên thơ của thác nước I-goa-du, từ đó chúng ta càng muốn khám phá, trải nghiệm và hoà mình vào thiên nhiên nơi này.
CH cuối bài 6
Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 64 SGK Văn 9 Cánh diều
Ở Việt Nam có những thác nước nổi tiếng nào? Hãy tìm hiểu thông tin về một con thác mà em vừa nêu để giới thiệu với mọi người
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức thực tế Việt Nam
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bản Giốc, Dray Nur, Pongour, Dambri, Mây….
Bản Giốc được trang Culture Trip liệt kê vào danh sách những ngọn thác hùng vĩ nhất Việt Nam. Đây là một trong những thác lớn và hùng vĩ bậc nhất ở Việt Nam. Thác có ba tầng được bao quanh bởi cây cối xanh tươi, thuộc địa phận của tỉnh Cao Bằng
- Ở Việt Nam có những thác nước nổi tiếng:
+ Thác Bản Giốc – Cao Bằng
+ Thác Dambri – Lâm Đồng
+ Thác Pongour - Lâm Đồng
+ Thác Dray Nur - Đắk Lắk
+ Thác Mây – Thanh Hóa
+ Thác Voi – Đà Lạt
+ Thác Yang Bay – Khánh Hòa
- Thông tin về thác Bản Giốc – Cao Bằng
+ Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn.
+ Đây là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam và nó được đánh giá là một trong 7 thác nước đẹp nhất thế giới.
+ Thác gồm có 2 phần: thác Cao là thác phụ vì lượng nước ít, thác Thấp là thác chính nằm trên cột mốc biên giới Việt Trung. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi.
+ Với góc độ toàn cảnh từ xa, thác nước đổ xuống tạo một vùng bọt nước trắng xoá, mang cho ta cảm giác hoang sơ nhưng vô cùng tráng lệ. Phần giữa con thác, một mô đá nhô lên, được bao phủ bởi những cành cây khô đã xẻ dòng nước thành ba luồng như ba dải lụa trắng vắt ngang núi rừng.
+ Dưới chân thác là một dòng sông rộng, mặt nước phẳng lặng như gương. Nơi hai bên bờ là những thảm cỏ trong trẻo còn đọng hơi sương, từng vạt rừng rậm xanh ngắt. Thắng cảnh này quả thật là một chốn tiên bồng có thực tại trần gian.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-zu (theo Đỗ Doãn Hoàng)
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá bài 3 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
- Văn bản Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
- Văn bản Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)
- Văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
- Văn bản Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
- Văn bản Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)