Soạn văn 9 cánh diều, Soạn văn lớp 9 hay nhất Bài 6. Truyện truyền kì và truyện trinh thám

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều


Nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh được giới thiệu thế nào?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 5 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh được giới thiệu thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tính thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.

- Trương Sinh có tính đa nghi.

Xem thêm
Cách 2

- Vũ Thị Thiết: quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.

- Trương Sinh: có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2  Đọc hiểu trang 6 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Người vợ muốn nhắn gửi điều gì với chồng qua lời tiễn đưa này?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Vũ Thị Thiết muốn nhắn gửi chồng: nàng không cần công danh phù phiếm, chỉ mong chàng bình an trở về. Hơn nữa nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng, coi hạnh phúc gia đình là trên hết.

Xem thêm
Cách 2

Vũ Thị Thiết muốn nhắn gửi rằng nàng không cần chồng công danh phù phiếm, chỉ mong chàng bình an trở về.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 7 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Tình huống bất ngờ nào xuất hiện?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tình huống bất ngờ xuất hiện là: đứa con nói với Trương Sinh rằng trước đây cũng có người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế con. Trương Sinh nghi vợ ngoại tình nên đã la lên cho hả giận.

Xem thêm
Cách 2

Tình huống bất ngờ: đứa con nói với Trương Sinh rằng trước đây cũng có người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế con.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 7 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Người vợ đã nói gì khi bị chồng nghi ngờ?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Khi bị chồng nghi ngờ, Vũ Thị Thiết đã có những lời nói:

+ Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.

+ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.

+ Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

+ Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Xem thêm
Cách 2

+ Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.

+ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.

+ Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

+ Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 8 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Chú ý các chi tiết kì ảo trong phần 3

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Chi tiết kì ảo thứ nhất: Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng thả rùa xanh mà chàng vừa bắt được (Linh phi hóa thân)

- Chi tiết kì ảo thứ hai: Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian

- Chi tiết kì ảo thứ ba: linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất trong sương khói mịt mờ.

Xem thêm
Cách 2

- Chi tiết kì ảo 1: Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng thả rùa xanh mà chàng vừa bắt được.

- Chi tiết kì ảo 2: Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian

- Chi tiết kì ảo 3: linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất trong sương khói mịt mờ.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 6

Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 9 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Vũ Nương là ai? Chi tiết nào không có thật?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Vũ Nương là người ngày trước bị vu oan, phải gieo mình xuống sông tự tử nhưng được các nàng tiên trong cung cứu giúp.

- Chi tiết không có thật: các nàng tiên trong cung nước rẽ một đường nước cho Vũ Nương thoát chết.

Xem thêm
Cách 2

- Vũ Nương: là người phụ nữ bị chồng vu oan, gieo mình xuống sông tự tử nhưng được các nàng tiên trong cung cứu giúp.

- Chi tiết không có thật: các nàng tiên trong cung nước rẽ một đường nước cho Vũ Nương thoát chết.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 7

Trả lời Câu hỏi 7 Đọc hiểu trang 10 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Truyện kết thúc thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trương Sinh lập đàn tràng dài ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang, Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa sau có năm mươi chiếc xe cờ tán, lúc ẩn, lúc hiện.

Xem thêm
Cách 2

Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan, hiện về trên sông từ biệt chồng rồi biến mất.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 1

Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 10 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, chú ý các tình tiết, sự kiện chính

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Vũ Nương là cô gái xinh đẹp, thùy mị, nết na khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Ở nhà, nàng một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. Khi chồng trở về, bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung.

Xem thêm
Cách 2

Vũ Nương là người phụ nữ nết na xinh đẹp. Trương Sinh thấy vậy bèn xin mẹ hỏi cưới nàng về. Sau đó, chiến tranh ập đến, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 2

Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 10 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Tìm và phân tích các chi tiết mà tác giả đã sáng tạo để khắc họa nhân vật Vũ Nương, qua đó, nêu nhận xét, đánh giá của em về số phận, phẩm chất của nhân vật này.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chi tiết tác giả đã sáng tạo:

- Khi chồng đi lính chưa được bao lâu thì Vũ Nương sinh bé Đản và một mình gánh vác hết việc nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái. Để con trai bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha, nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản.

=> Nhận xét về số phận, phẩm chất của nhân vật này: 

- Là người mẹ yêu con hết mực

- Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

- Vì vậy, người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết, mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi mặc nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan.

=> Hiện lên với số phận của nạn nhân trong chiến tranh, khắc khổ nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp.

CH cuối bài 3

Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 10 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Chỉ ra biểu hiện và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Các chỉ tiết kì ảo thể hiện tập trung ở phần (3), trước hết là không gian nghệ thuật - cung điện, đến đài sang trọng ở dưới nước của rùa thần, là nơi ở của vợ vua kiền Nam Hải, nơi sinh sống của các nàng tiên. Không gian ki lạ này gắn liền với một chi tiết ki áo khác, đó là: "Tôi (Vũ Nương) ngày trước không may bị người vu oan, phải gieo mình xuông sông tự tử. Các nàng tiên trong cung nước thương tôi vô tội, rẽ một đường nước cho tôi thoát chết", ... Học sinh (HS) có thể nêu thêm các chi tiết khác.

- Yếu tố kì ảo có tác dụng mở ra những diễn biến tiếp theo cho câu chuyện, đẩy cốt truyện vận động, đồng thời giúp tác giả tiếp tục khắc họa số phận, phẩm chất của nhân vật Vũ Nương (số phận bất hạnh vì Vũ Nương vẫn luôn bị ám ảnh, dằn vặt bởi nỗi oan chưa được giải toả; là người có tình nghĩa, luôn hướng về gia đình, quê nhà và luôn khát khao được giải oan để giữ khí tiết thanh sạch) và thể hiện tư tưởng nhân đạo (cảm thông với những người phụ nữ có số phận kém may mắn; yêu mến, trân trọng những con người có tâm hồn và phẩm chất cao đẹp).

CH cuối bài 4

Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 10 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các chi tiết kì ảo và chi tiết đời thường ở một đoạn văn cụ thể trong văn bản

Phương pháp giải:

Có thể chọn các đoạn khác nhau để phân tích, nhưng cần chi ra sự kết hợp giữa chi tiết đời thường và chi tiết ki ảo

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đoạn "Lúc đến nhà ... biến đi mất"

Ở đoạn trên, các chi tiết như Phan kể chuyện với Trương ở nhà, Trương lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang, Trương gọi vợ, ... là các chỉ tiết đời thường, trần tục, hoàn toàn có thể có thật. Còn các chỉ tiết như Trương nhận lại chiếc hoa vàng, Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện, bông nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất, ... là chỉ tiết không có thật. Ngay trong một chi tiết nhỏ cũng có sự kết hợp các yếu tố đời thường và kì ảo. Chẳng hạn: việc Trương nhận lại chiếc hoa vàng từ Phan. Chiếc hoa vàng là một vật dụng có thật, một đổ vật của  Vũ Nương, Nhưng việc Phan nhận chiếc hoa vàng từ Vũ Nương ở chỗ của Linh Phi để rồi về nhà trao lại cho Trương thì lại là kì ảo. Nhìn chung, sự kết hợp giữa các chi tiết trên giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, vừa hư vừa thực, vừa gắn với những vấn để của cuộc sống hàng ngày, gần gũi với mọi người vừa thể hiện trí tưởng tượng phong phú và ước mơ của tác giả về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Xem thêm
Cách 2

Mối quan hệ giữa yếu tố thực và yếu tố kì ảo trong văn bản là nhờ yếu tố kì ảo để nói lên cái thực. Yếu tố kì ảo đóng vai trò làm cầu nối đưa ta vào một thế giới huyền diệu và bí ẩn.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 5

Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 10 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Chủ đề của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Qua câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Vũ Nương, truyện đặt ra vấn đề và số phận oan trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thể hiện sự thương xót đối với những người phụ nữ bất hạnh, kém may mẫn, đồng thời bộc lộ cái nhìn nhận hậu, mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Truyện cũng ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: nết na, hiểu thuận, ...

CH cuối bài 6

Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 10 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Hãy nêu suy nghĩ của em về một vấn đề có ý nghĩa nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhờ chi tiết cái bóng tác giả đã cho thấy rõ phẩm chất của các nhân vật trong truyện. Ngoài ra tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến tàn ác đã khiến số phận người phụ nữ mong manh, bế tắc. Qua đó khiến ta trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của người phụ nữ ngày nay, họ đều có quyền lên tiếng, đấu tranh để bảo vệ cho thân phận của mình.

Xem thêm
Cách 2

Vấn đề có ý nghĩa nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay khiến ta trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của người phụ nữ ngày nay, họ đều có quyền lên tiếng, đấu tranh để bảo vệ cho thân phận của mình.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí