Soạn bài Cảm hoài SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức


Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng với bạn.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc

Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 42 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng với bạn. 


Phương pháp giải:

Dựa vào trải nghiệm của bản thân

Chú ý lựa chọn những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng , những thất bại có tính ấn tượng mạnh và nổi bật. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Trận đánh chưa thành công : Hai lần đều thất bại! 

+“Cứ điểm nhỏ , bóp nát lúc nào cũng được”. Đó là suy nghĩ của phần lớn cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 khi nhận nhiệm vụ tiến công cứ điểm Chùa Cao trong đợt 2 của chiến dịch Quang Trung (tháng 6 – 1951) 

+ Sau những thắng lợi liên tiếp trong đợt đầu của chiến dịch Quang Trung, Bộ Tư Lệnh chiến dịch giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 308 tiến công cứ điểm Chùa Cao, tổ chức đánh viện và chuẩn bị tiến công. Trung đoàn 88 vinh dự nhận được nhiệm vụ quan trọng của Đại đoàn, mặc dù Trung đoàn chưa có kinh nghiệm đánh công kiên ở địa hình đồng bằng. 

+ Sau khi giành lại toàn bộ cứ điểm Chùa Cao, địch tổ chức thay quân, củng cố lại cộng sự và tăng cường hỏa lực. Về phía đại đoàn 308, sau đợt 1 không thành công đã lại giao cho Trung đoàn 88 tiếp tục tiến công cứ điểm Chùa Ca lần thứ hai với lí do “quân địch mới đến chưa quen địa hình” và để khích lệ tinh thần, ổn định tư tưởng cho bộ đội sau trận tiến công không thành công. Rút kinh nghiệm của lần trước, lần này công tác điều khiển, chuẩn bị cho trận đánh được chuẩn bị kĩ lưỡng hơn. Nhưng có một công việc qua trọng cần chuẩn bị Ban chỉ huy không quan tâm tới – đó là chuẩn bị về mặt tinh thần cho bộ đội, nhất là sau những mất mát lớn của đồng chí, đồng đội. Người ta thường nói tư tưởng không thông, vác bình tông không nổi. Hệ quả của lần tiến công thứ hai cũng không thành công. 

- Trận chiến ấy mang lại cảm giác buồn thương tiếc nuối bởi sự mất mát, hi sinh của những trái tim hướng về tổ quốc bên cạnh đó trận chiến còn đem đến sự nể phục, kính trọng trước tinh thần dũng cảm, can đảm của những người lính…

- Điều ấn tượng : Hơn 68 năm đã trôi qua nhưng dư âm của trận đánh vẫn còn đó, nhất là những bài học được rút ra từ trận đánh này thì vẫn còn nguyên giá trị - đó là bài học về xây dựng quyết tâm, bài học về đánh giá địch – ta , “biết địch biết ta trăm trận không bại”, bài học về công tác chỉ huy chiến đấu và vận dụng chiến thuật đánh công kiên. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Walt Disney từng bị chê bai là “thiếu trí tưởng tượng và sáng tạo” và bị đuổi việc; ngoài ra còn vô số lần thất bại nữa. Nhưng sau đó ông đã thành công tạo thành một thế giới Disney nổi tiếng như hiện tại.

- J. K. Rowling từng bị từ chối rất nhiều bản thảo truyện, cuộc sống cá nhân thì chật vật. Nhưng vượt lên tất cả cô đã thành công với bộ truyện Harry Poter.

Một thất bại đáng nể mà tôi muốn đề cập là thất bại của Nelson Mandela trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh cho sự công bằng và đối xử bình đẳng.

Nelson Mandela đã bị bắt và bị kết án tù chung thân vào năm 1964 do hoạt động chống lại chính quyền phân biệt chủng tộc của chế độ apartheid. Thời gian ông dành trong tù giam kéo dài tới 27 năm, trong đó ông bị cách ly và chịu những điều kiện khắc nghiệt. Mặc dù ông bị hạn chế tự do vật chất, nhưng ông không bao giờ từ bỏ tình yêu thương và lòng nhân ái.

Điều gây ấn tượng mạnh với tôi là sau khi được thả tự do vào năm 1990, Mandela không trở thành một người tràn đầy oán hận và muốn trả thù. Thay vào đó, ông đã lựa chọn con đường hòa giải và xây dựng một xã hội đa văn hóa và công bằng cho tất cả mọi người ở Nam Phi.

Nelson Mandela đã chơi vai trò quan trọng trong quá trình chuyển giao hòa bình và đặt nền móng cho một chế độ dân chủ mới ở Nam Phi. Ông đã trở thành tổng thống đầu tiên của Nam Phi được bầu chọn dân chủ và đã lãnh đạo đất nước từ năm 1994 đến 1999. Ông đã thể hiện khả năng tha thứ và sự dung hòa, giúp Nam Phi tránh được một cuộc xung đột dài và khôi phục lòng tin và đoàn kết trong cả nước.

Thất bại ban đầu của Nelson Mandela trong việc đánh bại chế độ phân biệt chủng tộc có thể là một biểu hiện của thất bại tạm thời, nhưng sự kiên trì, lòng nhân ái và tầm nhìn của ông đã tạo ra một tác động vĩ đại và sâu sắc trong lịch sử. Thành tựu của ông không chỉ là niềm tự hào của người dân Nam Phi mà còn là một nguồn cảm hứng và mẫu gương cho thế giới.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 43 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Hình dung thời gian, không gian ở hai câu thơ đầu.

Phương pháp giải:

Hiểu khái niệm, đọc văn bản “Cảm hoài” , lưu ý thời gian, không gian được nhắc tới trong hai câu thơ đầu


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thời gian: Mở đầu bài thơ, Đặng Dung phản ánh được tình hình thế sự của nước ta vào những năm 1407 – 1409 khi quân Minh kéo vào đóng chiếm Đại Việt. 

- Không gian: Rộng lớn mênh mang bao trùm cả xã hội lúc bấy giờ trong cơn biến loạn dữ dội, thế sự đảo điên trong sự bất lực. Thời thế loạn lạc với sự ngông cuồng cướp phá của giặc xâm lược. 

Cách 2

- Thời gian: thuộc những năm của thế kỉ 15, khi quân Minh tràn vào nước ta.

- Không gian: đứng giữa khung cảnh thiên nhiên.
Xem thêm
Cách 3

- Thời gian: Đặng Dung phản ánh được tình hình thế sự của nước ta vào những năm 1407 – 1409 khi quân Minh kéo vào đóng chiếm Đại Việt. 

- Không gian: Rộng lớn mênh mang bao trùm cả xã hội lúc bấy giờ trong cơn biến loạn dữ dội, thế sự đảo điên trong sự bất lực. Thời thế loạn lạc với sự ngông cuồng cướp phá của giặc xâm lược. 

Xem thêm
Cách 3

Trong khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 43 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Chú ý:

- Các hình ảnh thể hiện hoàn thành, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ tìm ra các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình; vận dụng tri thức Ngữ văn tìm ra biện pháp tu từ được sử dụng ở hai liên thơ giữa.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

*Các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình: 

Hoàn cảnh:

- "Trí chủ hữu hoài phù địa trục": Hình ảnh ẩn dụ "chí", "địa trục" thể hiện chí lớn muốn xoay chuyển càn khôn, giúp đời của nhân vật trữ tình.

- "Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà": Hình ảnh "tẩy binh", "thiên hà" thể hiện khát vọng được cống hiến, lập công danh nhưng không có cơ hội.

Khát vọng:

- "Trí chủ hữu hoài phù địa trục": Khát vọng xoay chuyển càn khôn, giúp đời.

- "Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt": Khát vọng được cống hiến, được ra sức phò tá vua, giúp nước.

Tâm trạng:

- "Trí chủ hữu hoài phù địa trục": Nỗi buồn, uất ức vì chí lớn không được.

- "Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà": Nỗi thất vọng, chán nản vì không có cơ hội cống hiến.

- "Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt": Nỗi niềm trăn trở, lo âu cho vận mệnh đất nước.

- "Đường mây lơ lửng trời xanh ngắt": Nỗi cô đơn, lạc lõng giữa dòng đời.

Ngoài ra:

- Hình ảnh "gươm", "trăng", "bóng nguyệt" thể hiện tâm hồn và khí phách của người anh hùng: hào hùng, tráng kiện, nhưng cũng đầy bi tráng.

- Giọng thơ bi tráng, thể hiện tâm trạng uất ức, ngậm ngùi của nhân vật trữ tình.

*Biện pháp tu từ được sử dụng ở hai liên thơ giữa: 

Liên thơ thứ hai (câu 3-4):

- Ẩn dụ: 

+"Trí chủ hữu hoài phù địa trục": Ẩn dụ chí lớn muốn xoay chuyển càn khôn, giúp đời.

+"Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà": Ẩn dụ khát vọng được cống hiến, lập công danh nhưng không có cơ hội.

- Đối: 

+"Trí chủ" đối với "tẩy binh"

+"Phù địa trục" đối với "vãn thiên hà"

-Điển tích: 

+"Tẩy binh": "Tẩy binh mã" của Đỗ Phủ.

Liên thơ thứ ba (câu 5-6):

-So sánh: 

+"Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt": So sánh hình ảnh "bóng nguyệt" với "gươm" để thể hiện sự trăn trở, lo âu của nhân vật trữ tình.

-Ẩn dụ: 

+"Gươm": Ẩn dụ cho khí phách anh hùng, cho khát vọng được cống hiến.

+"Bóng nguyệt": Ẩn dụ cho sự cô đơn, lạc lõng.

-Điển tích: 

+"Mài gươm":"Tráng sĩ ca" của Hàn Dũ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng: thế sự ngổn ngang, đất trời bất tận, anh hùng hận xót xa, Quốc thù chưa trả,…

- Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa: thời thế đối với lỡ vậnđồ điếu đối với anh hùng.

CÁC HÌNH ẢNH THỂ HIỆN HOÀN CẢNH, KHÁT VỌNG, TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

+ "Thế sự du du": việc đời dằng dặc, rối bời => công cuộc chống quân Minh , giành lại non sông xã tắc – một công việc vô cùng lớn lao, khó khăn vì nước đã mất, quân thù đang mạnh, ta thì lực ít, quân mỏng.

+ "nại lão hà": già mất rồi => tựa như một lời than, một nỗi băn khăn kèm theo tiếng thở dài có phần lực bất tòng tâm.

+ "Vô cùng thiên địa nhập hàm ca": tác giả giải tỏa nỗi buồn bằng ca hát và say sưa trong chén rượu tiếng đàn

=> Thông qua các hình ảnh có thể thấy việc đời còn rối bời, ờ mịt mà tuổi tác của nhà thơ đã cao. Từ đó, tạo nên một bi kịch: lực bất tòng tâm. Tình cảnh ấy khiến người anh hùng trở nên cô đơn, cô độc, mang theo giọng điệu buồn bã trước không gian bao la, hỗn loạn của thời thế.

BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI Ở HAI LIÊN THƠ GIỮA

- Đối từ loại:

+ Danh từ: thời lai >< vận khứ

+ Danh từ: đồ điếu >< anh hùng

+ Cụm danh từ: thành công dị >< ẩm hận đa

+ Danh từ: hữu >< vô

+ Danh từ: thiên >< địa

- Đối thanh:

+ lai >< khứ (B – T)

+ điếu >< hùng (T – B)

+ công >< hận (T – B)

+ chủ >< bình (T – B)

+ hoài >< lộ (B – T)

+ địa >< thiên (T – B)

=> Nghệ thuật đối giúp lời thơ thể hiện rõ nét nỗi đắng cay, uất hận. “Đã gặp thời thì anh hàng thịt, người câu cá cũng dễ làm nên công lớn. Chứ vận đã hết thì anh hùng cũng chỉ uống nhiều hận mà thôi”, một triết lí thật đau xót nhưng có lẽ nó vẫn đúng đến đời nay. Và ở đây, chính tác giả là người anh hùng lỡ vận ấy: Người anh hùng đã không may mắn gặp thời vận để có cơ hội mang sức mạnh, tài trí của mình ra cứu nước, giúp đời. Nay thời vận đã qua, tuổi già cũng vừa đến, cứu người anh hùng (tác giả) chỉ còn biết nuốt hận, bó tay trước thời cuộc mà thôi.

=> Người ôm mộng lớn đã những muốn giúp chúa nâng trục trái đất, muốn rửa giáp binh nhưng không có lối để kéo tuột sóng ngân hà xuống. Hình ảnh thơ kì vĩ làm sao. Tác giả mong muốn được mang sức mình xoay chuyển thời thế, giúp chúa đánh giặc góp phần đem lại nền thái bình cho nhân dân, đất nước. Ước mong lập công ấy thật cao quý và nó cũng là mục đích của những nam nhi thời bấy giờ. Lập công chính là làm nên sự nghiệp lớn với đời, giúp ích cho đất nước. Có như vậy, người nam tử mới được lưu danh sử sách. Ước muốn lập nên sự nghiệp lớn, có được công danh là khao khát muôn đời của biết bao nam nhi. Biết bao lời thơ đã bày tỏ khát vọng đó.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 44 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ

Phương pháp giải:

Tập trung đọc kĩ bài thơ để xác định được yêu cầu của đề bài , vận dụng kiến thức về thể thơ để xác định thể thơ của bài thơ. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thể thơ của bài thơ “Cảm hoài” : Thất ngôn bát cú 

- Nhân vật trữ tình của bài thơ : nhà thơ Đặng Dung , thời thế đảo điên với sự ngông cuồng cướp phá của giặc đã khơi dậy sự bất bình sâu sắc, nhà thơ khát khao được nhập cuộc, góp phần công sức cho sự nghiệp đấu tranh. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

- Nhân vật trữ tình: tác giả

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Nhân vật trữ tình: Nhà thơ

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 44 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình? Hoàn cảnh – tình thế đó có đặc điểm gì? 

Phương pháp giải:

Tập trung đọc kĩ bốn câu thơ đầu để phát hiện ra hoàn cảnh – tình thế của nhân vật và đặc điểm của hoàn cảnh – tình thế đó. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình: 

+Trời đất rộng lớn 

+ Khúc ca say 

+ Tên hàng thịt 

+Kẻ câu cá 

+ Bậc anh hùng 

-Đặc điểm của hoàn cảnh tình thế đó : Hoàn cảnh – tình thế phức tạp hỗn loạn trong cơn biến loạn dữ dội. Thời thế đảo điên với sự ngông cuồng cướp phá của giặc xâm lược đã khơi dậy sự bất bình , uất ức nhà thơ khát khao được góp công sức cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc nhưng đành bất lực trong tiếng thở dài bởi tuổi đã già. Để vơi đi nỗi đau đớn, nhà thơ đã tìm đến những cuộc rượu dài, đắm chìm vào những lời hát nghêu ngao. Từ những trải nghiệm về cuộc đời tác giả Đặng Dung đã thể hiện quan niệm về vận khứ của người anh hùng trước sự thành bại của sự nghiệp.  

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hình ảnh: thế sự ngổn ngang, đất trời, đồ điếu công thành dễ, anh dùng hận xót xa.

- Hoàn cảnh - tình thế: Việc tuổi tác rối bời, mênh mông trời đất hát và say, đưa ra tình trạng bi kịch và sự cô độc của người anh hùng. Việc đời rối bời, tuổi già đầy bi kịch, không giải quyết được mâu thuẫn.

- Hình ảnh gợi ra được hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình: "thế sự du du" – "nại lão hà"

- Hoàn cảnh – tình thế đó là: “Thế sự du du” phản ánh được cái dằng dặc, phức tạp của xã hội trong cơn biến loạn dữ dội. Thời thế đảo điên với sự ngông cuồng cướp phá của giặc đã khơi dậy sự bất bình sâu sắc, nhà thơ khát khao được nhập cuộc, góp phần công sức cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ non sông, đất nước nhưng đành bất lực trong tiếng thở dài vì tuổi đã già.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 44 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Nhân vật trữ tình có những cảm xúc , suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh tình thế đó. 

Phương pháp giải:

Tập trung vào các từ ngữ miêu tả cảm xúc, trạng thái, suy nghĩ của nhân vật trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Đứng trước tình thế loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ nhân vật trữ tình lòng dạ bối rối “việc đời dằng dặc mà ta đã già rồi” và đó chính là bi kịch của người anh hùng khi trở nên bất lực trước thời cuộc. “Thiên địa nhập hàm ca” biểu lộ một thái độ về sự đảo điên trong cuộc đời . Câu một và câu hai tương phản về mặt ý nghĩa đã nói lên nỗi lòng cảm hoài của nhà thơ 

- Hai câu thơ trong phần thực đổi nhau nêu bật “gặp thời”  và “thất thế” đối với người anh hùng như một chiêm nghiệm lịch sử đầy cay đắng, xót xa . Gặp thời những kẻ “đổ điếu” cũng dễ dàng làm nên công trạng, sự nghiệp lớn. Ấy vậy mà sau trăm năm đã trôi qua, biết bao vận đổi sao dời mà ba chữ “ẩm hận đa” vẫn làm nhức nhối lòng người – nhức nhối trong lòng nhân vật trữ tình . Đó là nỗi cảm hoài , là nỗi cay đắng của người anh hùng thất thế , lỡ bước, chán trường, bất lực trước cuộc đời ngàn vạn bão giông đang giăng đầy. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Tình thế ám ảnh khiến nhân vật trữ tình trở nên cô độc, quay lưng với thế sự.

Câu thơ mang hình thức của câu hỏi đã thể hiện sự trăn trở, day dứt khôn nguôi của người anh hùng lỡ thời có chí lớn nhưng lực bất tòng tâm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 44 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Trong hai câu luận, tác giả sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng  (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân…) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai câu luận để phát hiện ra những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại, vận dụng tri thức Ngữ văn để giải thích ý nghĩa một số biểu tượng . Chú ý đến những từ ngữ miêu tả tâm trạng, cảm xúc để tìm hiểu về nỗi lòng của nhân vật trữ tình. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng quen thuộc: 

+ “xoay trục đất, kéo sông Ngân” : Hình tượng một con người to lớn, ấp ủ hoài bão kinh người, con người muốn lên cao chiếm lĩnh về không gian trong cái nhìn xa xăm, bao quát, đăng cao để viễn vọng, để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” 

+ “rửa binh khí” : Có thể hiểu là chuẩn bị binh sĩ trước khi gặp mưa. Vũ Vương chuẩn bị binh sĩ để phạt trừng kẻ thù và gặp mưa. Mặc dù có người nghĩ rằng điều này không thuận lợi, nhưng Vũ Vương cho rằng là trời giúp rửa sạch binh khí để chuẩn bị cho cuộc xuất chinh. Cũng có thể hiểu “rửa binh khí” là rửa sạch binh khí để cất giữ, ý nói đến sự chuẩn bị cho chiến tranh. Ở đây, Đặng Dung đang đưa quân đánh quân Minh, thể hiện ý sẵn sàng chiến đấu hoặc ý nói đất nước thanh bình không còn cảnh binh lửa, sau khi thắng trận trở về, các tướng cầm quân tìm đến bãi sông rộng để binh sĩ được tắm mát nghỉ ngơi. 

+ “Long Tuyền”: thanh tể tướng kiếm, đây là thanh dương, một trong bốn kiếm báu trong kho tàng điển tích Tàu. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Ý nghĩa của biểu tượng:

+ Xoay trục đất: hỗ trợ xoay chuyển địa trục (trục đất)

+ Rửa binh khí: chuẩn bị cho trận chiến

+ Kéo sông Ngân: mượn ý thơ của Đỗ Phủ -> thể hiện ý chí chiến đấu

- Cảm nhận nỗi lòng của nhân vật trữ tình: thể hiện ý sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước.

Để nói lên chí khí, khát vọng của bản thân, Đặng Dung đã sử dụng hai hình ảnh kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ là “phù địa trục” và “vấn thiên hà”. Đó là khát vọng thành thực, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của người anh hùng Đặng Dung. Nhà thơ khát khao xoay chuyển trái đất, xoay vần thế sự, mong muốn được đóng góp sức lực,. tài năng cho sự nghiệp cứu nước của vua chúa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 44 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết.

Phương pháp giải:

Xác định được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật góp phần khắc họa nên hình tượng người chiến sĩ mài gươm.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Đến hai câu thơ cuối bài nhà thơ lại trở về với nỗi trăn trở, buồn bã của bản thân,đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng được dâng hiến với giới hạn của đời người. Hai câu thơ thể hiện tráng khí của nhà thơ đó là hình ảnh của “ đầu tiên bạch” và “ Kỉ độ Long Tuyền”. Đây đều là những hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng. Câu thơ đầu tiên ý muốn nói đến khát khao dâng hiến còn thể hiện ở hành động quyết tâm “ Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”, tức là bao phen đội trăng để mài gươm báu Long Tuyền. Hai câu thơ cuối vừa khắc họa được tâm trạng đau buồn của một kẻ lỡ vận ngậm ngùi nhìn cuộc đời trôi đi bao nhiêu hoài bão vẫn còn dang dở. Tuy nhiên điều làm cho bài thơ không mang tính bi quan là sự xuất hiện của hình ảnh bao phen mài gươm dưới nguyệt. Hình ảnh này tô đậm khí chất của đấng anh hùng hay cũng chính là tác giả.

- Hình ảnh người tráng sĩ – lão tướng trong hai câu kết mang vẻ đẹp bi tráng (thể hiện trong mối quan hệ giữa tâm sự bi phẫn “ Quốc thù chưa trả sao già vội” với hành động bền bỉ “ mài gươm dưới nguyệt đã bấy chầy” của người tráng sĩ).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Hình ảnh tướng lão đau đáu với mối thù nước, nung nấu mài kiếm dưới trăng là biểu tượng của sức mạnh, chinh phục. Trong khi mối thù vẫn còn, tuổi tác đã cao, sức lực giảm sút, nhưng tâm hồn vẫn đầy kiên trì, bền bỉ, nhiệt huyết anh hùng, toát lên vẻ sáng tạo và ý chí mạnh mẽ, âm thầm nhưng uy nghiêm.

Hình ảnh người anh hùng mài kiếm dưới ánh trăng mang đến bao xúc động, dù mái đầu đã bạc theo thời gian nhưng chí khí của người anh hùng Đặng Dung chưa lúc nào vơi bớt, lí tưởng cứu nước cứu đời vẫn mãi sục sôi. Hình ảnh “long tuyền” (gươm báu) ẩn dụ cho khát vọng giết giặc, trả mối thù cho đất nước, mang đến thái bình thịnh trị cho nhân dân đã làm nổi bật tấm lòng đẹp đẽ, cao cả của Đặng Dung. Đây cũng là hai câu thơ đẹp nhất, chói sáng hào khí đông a trong thơ văn Lý - Trần.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 44 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Nêu một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ

Phương pháp giải:

Hiểu rõ khái niệm “phong cách cổ điển” trong văn học trung đại là gì? Quan sát và phát hiện ra các tư tưởng về nội dung và hình thức

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ: 

+ Nội dung thể hiện tình cảm, tư tưởng bao gồm ba nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước. 

+ Sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại “xoay trục đất”, “rửa binh khí”, “kéo sông Ngân”, “trí chúa”, “vận khứ”, “đồ điếu”…

+ Sử dụng nhiều điển tích, điển cố 

+ Sử dụng một thể thơ cổ thi “thất ngôn bát cú” tuân thủ chặt chẽ quy định niêm, luật của thể thơ. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Anh hùng có xây dựng sự nghiệp lớn hay không phụ thuộc vào thời vận. Đây là quan điểm cổ xưa về sự thành bại của những người tài năng và kiến thức vượt trội. Anh hùng có thể thay đổi thế giới, nhưng thời đại cũng tạo ra những anh hùng. Thất bại vì lỡ vận là nỗi ân hận của nhiều anh hùng qua thời kỳ.

- Chủ đề: anh hùng trong lịch sử

- Đề tài: tâm sự người tráng sĩ trước vận nước.

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- ….

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Kết nối đọc - viết

Trả lời Câu hỏi Kết nối đọc - viết trang 44 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ)  phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài


Phương pháp giải:

Dựa vào phần phân tích ở trên và kĩ năng viết đoạn văn đã được học

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bài thơ “Cảm hoài” là một bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Đặng Dung. Nhận xét về bài thơ, nhà thơ Lý Tử Tấn đã từng nhận xét “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng” – Không phải kẻ sĩ hào kiệt thì không làm nổi. Quả đúng là như vậy, bằng tấm lòng yêu nước cao đẹp cùng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của “kẻ làm trai”, nhà thơ đã thể hiện khao khát cống hiến, cứu nước giúp đời đồng thời thể hiện tâm trạng xót xa, đau khổ khi chưa kịp hoàn thành nghiệp lớn. Để nói lên chí khí, khát vọng của bản thân, Đặng Dung đã sử dụng hai hình ảnh biểu tượng thật độc đáo, hình ảnh ấy thật kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ đó chính là “phù địa trục” và “vấn thiên hà”. Đây là hình tượng một con người to lớn, ấp ủ hoài bão kinh người, con người muốn lên cao chiếm lĩnh về không gian trong cái nhìn xa xăm, bao quát, đăng cao để viễn vọng, để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Và đó cũng chính là khát vọng thành thực, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của người anh hùng Đặng Dung. Nhà thơ khao khát xoay chuyển trái đất, xoay chuyển xã hội đảo điên loạn lạc, xoay vần thế sự, mong muốn được góp sức lực. Qua hai biểu tượng này ta có thể thấy rằng nhà thơ không chỉ là một con người khao khát cống hiến tài năng mà ông còn thổ lộ những ước muốn đầy nhân văn, mong muốn về một tương lai hòa bình, thịnh vượng, không còn đao bình, chết chóc. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chỉ với Cảm hoài bài thơ duy nhất còn để lại cho đời sau, nhưng tên tuổi của Đặng Dung và tên của bài thơ, những vần điệu bi hùng ấy cũng đã đủ đi vào cõi bất tử trong tâm của người Việt Nam muôn thế hệ. Biểu tưởng nổi bật trong bài thơ chính là người anh hùng. Hình ảnh đầy bi tráng của người anh hùng, tuy thất thế mà vẫn hiên ngang rất mực. Thể hiện một chí khí và một khát vọng anh hùng ngút trời đậm chất anh hùng ca mang âm hưởng chung của hào khí Đông A, âm điệu hùng tráng của dòng thơ văn chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV của nước ta.

Nhận xét về bài thơ Đặng Dung, nhà thơ Lý Tử Tấn đã từng nhận xét “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng” (Không phải kẻ sĩ hào kiệt thì không làm nổi). Quả đúng như vậy, bằng tấm lòng yêu nước cao đẹp cùng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của “kẻ làm trai”, Đặng Dung trong Cảm hoài đã thể hiện được khát khao cống hiến, cứu nước giúp đời mạnh mẽ đồng thời thể hiện tâm trạng xót xa, đau khổ khi chưa kịp hoàn thành nghiệp lớn thì tuổi già đã đến. Mở đầu bài thơ, Đặng Dung đã phản ánh được tình hình thế sự của nước ta vào những năm 1407 – 1409 khi quân Minh kéo vào đóng chiếm Đại Việt. Bất bình trước sự cuồng loạn của giặc Minh, mong muốn được mang sức lực ra cứu nước, cứu đời nhưng bất lực vì tuổi đã già. Nhìn thế sự đảo điên trong sự bất lực, bi kịch của người anh hùng lỡ thời thể hiện rõ nét qua hai câu thơ đầu tiên của bài: “Thế sự du du nại lão hà, Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.” (Sự đời dằng dặc mà ta già rồi, biết làm sao đây Trời đất mênh mông thu vào trong cuộc rượu hát nghêu ngao) “Thế sự du du” phản ánh được cái dằng dặc, phức tạp của xã hội trong cơn biến loạn dữ dội. Thời thế đảo điên với sự ngông cuồng cướp phá của giặc đã khơi dậy sự bất bình sâu sắc, nhà thơ khát khao được nhập cuộc, góp phần công sức cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ non sông, đất nước nhưng đành bất lực trong tiếng thở dài vì tuổi đã già. Câu thơ mang hình thức của câu hỏi đã thể hiện sự trăn trở, day dứt khôn nguôi của người anh hùng lỡ thời có chí lớn nhưng lực bất tòng tâm. Đó chính là cái chí lớn của người anh hùng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm