CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN

Chương 1: Số tự nhiên

Chương này giới thiệu kiến thức về tập hợp, các phép tính về số tự nhiên gồm ghi số tự nhiên, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa với số tự nhiên. Ngoài ra, chúng ta sẽ ôn lại, mở rộng quan hệ chia hết, dấu hiệu chia hết. Đồng thời tìm hiểu về những khái niệm quan trọng của số học  là số nguyên tố, hợp số, ước chung, ước chung lớn nhất, bội chung, bội chung nhỏ nhất.

Học sinh cần chú ý thứ tự thực hiện phép tính, tránh nhầm lẫn cách tìm ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất.

Chương 2: Số nguyên

Chương 2 là chương quan trọng, giúp các em tìm hiểu về số nguyên dương, số nguyên âm, các phép tính với số nguyên

Chúng ta cần chú ý quy tắc về cách mô tả số nguyên trong tình huống thực tế; dấu khi thực hiện các phép tính với số nguyên

Chương 3: Hình học trực quan

Chương này hệ thống lại các hình phẳng đặc biệt thường gặp: hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân cùng với tính chất, công thức tính chu vi, diện tích của chúng.

Ngoài ra, chương này giúp các em hiểu và nhận biết được hình có trục đối xứng, tâm đối xứng, tránh sai lầm khi xác định chúng.

Chương 4: Một số yếu tố thống kê và xác suất

Dữ liệu và thu thập, phân tích, xử lí dữ liệu có ý nghĩa quan trọng trong khoa học, đời sống. Chương này giới thiệu kiến thức về thống kê cũng như xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi, thí nghiệm.

Chương 5: Phân số và số thập phân

Chương 5 mở rộng khái niệm phân số có tử số và mẫu số nguyên, tạo nền tảng cho các chương sau và các lớp sau. Các em cần nắm chắc các kiến thức về phân số bằng nhau; các phép tính với phân số, số thập phân, các bài toán về phân số, tỉ số, tỉ số phần trăm. Ngoài ra, các em cần ghi nhớ quy tắc làm tròn và ước lượng.

Học sinh cần tránh sai lầm khi phân loại các bài toán về phân số, khi làm tròn và tính toán với phân số, hỗn số, số thập phân.

Chương 6: Hình học phẳng

Chương này đặc biệt quan trọng và là nền tảng cho mọi kiến thức hình học sẽ gặp sau này. Các em cần nắm vững các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, góc.

Học sinh tránh mắc sai lầm khi đọc tên đường thẳng, tia, góc.