Bài 2 trang 25 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 1


Giải bài tập Bài 2 trang 25 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 1.

Đề bài

Nêu đặc điểm về cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song.

Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song. Điện trở tương đương này có giá trị lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?

Có các điện trở giống nhau, giá trị của mỗi điện trở là \(R = 30\Omega \). Cần mắc nối tiếp hay song song bao nhiêu điện trở này với nhau để có một điện trở tương đương là R = \(10\Omega \)?

Lời giải chi tiết

- Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở: \(I = {I_1} + {I_2} + ... + {I_n}.\)

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế trên mỗi điện trở: \(U = {U_1} = {U_2} = ... = {U_n}.\)

- Điện trở tương đương của đoạn mạch \({1 \over {{R_{td}}}} = {1 \over {{R_1}}} + {1 \over {{R_2}}} + ... + {1 \over {{R_n}}}.\)

Chú ý: Điện trở tương đương nhỏ hơn điện trở thành phần.

- Vì điện trở tương đương nhỏ hơn điện trở thành phần nên ta phải mắc song song các điện trở. Ta có:

R = \({R \over n} \to 10 = {{30} \over n} \Rightarrow n = 3.\)

Vậy ta phải mắc song song 3 điện trở giống hệt nhau có giá trị \(30\Omega \) để điện trở tương đương là \(10\Omega .\)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 21 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 9 - Xem ngay

2K9 Tham Gia Group Giải Đề Thi Vào 10 Các Tỉnh

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.