Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.


Thành ngữ có hàm ý nói về những người bên ngoài thì tỏ vẻ tốt bụng, dễ gần, nhưng tính cách bên trong lại độc ác, xấu xa, muốn làm hại người khác.

Giải thích thêm
  • Miệng nam mô: miệng thì niệm kinh Phật, nói điều hay.

  • Bồ: đồ đựng đan bằng tre, nứa, có thành cao, miệng tròn và rộng, thường có nắp đậy.

  • Dao găm: dao ngắn, mũi rất nhọn, dùng để đâm, thường được mang theo để làm vũ khí.

  • Thành ngữ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, “miệng nam mô” ẩn dụ cho người tỏ ra bản thân là người lương thiện; còn “bụng bồ dao găm” ẩn dụ cho bản chất tàn độc, xấu xa của người đó.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Người buôn hàng tham lam luôn tỏ ra niềm nở, ân cần với khách hàng, hứa hẹn về chất lượng sản phẩm tốt nhất, nhưng thực chất lại bán hàng giả, hàng nhái, quả là miệng nam mô, bụng bồ dao găm.

  • Bạn cần cẩn trọng với những kẻ miệng nam mô, bụng bồ dao găm, bởi những người đó có thể hãm hại bạn bất cứ lúc nào.

  • Lão ta là kẻ miệng nam mô, bụng bồ dao găm,  lúc nào cũng nở nụ cười hiền hậu, nói lời mật ngọt, nhưng trong lòng lại toan tính hãm hại người khác.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:

  • Giả nhân giả nghĩa.

  • Khẩu Phật tâm xà.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:

  • Ăn ngay nói thẳng.

  • Cây ngay bóng thẳng.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm