Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1 TN

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu

  • A.

    Hai

  • B.

    Ba

  • C.

    Bốn

  • D.

    Năm

Câu 2 :

Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bài học đường đời đầu tiên?

  • A.

    Truyện viết cho thiếu nhi

  • B.

    Truyện viết về loài vật

  • C.

    Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người

  • D.

    Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

Câu 3 :

Tình cảm nổi bật trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ là tình cảm gì?

  • A.

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • B.

    Tình cảm gia đình

  • C.

    Tình bạn

  • D.

    Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Biện pháp nào dưới đây được ví là một phép so sánh ngầm?

Ẩn dụ

Hoán dụ

Câu 5 :

Tên khai sinh của Tô Hoài là gì? 

  • A.

    Nguyễn Sen

  • B.

    Nguyễn Tuân

  • C.

    Nguyễn Huy Tưởng

  • D.

    Nguyễn Siêu

Câu 6 :

Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?

  • A.

    Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp

  • B.

    Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm

  • C.

    Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau

  • D.

    Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau

Câu 7 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản "Đêm nay Bác không ngủ"?

  • A.

    Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

  • B.

    Hình ảnh, chi tiết chân thực, giản dị

  • C.

    Nhân vật được cường điệu hóa, hiện lên sinh động, hấp dẫn

  • D.

    Thể thơ 5 chữ gần gũi, dễ dàng bộc lộ cảm xúc

Câu 8 :

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

(…) không xa lạ với cuộc sống của con người; gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với (…) và thiên nhiên.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? – U-xa-chốp)

  • A.

    Thực vật

  • B.

    Động vật

  • C.

    Chó con

  • D.

    Cây cối

Câu 9 :

Biên bản gồm mấy phần?

  • A.

    3 phần

  • B.

    4 phần

  • C.

    5 phần

  • D.

    6 phần

Câu 10 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Minh Huệ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật với các tập thơ nào?

Đêm nay Bác không ngủ

Rừng xưa rừng nay

Tiếng hát quê hương

Mùa xanh đến

Đất chiến hào

Câu 11 :

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng được trích từ báo nào?

  • A.

    Kienthuc.net.com

  • B.

    Tuoitre.com

  • C.

    Tuoitre.vn

  • D.

    Kienthuc.net.vn

Câu 12 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 13 :

Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là gì?

  • A.

    Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc

  • B.

    Sử dụng nhuần nhuyễn kho tàng văn học dân gian Việt Nam

  • C.

    Sáng tạo tình huống truyện

  • D.

    Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

Câu 14 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

     Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Câu 15 :

Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

  • B.

    Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

  • C.

    Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

  • D.

    Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Câu 16 :

Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại gì?

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Truyện dài

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Tùy bút

Câu 17 :

Trong văn bản Bức tranh của em gái tôi, trước đó, người anh có thái độ gì với em gái?

  • A.

    Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi

  • B.

    Kẻ cả, xem thường, cho là em nghịch ngợm

  • C.

    Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em

  • D.

    Ngăn cản không cho em nghịch

Câu 18 :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào?

  • A.

    Sống tiết kiệm

  • B.

    Quan tâm, yêu thương mọi người

  • C.

    Cần cù trong lao động

  • D.

    Khiêm tốn

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật??

     Khi hiểu được nỗi đau của động vật, con người sẽ không phá rừng làm trang trại vì muốn có được thịt bò, không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa. Khi hiểu được nỗi đau của động vật, chúng ta sẽ không lạm dụng và cướp đi môi trường sống của chúng.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? - Kim Hạnh Bảo - Trần Nghị Du)

Vai trò của động vật trong cuộc sống của con người

Thực trạng cuộc sống của động vật những năm gần đây

Bài học nhận thức cho con người

Câu 20 :

Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Truyện viết cho thiếu nhi

  • B.

    Truyện viết về loài vật

  • C.

    Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử

  • D.

    Truyện đề cao tình cảm gia đình

Câu 21 :

Theo Phạm Tuyên, bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng được viết trong bao lâu?

  • A.

    Cả cuộc đời của tác giả và dân tộc

  • B.

    2 tiếng và cả cuộc đời

  • C.

    2 tiếng

  • D.

    3 tiếng

Câu 22 :

Tại sao khi nhắc đến bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng, nhạc sĩ Phạm Tuyên lại khẳng định mình viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời?

  • A.

    Vì bài hát sáng tác rất khó

  • B.

    Vì bài hát rất dài

  • C.

    Vì bài hát được gửi gắm tình cảm của cả đời làm nhạc sĩ

  • D.

    Vì bài hát tốn quá nhiều giấy mực và tâm huyết

Câu 23 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Loài người đang có những hành động tàn nhẫn với cả môi trường và động vật, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 24 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hay sai?

                                      Bàn tay ta làm nên tất cả

                              Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Đúng
Sai
Câu 25 :

Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Người anh trai là người kể lại câu chuyện

  • B.

    Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

  • C.

    Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

  • D.

    Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Câu 26 :

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng là?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Thuyết minh

Câu 27 :

Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ những phương diện nào?

  • A.

    Vẻ mặt, dáng hình

  • B.

    Cử chỉ, hành động

  • C.

    Anh đội viên và Bác Hồ

  • D.

    Dáng vẻ, hành động, lời nói

Câu 28 :

Cụm danh từ gồm mấy phần

  • A.

    2 phần

  • B.

    3 phần

  • C.

    4 phần

  • D.

    5 phần

Câu 29 :

Việc thảo luận nhóm nhỏ thường được áp dụng trong những môi trường nào?

  • A.

    Trong học tập

  • B.

    Trong cuộc sống sinh hoạt

  • C.

    Trong công việc

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 30 :

Trạng ngữ là gì?

  • A.

    Là thành phần chính của câu

  • B.

    Là thành phần phụ của câu

  • C.

    là biện pháp tu từ trong câu

  • D.

    Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu 31 :

Việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc đã dẫn đến hậu quả gì?

  • A.

    Dế Mèn bị phá tổ

  • B.

    Dế Choắt và chị Cốc không còn chơi với Dế Mèn

  • C.

    Dế Mèn bị thương do chị Cốc mổ

  • D.

    Dế Choắt chết

Câu 32 :

Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

  • A.

    Có bốn loại hoán dụ

  • B.

    Có năm loại hoán dụ

  • C.

    Có sáu loại hoán dụ

  • D.

    Có bảy loại hoán dụ

Câu 33 :

Đâu không phải là từ Hán Việt?

  • A.

    Xã tắc

  • B.

    Đất nước

  • C.

    Sơn thủy

  • D.

    Giang sơn

Câu 34 :

Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhận định đúng nhất về Dế Mèn?

  • A.

    Tự tin, dũng cảm

  • B.

    Tự phụ, kiêu căng

  • C.

    Khệnh khạng, xem thường mọi người

  • D.

    Hung hăng, xốc nổi

Câu 35 :

Dế Choắt trước khi chết nói với Dế Mèn?

  • A.

    Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân

  • B.

    Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân

  • C.

    Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình

  • D.

    Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình

Câu 36 :

Tạ Duy Anh từng theo học ở trường nào? 

  • A.

    Chu Văn An

  • B.

    Đại học Tổng hợp Hà Nội

  • C.

    Đại học Sư phạm Hà Nội

  • D.

    Trường viết văn Nguyễn Du

Câu 37 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Xác định các từ ngữ hoán dụ trong ví dụ dưới đây:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày.

(Covid nhanh đi đi – Huyền Tâm Môn)

Áo trắng

Đôi vai

Niềm tin

Câu 38 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Theo em, việc thảo luận nhóm có cần thiết trong học tập hay không?

Không

Câu 39 :

Đâu là năm sinh, năm mất của Tô Hoài?

  • A.

    1910 - 2000

  • B.

    1920 - 2014

  • C.

    1930 - 2015

  • D.

    1940 - 2020

Câu 40 :

Đâu là khái niệm đúng nhất về thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề?

  • A.

    Bày tỏ ý kiến của mình, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh

  • B.

    Lắng nghe ý kiến của mọi người để thay đổi bản thân

  • C.

    Đưa ra quan điểm để thay đổi ý kiến theo suy nghĩ của mình

  • D.

    Bác bỏ các ý kiến của mọi người

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu

  • A.

    Hai

  • B.

    Ba

  • C.

    Bốn

  • D.

    Năm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và ghi ra nháp các cụm danh từ

Lời giải chi tiết :

Các cụm danh từ là: kênh Bọ Mắt, sông Cửa Lớn, Năm Căn, sông Năm Căn

Câu 2 :

Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bài học đường đời đầu tiên?

  • A.

    Truyện viết cho thiếu nhi

  • B.

    Truyện viết về loài vật

  • C.

    Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người

  • D.

    Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Truyện không nhằm mục đích chế giễu loài người mà nhằm giáo dục trẻ em.

Câu 3 :

Tình cảm nổi bật trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ là tình cảm gì?

  • A.

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • B.

    Tình cảm gia đình

  • C.

    Tình bạn

  • D.

    Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ nội dung văn bản, chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng là tình cảm nổi bật trong văn bản trên

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Biện pháp nào dưới đây được ví là một phép so sánh ngầm?

Ẩn dụ

Hoán dụ

Đáp án

Ẩn dụ

Hoán dụ

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ được ví là phép so sánh ngầm.

Câu 5 :

Tên khai sinh của Tô Hoài là gì? 

  • A.

    Nguyễn Sen

  • B.

    Nguyễn Tuân

  • C.

    Nguyễn Huy Tưởng

  • D.

    Nguyễn Siêu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen

Câu 6 :

Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?

  • A.

    Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp

  • B.

    Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm

  • C.

    Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau

  • D.

    Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau.

Câu 7 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản "Đêm nay Bác không ngủ"?

  • A.

    Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

  • B.

    Hình ảnh, chi tiết chân thực, giản dị

  • C.

    Nhân vật được cường điệu hóa, hiện lên sinh động, hấp dẫn

  • D.

    Thể thơ 5 chữ gần gũi, dễ dàng bộc lộ cảm xúc

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện.

- Phương thức biểu đạt tự sự, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố biểu cảm và miêu tả.

- Hình ảnh, chi tiết giản dị, chân thực, cảm động.

Câu 8 :

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

(…) không xa lạ với cuộc sống của con người; gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với (…) và thiên nhiên.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? – U-xa-chốp)

  • A.

    Thực vật

  • B.

    Động vật

  • C.

    Chó con

  • D.

    Cây cối

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Động vật không xa lạ với cuộc sống của con người; gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên.

Câu 9 :

Biên bản gồm mấy phần?

  • A.

    3 phần

  • B.

    4 phần

  • C.

    5 phần

  • D.

    6 phần

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biên bản gồm 3 phần

Câu 10 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Minh Huệ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật với các tập thơ nào?

Đêm nay Bác không ngủ

Rừng xưa rừng nay

Tiếng hát quê hương

Mùa xanh đến

Đất chiến hào

Đáp án

Đêm nay Bác không ngủ

Tiếng hát quê hương

Đất chiến hào

Lời giải chi tiết :

Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970).

Câu 11 :

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng được trích từ báo nào?

  • A.

    Kienthuc.net.com

  • B.

    Tuoitre.com

  • C.

    Tuoitre.vn

  • D.

    Kienthuc.net.vn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Văn bản được trích từ Kienthuc.net.vn

Câu 12 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý tới hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng cũng như mục đích giao tiếp

Câu 13 :

Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là gì?

  • A.

    Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc

  • B.

    Sử dụng nhuần nhuyễn kho tàng văn học dân gian Việt Nam

  • C.

    Sáng tạo tình huống truyện

  • D.

    Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục là nghệ thuật tiêu biểu của văn bản.

Câu 14 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

     Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu B là câu có trạng ngữ “mùa xuân”

Câu 15 :

Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

  • B.

    Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

  • C.

    Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

  • D.

    Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án thích hợp nhất

Lời giải chi tiết :

Câu chuyện là bài học về thái độ trước thành công của người khác.

Câu 16 :

Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại gì?

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Truyện dài

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Tùy bút

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 17 :

Trong văn bản Bức tranh của em gái tôi, trước đó, người anh có thái độ gì với em gái?

  • A.

    Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi

  • B.

    Kẻ cả, xem thường, cho là em nghịch ngợm

  • C.

    Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em

  • D.

    Ngăn cản không cho em nghịch

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ trước cho đến lúc nhìn thấy em gái tự chế màu vẽ: nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, xem thường

Câu 18 :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào?

  • A.

    Sống tiết kiệm

  • B.

    Quan tâm, yêu thương mọi người

  • C.

    Cần cù trong lao động

  • D.

    Khiêm tốn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản trên, em có thể rút ra được bài học đạo đức về sự quan tâm, yêu thương mọi người.

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật??

     Khi hiểu được nỗi đau của động vật, con người sẽ không phá rừng làm trang trại vì muốn có được thịt bò, không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa. Khi hiểu được nỗi đau của động vật, chúng ta sẽ không lạm dụng và cướp đi môi trường sống của chúng.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? - Kim Hạnh Bảo - Trần Nghị Du)

Vai trò của động vật trong cuộc sống của con người

Thực trạng cuộc sống của động vật những năm gần đây

Bài học nhận thức cho con người

Đáp án

Bài học nhận thức cho con người

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ đoạn văn, nhớ lại bố cục và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên nằm ở phần cuối văn bản: Bài học nhận thức cho con người.

Câu 20 :

Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Truyện viết cho thiếu nhi

  • B.

    Truyện viết về loài vật

  • C.

    Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử

  • D.

    Truyện đề cao tình cảm gia đình

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung để chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Truyện không viết về loài vật

Câu 21 :

Theo Phạm Tuyên, bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng được viết trong bao lâu?

  • A.

    Cả cuộc đời của tác giả và dân tộc

  • B.

    2 tiếng và cả cuộc đời

  • C.

    2 tiếng

  • D.

    3 tiếng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Như có Bác trong ngày đại thắng được viết trong hai tiếng và cả cuộc đời.

Câu 22 :

Tại sao khi nhắc đến bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng, nhạc sĩ Phạm Tuyên lại khẳng định mình viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời?

  • A.

    Vì bài hát sáng tác rất khó

  • B.

    Vì bài hát rất dài

  • C.

    Vì bài hát được gửi gắm tình cảm của cả đời làm nhạc sĩ

  • D.

    Vì bài hát tốn quá nhiều giấy mực và tâm huyết

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhạc sĩ khẳng định như vậy vì bài hát được gửi gắm tình cảm của cả đời làm nhạc sĩ

Câu 23 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Loài người đang có những hành động tàn nhẫn với cả môi trường và động vật, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Loài người đang có những hành động tàn nhẫn với cả môi trường và động vật, khiến môi trường và động vật đang đứng trước nguy cơ khó khăn.

Câu 24 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hay sai?

                                      Bàn tay ta làm nên tất cả

                              Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xét tính xác đáng của câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Mượn hình ảnh bàn tay để chỉ sức lao động của con người.

Câu 25 :

Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.

    Người anh trai là người kể lại câu chuyện

  • B.

    Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

  • C.

    Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

  • D.

    Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

Câu 26 :

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng là?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Thuyết minh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh

Câu 27 :

Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ những phương diện nào?

  • A.

    Vẻ mặt, dáng hình

  • B.

    Cử chỉ, hành động

  • C.

    Anh đội viên và Bác Hồ

  • D.

    Dáng vẻ, hành động, lời nói

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ phương diện dáng vẻ, hành động, lời nói.

Câu 28 :

Cụm danh từ gồm mấy phần

  • A.

    2 phần

  • B.

    3 phần

  • C.

    4 phần

  • D.

    5 phần

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cụm danh từ gồm phần phụ trước, trung tâm và phần phụ sau

Câu 29 :

Việc thảo luận nhóm nhỏ thường được áp dụng trong những môi trường nào?

  • A.

    Trong học tập

  • B.

    Trong cuộc sống sinh hoạt

  • C.

    Trong công việc

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Việc thảo luận nhóm nhỏ thường được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực từ học tập đến cuộc sống.

Câu 30 :

Trạng ngữ là gì?

  • A.

    Là thành phần chính của câu

  • B.

    Là thành phần phụ của câu

  • C.

    là biện pháp tu từ trong câu

  • D.

    Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

xem lại phần lý thuyết

Câu 31 :

Việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc đã dẫn đến hậu quả gì?

  • A.

    Dế Mèn bị phá tổ

  • B.

    Dế Choắt và chị Cốc không còn chơi với Dế Mèn

  • C.

    Dế Mèn bị thương do chị Cốc mổ

  • D.

    Dế Choắt chết

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc đã dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt

Câu 32 :

Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

  • A.

    Có bốn loại hoán dụ

  • B.

    Có năm loại hoán dụ

  • C.

    Có sáu loại hoán dụ

  • D.

    Có bảy loại hoán dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 Bốn kiểu hoán dụ thường gặp: lấy bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng

Câu 33 :

Đâu không phải là từ Hán Việt?

  • A.

    Xã tắc

  • B.

    Đất nước

  • C.

    Sơn thủy

  • D.

    Giang sơn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án đã cho và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

“Đất nước” là một từ thuần Việt.

Câu 34 :

Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhận định đúng nhất về Dế Mèn?

  • A.

    Tự tin, dũng cảm

  • B.

    Tự phụ, kiêu căng

  • C.

    Khệnh khạng, xem thường mọi người

  • D.

    Hung hăng, xốc nổi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tự phụ, kiêu căng là tính cách của Dế Mèn được thể hiện qua đoạn trích.

Câu 35 :

Dế Choắt trước khi chết nói với Dế Mèn?

  • A.

    Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân

  • B.

    Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân

  • C.

    Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình

  • D.

    Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung truyện

Lời giải chi tiết :

Dế Choắt trước khi chết nói với Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình”

Câu 36 :

Tạ Duy Anh từng theo học ở trường nào? 

  • A.

    Chu Văn An

  • B.

    Đại học Tổng hợp Hà Nội

  • C.

    Đại học Sư phạm Hà Nội

  • D.

    Trường viết văn Nguyễn Du

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên.

Câu 37 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Xác định các từ ngữ hoán dụ trong ví dụ dưới đây:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày.

(Covid nhanh đi đi – Huyền Tâm Môn)

Áo trắng

Đôi vai

Niềm tin

Đáp án

Áo trắng

Đôi vai

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân biệt ẩn dụ và hoán dụ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày: từ ngữ áo trắngđôi vai trong ví dụ trên đều là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể (những y, bác sĩ đang trong tuyến đầu chống đại dịch Covid tại Việt Nam)

Câu 38 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Theo em, việc thảo luận nhóm có cần thiết trong học tập hay không?

Không

Đáp án

Không

Phương pháp giải :

Dựa vào thực tế việc học tập, em đưa ra đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Việc thảo luận nhóm rất quan trọng trong một số vấn đề cần thảo luận và cần ý kiến tối ưu cho nhóm hoặc tập thể nào đó.

Câu 39 :

Đâu là năm sinh, năm mất của Tô Hoài?

  • A.

    1910 - 2000

  • B.

    1920 - 2014

  • C.

    1930 - 2015

  • D.

    1940 - 2020

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tô Hoài (1920-2014)

Câu 40 :

Đâu là khái niệm đúng nhất về thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề?

  • A.

    Bày tỏ ý kiến của mình, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh

  • B.

    Lắng nghe ý kiến của mọi người để thay đổi bản thân

  • C.

    Đưa ra quan điểm để thay đổi ý kiến theo suy nghĩ của mình

  • D.

    Bác bỏ các ý kiến của mọi người

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tham gia thảo luận nhóm là cách chúng ta bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh. 

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.