Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 2 TN

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:

  • A.

     Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Câu 2 :

“Bức tranh của em gái tôi” của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Nguyễn Du

  • C.

    Tạ Duy Anh

  • D.

    Phạm Tiến Duật

Câu 3 :

Văn bản Hang Én cung cấp thông tin về?

  • A.

    Lịch sử

  • B.

    Văn học

  • C.

    Cảnh quan

  • D.

    Người nổi tiếng

Câu 4 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?

                   Mê Kông quặn đẻ

                   Chín nhánh sông vàng

  • A.

    Ẩn dụ và so sánh

  • B.

    Nhân hóa và ẩn dụ

  • C.

    Liệt kê và nhân hóa

  • D.

    So sánh và hoán dụ

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Đúng hay sai?

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”

(Hai cây phong)

Đúng
Sai
Câu 6 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Tạ Duy Anh? 

  • A.

    Nam Định

  • B.

    Ninh Bình

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Hải Dương 

Câu 7 :

Đoạn văn có hình thức như thế nào?

  • A.

    Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng

  • B.

    Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

  • C.

    Do nhiều câu tạo thành

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    B và C

Câu 9 :

Đâu không phải là tập thơ của Ta-go?

  • A.

    Người làm vườn

     

  • B.

    Trăng non

  • C.

    Hoa ngày thường

  • D.

    Thơ dâng

Câu 10 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Chữ bắt đầu có trước

Rồi có ghế có bàn

Rồi có lớp có trường

Và sinh ra thầy giáo

Cái bảng bằng cái chiếu

Cục phấn từ đá ra

Thầy viết chữ thật to”

“Chuyện loài ngườ” trước nhất.

(Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh)

  • A.

    Giới thiệu sơ lược về thời sơ khai

  • B.

    Sự ra đời của thiên nhiên

  • C.

    Sự ra đời của gia đình

  • D.

    Sự ra đời của xã hội

Câu 11 :

Quê hương của Nguyên Hồng là ở đâu?

  • A.

    Hải Phòng

  • B.

    Thanh Hóa

  • C.

    Nam Định

  • D.

    Ninh Bình

Câu 12 :

Ta-go bắt đầu sáng tác thơ từ khi nào?

  • A.

    Từ hồi niên thiếu

  • B.

    Khi đã trưởng thành

  • C.

    Khi lập gia đình

  • D.

    Lúc về hưu

Câu 13 :

Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A.

    Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
       

  • B.

    Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
       

  • C.

    Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
       

  • D.

    Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Câu 14 :

Văn bản Hang én thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Truyện đồng thoại

Câu 15 :

Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim nào?

  • A.

    Cây tre trăm đốt

  • B.

    Dòng máu Lạc Hồng

  • C.

     Cây tre Việt Nam

  • D.

    Người lính mùa đông

Câu 16 :

Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

  • A.

    Có bốn loại hoán dụ

  • B.

    Có năm loại hoán dụ

  • C.

    Có sáu loại hoán dụ

  • D.

    Có bảy loại hoán dụ

Câu 17 :

Nội dung chính của đoạn trích sau: 

Năm giờ, đã thấy sáng bừng cả lòng hang, tưởng người ta bật điện – hóa ra luống nắng ban mai vàng rực rỡ chéo từ khoảng trời cao xuống. Trên mặt sông, nắng hỏa với hơi nước mỏng, tan dần thành lãng đãng khói mơ. Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quay sông, rồi ngồi ngay bên bờ cát vục nước rửa mặt. hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết…

(Hang én – Hà My)

  • A.

    Cảm nhận của tác giả về hang Én

  • B.

    Vẻ đẹp của hang Én

  • C.

    Hành trình vào hang Én

  • D.

    Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én

Câu 18 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước sau đây để đúng với quy trình trình bày suy nghĩ về tình cảm con người với quê hương?

Tập luyện

Lắng nghe nhận xét

Chuẩn bị nội dung nói

Trình bày bài nói

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Ta đã lớn
Thầy giáo già đã khuất
Thước bản to nay thành cán cờ sao
Những tên làm man mác tuổi thơ xưa
Đã thấm máu của bao hồn bất tử

[…]
Đêm nay
Cửu Long Giang vẫn âm vang sóng cát
Sao khuya lấp lánh
Lửa chài thức sáng, nhịp hát hò ơ
Đồng Tháp xa đưa những tiếng mẹ ru
Hồ Chí Minh thành ca dao bát ngát...

(Cửu Long giang ta ơi – Nguyên Hồng)

Hình ảnh lớp học trong nỗi nhớ của tác giả

Hình ảnh lớp học khi bị đạn bom tàn phát

Hình ảnh lớp học trong hiện tại

Câu 20 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Thép Mới?

  • A.

    Hải Phòng

  • B.

    Ninh Bình

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Quảng Nam

Câu 21 :

Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

  • A.

    Đối thoại

     

  • B.

    Độc thoại
       

  • C.

    Độc thoại nội tâm
      

  • D.

    Đối thoại lồng trong độc thoại

Câu 22 :

Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A.

    Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

  • B.

    Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

  • C.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

  • D.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Câu 23 :

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình được hiểu như thế nào?

  • A.

    Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề nào đó trong gia đình.

  • B.

    Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề xã hội với gia đình.

  • C.

    Lắng nghe những chia sẻ của gia đình, người thân với bản thân.

  • D.

    Chia sẻ những vấn đề tích cực trong gia đình.

Câu 24 :

Có mấy loại đại từ dùng để trỏ?

  • A.

    2 loại

  • B.

    3 loại

  • C.

    4 loại

  • D.

    5 loại

Câu 25 :

 Loài cây nào được nhắc đến trong câu thơ đầu của Chùm ca dao về quê hương, đất nước?

  • A.

    Tre

  • B.

    Trúc

  • C.

    Mai

  • D.

    Đào

Câu 26 :

Tre gắn bó với con người trong những lĩnh vực nào?

  • A.

    Lao động, sản xuất

  • B.

    Chiến đấu

  • C.

    Học tập

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 27 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề, chúng ta chỉ chia sẻ những vấn đề tích cực trong gia đình”

Đúng
Sai
Câu 28 :

Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, em cần lưu ý điều gì?

  • A.

    Bát sát dàn ý để viết đoạn

  • B.

    Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức

  • C.

    Trình bày đúng hình thức của đoạn văn

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 29 :

Đại từ là gì?

  • A.

    Dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

  • B.

    Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động

  • C.

    Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 30 :

Theo văn bản Hang Én, Dốc Ba Giàn được so sánh với?

  • A.

    Mặt trăng

  • B.

    Mây mờ 

  • C.

    Thác nước

  • D.

    Rừng nguyên sinh

Câu 31 :

Trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi, cậu học trò nhỏ đã có cảm xúc thế nào khi được tiếp xúc với những kiến thức, bài vở mới?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.

    Hứng thú

  • B.

    Tim đập mạnh  

  • C.

    Đau khổ

  • D.

    Xúc động

Câu 32 :

Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại gì?

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Truyện dài

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Tùy bút

Câu 33 :

Đoạn sông Mê Kông chảy qua Việt Nam gọi là:

  • A.

    Sông Tiền

  • B.

    Sông Hậu

  • C.

    Sông Cửu Long

  • D.

    Sông Mỹ Tho

Câu 34 :

Tác phẩm nào dưới đây không nói về tình cảm quê hương, đất nước?

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Cô bé bán diêm

  • C.

    Cây tre Việt Nam

  • D.

    Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà…

Câu 35 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hay sai?

                                      Bàn tay ta làm nên tất cả

                              Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Đúng
Sai
Câu 36 :

Bài ca dao thứ hai của Chùm ca dao về quê hương, đất nước nói đến thiên nhiên vùng đất nào?

  • A.

    Huế.

  • B.

    Ninh Bình.

  • C.

    Thăng Long.

  • D.

    Lạng Sơn. 

Câu 37 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bài thơ nào dưới đây không phù hợp với đề bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả?

Bắt nạt

Mây và sóng

Chuyện cổ tích về loài người

Câu 38 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Vấn đề “Cha mẹ không có thời gian dạy dỗ và chăm sóc con cái” là vấn đề tích cực hay tiêu cực?

Tích cực

Tiêu cực

Vừa tích cực, vừa tiêu cực

Câu 39 :

Chủ đề nào dưới đây không phù hợp với bài nói trình bày ý kiến về vấn đề trong gia đình?

  • A.

    Lớp học là mái nhà thứ hai của em.

  • B.

    Sự tôn trọng sở thích và mong muốn của từng người trong gia đình.

  • C.

    Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

  • D.

    Vấn nạn bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay

Câu 40 :

Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

  • A.

    Một người thân của em

  • B.

    Cảnh chợ cá bên bờ biển

  • C.

    Ngày tết trung thu ở quê em

  • D.

    Cảnh thu hoạch lúa

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:

  • A.

     Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

 hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối nhân hóa

Câu 2 :

“Bức tranh của em gái tôi” của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Nguyễn Du

  • C.

    Tạ Duy Anh

  • D.

    Phạm Tiến Duật

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

 “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh

Câu 3 :

Văn bản Hang Én cung cấp thông tin về?

  • A.

    Lịch sử

  • B.

    Văn học

  • C.

    Cảnh quan

  • D.

    Người nổi tiếng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ tiêu đề

Lời giải chi tiết :

Văn bản Hang én cung cấp thông tin về cảnh quan du lịch.

Câu 4 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?

                   Mê Kông quặn đẻ

                   Chín nhánh sông vàng

  • A.

    Ẩn dụ và so sánh

  • B.

    Nhân hóa và ẩn dụ

  • C.

    Liệt kê và nhân hóa

  • D.

    So sánh và hoán dụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

 Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa dòng sông “quặn đẻ” và ẩn dụ “chín nhánh sông vàng”.

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Đúng hay sai?

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”

(Hai cây phong)

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xét xem lời văn trên có phải lời dẫn trực tiếp không.

Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc kép trong ví dụ trên dùng để đánh dấu lời độc thoại trực tiếp của nhân vật.

Câu 6 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Tạ Duy Anh? 

  • A.

    Nam Định

  • B.

    Ninh Bình

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Hải Dương 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

Câu 7 :

Đoạn văn có hình thức như thế nào?

  • A.

    Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng

  • B.

    Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

  • C.

    Do nhiều câu tạo thành

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

Câu 8 :

Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất

Lời giải chi tiết :

“Truyền kì mạn lục” là tên tác phẩm; “thiên cổ kì bút” là cụm từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 9 :

Đâu không phải là tập thơ của Ta-go?

  • A.

    Người làm vườn

     

  • B.

    Trăng non

  • C.

    Hoa ngày thường

  • D.

    Thơ dâng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

Câu 10 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Chữ bắt đầu có trước

Rồi có ghế có bàn

Rồi có lớp có trường

Và sinh ra thầy giáo

Cái bảng bằng cái chiếu

Cục phấn từ đá ra

Thầy viết chữ thật to”

“Chuyện loài ngườ” trước nhất.

(Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh)

  • A.

    Giới thiệu sơ lược về thời sơ khai

  • B.

    Sự ra đời của thiên nhiên

  • C.

    Sự ra đời của gia đình

  • D.

    Sự ra đời của xã hội

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Sự ra đời của xã hội

Câu 11 :

Quê hương của Nguyên Hồng là ở đâu?

  • A.

    Hải Phòng

  • B.

    Thanh Hóa

  • C.

    Nam Định

  • D.

    Ninh Bình

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên Hồng quê ở Nam Định.

Câu 12 :

Ta-go bắt đầu sáng tác thơ từ khi nào?

  • A.

    Từ hồi niên thiếu

  • B.

    Khi đã trưởng thành

  • C.

    Khi lập gia đình

  • D.

    Lúc về hưu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta- go làm thơ từ hồi niên thiếu

Câu 13 :

Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A.

    Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
       

  • B.

    Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
       

  • C.

    Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
       

  • D.

    Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Bài thơ có nội dung chính là ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Câu 14 :

Văn bản Hang én thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Truyện đồng thoại

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thể loại: kí

Câu 15 :

Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim nào?

  • A.

    Cây tre trăm đốt

  • B.

    Dòng máu Lạc Hồng

  • C.

     Cây tre Việt Nam

  • D.

    Người lính mùa đông

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại phần xuất xứ

Lời giải chi tiết :

Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên

Câu 16 :

Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

  • A.

    Có bốn loại hoán dụ

  • B.

    Có năm loại hoán dụ

  • C.

    Có sáu loại hoán dụ

  • D.

    Có bảy loại hoán dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 Bốn kiểu hoán dụ thường gặp: lấy bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng

Câu 17 :

Nội dung chính của đoạn trích sau: 

Năm giờ, đã thấy sáng bừng cả lòng hang, tưởng người ta bật điện – hóa ra luống nắng ban mai vàng rực rỡ chéo từ khoảng trời cao xuống. Trên mặt sông, nắng hỏa với hơi nước mỏng, tan dần thành lãng đãng khói mơ. Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quay sông, rồi ngồi ngay bên bờ cát vục nước rửa mặt. hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết…

(Hang én – Hà My)

  • A.

    Cảm nhận của tác giả về hang Én

  • B.

    Vẻ đẹp của hang Én

  • C.

    Hành trình vào hang Én

  • D.

    Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cảm nhận của tác giả về hang Én

Câu 18 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước sau đây để đúng với quy trình trình bày suy nghĩ về tình cảm con người với quê hương?

Tập luyện

Lắng nghe nhận xét

Chuẩn bị nội dung nói

Trình bày bài nói

Đáp án

Chuẩn bị nội dung nói

Tập luyện

Trình bày bài nói

Lắng nghe nhận xét

Lời giải chi tiết :

Thứ tự đúng: 

- Chuẩn bị nội dung nói

- Tập luyện

- Trình bày bài nói

- Lắng nghe nhận xét

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Ta đã lớn
Thầy giáo già đã khuất
Thước bản to nay thành cán cờ sao
Những tên làm man mác tuổi thơ xưa
Đã thấm máu của bao hồn bất tử

[…]
Đêm nay
Cửu Long Giang vẫn âm vang sóng cát
Sao khuya lấp lánh
Lửa chài thức sáng, nhịp hát hò ơ
Đồng Tháp xa đưa những tiếng mẹ ru
Hồ Chí Minh thành ca dao bát ngát...

(Cửu Long giang ta ơi – Nguyên Hồng)

Hình ảnh lớp học trong nỗi nhớ của tác giả

Hình ảnh lớp học khi bị đạn bom tàn phát

Hình ảnh lớp học trong hiện tại

Đáp án

Hình ảnh lớp học trong hiện tại

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Hình ảnh lớp học trong hiện tại

Câu 20 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Thép Mới?

  • A.

    Hải Phòng

  • B.

    Ninh Bình

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Quảng Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thép Mới quê quán ở Hà Nội

Câu 21 :

Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

  • A.

    Đối thoại

     

  • B.

    Độc thoại
       

  • C.

    Độc thoại nội tâm
      

  • D.

    Đối thoại lồng trong độc thoại

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc lại bài thơ, chú ý những lời thoại có trong bài

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ đối thoại

Câu 22 :

Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A.

    Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

  • B.

    Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

  • C.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

  • D.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý khái niệm “từ” và “ngữ”

Lời giải chi tiết :

Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

Câu 23 :

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình được hiểu như thế nào?

  • A.

    Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề nào đó trong gia đình.

  • B.

    Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề xã hội với gia đình.

  • C.

    Lắng nghe những chia sẻ của gia đình, người thân với bản thân.

  • D.

    Chia sẻ những vấn đề tích cực trong gia đình.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình là chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề nào đó trong gia đình.

Câu 24 :

Có mấy loại đại từ dùng để trỏ?

  • A.

    2 loại

  • B.

    3 loại

  • C.

    4 loại

  • D.

    5 loại

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có 3 loại đại từ chính: trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô); đại từ trỏ số lượng và đại từ trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Câu 25 :

 Loài cây nào được nhắc đến trong câu thơ đầu của Chùm ca dao về quê hương, đất nước?

  • A.

    Tre

  • B.

    Trúc

  • C.

    Mai

  • D.

    Đào

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em nhớ lại câu thơ đầu.

Lời giải chi tiết :

Gió đưa cành trúc la đà => cây trúc được nhắc tới trong câu ca dao đầu.

Câu 26 :

Tre gắn bó với con người trong những lĩnh vực nào?

  • A.

    Lao động, sản xuất

  • B.

    Chiến đấu

  • C.

    Học tập

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tre gắn bó với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu

Câu 27 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề, chúng ta chỉ chia sẻ những vấn đề tích cực trong gia đình”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm 

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về cả vấn đề tích cực và tiêu cực trong gia đình.

Câu 28 :

Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, em cần lưu ý điều gì?

  • A.

    Bát sát dàn ý để viết đoạn

  • B.

    Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức

  • C.

    Trình bày đúng hình thức của đoạn văn

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại viết bài

Lời giải chi tiết :

Khi viết bài, em cần lưu ý:

- Bát sát dàn ý để viết đoạn

- Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức 

- Trình bày đúng hình thức của đoạn văn

Câu 29 :

Đại từ là gì?

  • A.

    Dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

  • B.

    Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động

  • C.

    Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đại từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

Câu 30 :

Theo văn bản Hang Én, Dốc Ba Giàn được so sánh với?

  • A.

    Mặt trăng

  • B.

    Mây mờ 

  • C.

    Thác nước

  • D.

    Rừng nguyên sinh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dốc Ba Giàn được so sánh với khu rừng nguyên sinh.

Câu 31 :

Trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi, cậu học trò nhỏ đã có cảm xúc thế nào khi được tiếp xúc với những kiến thức, bài vở mới?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.

    Hứng thú

  • B.

    Tim đập mạnh  

  • C.

    Đau khổ

  • D.

    Xúc động

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đau khổ không phải là cảm xúc của cậu bé

Câu 32 :

Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại gì?

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Truyện dài

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Tùy bút

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 33 :

Đoạn sông Mê Kông chảy qua Việt Nam gọi là:

  • A.

    Sông Tiền

  • B.

    Sông Hậu

  • C.

    Sông Cửu Long

  • D.

    Sông Mỹ Tho

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại vị trí địa lý và chú thích

Lời giải chi tiết :

Đoạn sông Mê Kông chảy qua Việt Nam gọi là sông Cửu Long.

Câu 34 :

Tác phẩm nào dưới đây không nói về tình cảm quê hương, đất nước?

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Cô bé bán diêm

  • C.

    Cây tre Việt Nam

  • D.

    Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà…

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các văn bản đã học

Lời giải chi tiết :

Cô bé bán diêm không nói về tình cảm quê hương, đất nước.

Câu 35 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hay sai?

                                      Bàn tay ta làm nên tất cả

                              Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xét tính xác đáng của câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Mượn hình ảnh bàn tay để chỉ sức lao động của con người.

Câu 36 :

Bài ca dao thứ hai của Chùm ca dao về quê hương, đất nước nói đến thiên nhiên vùng đất nào?

  • A.

    Huế.

  • B.

    Ninh Bình.

  • C.

    Thăng Long.

  • D.

    Lạng Sơn. 

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài ca dao thứ hai nói về bức tranh vùng Lạng Sơn.

Câu 37 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bài thơ nào dưới đây không phù hợp với đề bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả?

Bắt nạt

Mây và sóng

Chuyện cổ tích về loài người

Đáp án

Bắt nạt

Phương pháp giải :

Em xem lại các bài thơ đã học

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Bắt nạt không phù hợp vì không có yếu tố tự sự.

Câu 38 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Vấn đề “Cha mẹ không có thời gian dạy dỗ và chăm sóc con cái” là vấn đề tích cực hay tiêu cực?

Tích cực

Tiêu cực

Vừa tích cực, vừa tiêu cực

Đáp án

Tiêu cực

Phương pháp giải :

Em xem lại các chủ đề và đưa ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Đây là vấn đề tiêu cực.

Câu 39 :

Chủ đề nào dưới đây không phù hợp với bài nói trình bày ý kiến về vấn đề trong gia đình?

  • A.

    Lớp học là mái nhà thứ hai của em.

  • B.

    Sự tôn trọng sở thích và mong muốn của từng người trong gia đình.

  • C.

    Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

  • D.

    Vấn nạn bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại các chủ đề và đưa ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

 Chủ đề “Lớp học là mái nhà thứ hai của em” không phù hợp bởi chủ đề này nói về môi trường lớp học.

Câu 40 :

Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

  • A.

    Một người thân của em

  • B.

    Cảnh chợ cá bên bờ biển

  • C.

    Ngày tết trung thu ở quê em

  • D.

    Cảnh thu hoạch lúa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

- Đề tài phù hợp:

+ Cảnh chợ cá bên bờ biển

+ Ngày tết trung thu ở quê em

+ Cảnh thu hoạch lúa

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.