Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 TN

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Đề bài

Câu 1 :

Trần Đức Tiến trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm bao nhiêu?

  • A.

    1995

  • B.

    1996

  • C.

    1997

  • D.

    1998

Câu 2 :

Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ xuất bản năm bao nhiêu?

  • A.

    2004

  • B.

    2005

  • C.

    2006

  • D.

    2007

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong câu “Nó là chân sút cừ của đội bóng” từ “chân sút cừ” sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên nằm trong phần đầu của Dế Mèn phiêu lưu kí, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 5 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân?

Ngôn ngữ nghệ thuật 

Ngôn ngữ khoa học

Ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 6 :

Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

  • A.

    Ẩn dụ hình thức

  • B.

    Ẩn dụ cách thức

  • C.

    Ẩn dụ phẩm chất

  • D.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 7 :

Ý nghĩa của chiếc bánh chưng?

  • A.

    Bánh chưng tượng trưng cho trời đất, muôn vật, cây cỏ, với tinh thần đoàn kết, đùm bọc

  • B.

    Bánh thể hiện sự xứng đáng nối ngôi của Lang Liêu

  • C.

    Bánh tượng trung cho sự cần cù lao động

  • D.

    Xứng đáng làm lễ vật tế cáo trời đất

Câu 8 :

Xuân Quỳnh sinh ra ở đâu?

  • A.

    Hà Tây

  • B.

    Lí Nhân, Hà Nam

  • C.

    Thăng Bình, Quảng Nam

  • D.

    Gia Lâm, Hà Nội

Câu 9 :

Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại văn học nào?

  • A.

    Truyện ngụ ngôn

  • B.

    Truyện truyền thuyết

  • C.

    Truyện cổ tích

  • D.

    Truyện trung đại

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về Nguyễn Ngọc Thuần đúng hay sai?

“Nguyễn Ngọc Thuần là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam”

Đúng
Sai
Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 13 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Tô Hoài? 

  • A.

    Nam Định

  • B.

    Ninh Bình

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Hải Dương 

Câu 14 :

Khi trình bày bài nói, em cần chú ý những điều nào dưới đây?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Lựa chọn, điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với ngôn ngữ nói.

  • B.

    Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ để diễn tả hành động của các nhân vật trong truyện.

  • C.

    Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp.

  • D.

    Giữ thái độ nghiêm túc, tập trung để tránh quên bài hay mắc lỗi.

Câu 15 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nghệ thuật tiêu biểu của Sự tích Hồ Gươm là sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 16 :

Nếu muốn bạn làm rõ ý kiến mình chưa hiểu, em sẽ nói theo mẫu câu nào dưới đây?

  • A.

    Tôi có cái nhìn khác ở phần.... Bởi vì...

  • B.

    Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần... Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?

  • C.

    Theo tôi, ý... chưa hợp lý. Bởi vì...

  • D.

    Cả 3 mẫu câu trên

Câu 17 :

Tác phẩm Giọt sương đêm của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Nguyễn Đình Thi

  • C.

    Trần Đức Tiến

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Câu 18 :

Giọt sương đêm được in trong tập:

  • A.

    Bài thơ Hắc Hải

  • B.

    Thơ lục bát

  • C.

    Dòng sông trong xanh

  • D.

    Xóm Bờ Giậu

Câu 19 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tìm câu thơ chứa phép tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ dưới đây?

Con nợ Mẹ những ngày tháng xa xanh

Xe đời nặng chỉ một mình Mẹ kéo

Đâu biết Mẹ kéo về mình khô héo

Để bây giờ con có cả tươi xanh…

(Nguyễn Văn Thu)

Con nợ Mẹ những ngày tháng xa xanh

Xe đời nặng chỉ một mình Mẹ kéo

Đâu biết Mẹ kéo về mình khô héo

Để bây giờ con có cả tươi xanh…

Câu 20 :

Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Đánh thức trầu:

  • A.

    Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ

  • B.

    Giọng thơ hào hùng, sôi nổi

  • C.

     Lí luận sắc bén

  • D.

    Phân tích tâm lý nhân vật tinh tế

Câu 21 :

Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Câu 22 :

Điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống
Mưa xuống (…), giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng (…), cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa (…) trên sân gạch. Mưa (…) trên phiến nứa, đập (…) vào lòng lá chuối.

 

  • A.

    ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng – sầm sập

  • B.

    sầm sập - ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng

  • C.

    đồm độp - bùng bùng - ngai ngái - rào rào - sầm sập

  • D.

    rào rào - đồm độp - bùng bùng - sầm sập - ngai ngái

Câu 23 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong những ví dụ sau, ví dụ nào chứa biện pháp tu từ ẩn dụ?

Bông hoa có mùi thơm rất ngọt

Bố tôi hiền như một ông Bụt

Cuối lớp tôi có một chú vẹt chuyên bày trò

Cả phòng học lắng nghe cô giáo giảng bài

Câu 24 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Các phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

Miêu tả

Biểu cảm

Nghị luận

Hành chính – công vụ

Tự sự

Thuyết minh

Câu 25 :

Từ ghép có mấy loại?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 26 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Câu 27 :

Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A.

    Vắt cổ chày ra nước

  • B.

    Chó ăn đá, gà ăn sỏi

  • C.

    Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
    Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

  • D.

    Lanh chanh như hành không muối

Câu 28 :

Nhóm động từ nào dưới đây chỉ hoạt động?

  • A.

    Định, toan, dám, đừng

  • B.

    Buồn, đau, ghét, nhớ

  • C.

    Chạy, đi, cười, đọc

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 29 :

Nhóm động từ nào cần động từ khác đi kèm phía sau?

  • A.

    Định, toan, dám, đừng

  • B.

    Buồn, đau, ghét, nhớ

  • C.

    Chạy, đi, cười, đọc

  • D.

    Thêu, may, khâu, đan

Câu 30 :

Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 31 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Ban đầu, tác giả đặt tên tác phẩm Thương nhớ bầy ong là Tổ ong “trại”. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 32 :

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc Thuần là:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Tự sự

Câu 33 :

Tác phẩm Cô Gió mất tên của tác giả nào?

  • A.

     Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Xuân Quỳnh

  • D.

    Đinh Nam Khương

Câu 34 :

Thành ngữ là gì?

  • A.

    Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

  • B.

    Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta

  • C.

    Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 35 :

Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:

                                  Mồ hôi mà đổ xuống đồng

                         Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

  • A.

    Chỉ người lao động

  • B.

    Chỉ công việc lao động

  • C.

    Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả

  • D.

    Chỉ kết quả con người thu được trong lao động

Câu 36 :

Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 37 :

Tác phẩm Đánh thức trầu của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Trần Đăng Khoa

  • C.

    Bùi Mạnh Nhị

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Câu 38 :

Tìm cụm danh từ đủ cấu trúc ba phần trong các câu sau:

  • A.

    Một em học sinh lớp 6

  • B.

    Tất cả lớp

  • C.

    Con trâu

  • D.

    Cô gái mắt biếc

Câu 39 :

Chi tiết nào dưới đây không cần thiết để đưa vào tóm tắt trong sơ đồ tư duy của văn bản Thánh Gióng?

  • A.

    Thánh gióng được sinh ra một cách kì lạ

  • B.

    Thánh gióng nhận lời đi đánh giặc Ân

  • C.

    Thánh gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân

  • D.

    Trong làng có hai vợ chồng ông lão vừa hiền lành lại chăm chỉ.

Câu 40 :

Trình bày về một cảnh sinh hoạt được hiểu là:

  • A.

    Dùng ngôn ngữ nói để trình bày lại cảnh sinh hoạt mà mình đã trình bày ở bài viết

  • B.

    Học thuộc lòng bài văn tả cảnh sinh hoạt.

  • C.

    Dùng ngôn ngữ hình thể để trình bày lại cảnh sinh hoạt.

  • D.

    Đọc lên bài viết về cảnh sinh hoạt mà mình đã viết

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trần Đức Tiến trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm bao nhiêu?

  • A.

    1995

  • B.

    1996

  • C.

    1997

  • D.

    1998

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Trần Đức Tiến trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996

Câu 2 :

Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ xuất bản năm bao nhiêu?

  • A.

    2004

  • B.

    2005

  • C.

    2006

  • D.

    2007

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ xuất bản năm 2004.

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong câu “Nó là chân sút cừ của đội bóng” từ “chân sút cừ” sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức ẩn dụ và hoán dụ

Lời giải chi tiết :

 “Chân sút cừ” biện pháp hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể, lấy hình ảnh chân sút để chỉ cả một cá nhân.

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên nằm trong phần đầu của Dế Mèn phiêu lưu kí, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

“Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

Câu 5 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân?

Ngôn ngữ nghệ thuật 

Ngôn ngữ khoa học

Ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án

Ngôn ngữ khoa học

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung và nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ khoa học.

Câu 6 :

Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

  • A.

    Ẩn dụ hình thức

  • B.

    Ẩn dụ cách thức

  • C.

    Ẩn dụ phẩm chất

  • D.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các kiểu ẩn dụ đã biết để chọn đáp án

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (thính giác -> thị giác), tiếng chim ẩn dụ cho nhân cách con người

Câu 7 :

Ý nghĩa của chiếc bánh chưng?

  • A.

    Bánh chưng tượng trưng cho trời đất, muôn vật, cây cỏ, với tinh thần đoàn kết, đùm bọc

  • B.

    Bánh thể hiện sự xứng đáng nối ngôi của Lang Liêu

  • C.

    Bánh tượng trung cho sự cần cù lao động

  • D.

    Xứng đáng làm lễ vật tế cáo trời đất

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bánh chưng hình vuông, màu xanh tượng trưng cho đất, nhân đậu, thịt lợn tượng trưng cho muông thú, bên ngoài là lớp gạo nếp, và lá giong, thể hiện sự đoàn kết, đùm bọc.

Câu 8 :

Xuân Quỳnh sinh ra ở đâu?

  • A.

    Hà Tây

  • B.

    Lí Nhân, Hà Nam

  • C.

    Thăng Bình, Quảng Nam

  • D.

    Gia Lâm, Hà Nội

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xuân Quỳnh sinh ra ở Hà Tây

Câu 9 :

Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại văn học nào?

  • A.

    Truyện ngụ ngôn

  • B.

    Truyện truyền thuyết

  • C.

    Truyện cổ tích

  • D.

    Truyện trung đại

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại truyền thuyết (Truyện có yếu tố hoang đường kì ảo, giải thích nguồn gốc hình thành chiếc bánh chưng, bánh giầy).

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về Nguyễn Ngọc Thuần đúng hay sai?

“Nguyễn Ngọc Thuần là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Nguyễn Ngọc Thuần là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam.

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Đáp án

Số tiếng có trong từ

Phương pháp giải :

Em xem lại phần so sánh từ đơn và từ phức

Lời giải chi tiết :

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên số tiếng có trong từ.

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Đáp án

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xem chi tiết nào không quan trọng thì lược bỏ.

Lời giải chi tiết :

Có thể lược bỏ chi tiết Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 13 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Tô Hoài? 

  • A.

    Nam Định

  • B.

    Ninh Bình

  • C.

    Hà Nội

  • D.

    Hải Dương 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tô Hoài quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Câu 14 :

Khi trình bày bài nói, em cần chú ý những điều nào dưới đây?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Lựa chọn, điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với ngôn ngữ nói.

  • B.

    Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ để diễn tả hành động của các nhân vật trong truyện.

  • C.

    Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp.

  • D.

    Giữ thái độ nghiêm túc, tập trung để tránh quên bài hay mắc lỗi.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi trình bày bài văn kể lại trải nghiệm của mình, em cần:

- Lựa chọn, điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với ngôn ngữ nói.

- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ để diễn tả hành động của các nhân vật trong truyện.

- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp.

Câu 15 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nghệ thuật tiêu biểu của Sự tích Hồ Gươm là sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại phần nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật tiêu biểu: sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

Câu 16 :

Nếu muốn bạn làm rõ ý kiến mình chưa hiểu, em sẽ nói theo mẫu câu nào dưới đây?

  • A.

    Tôi có cái nhìn khác ở phần.... Bởi vì...

  • B.

    Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần... Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?

  • C.

    Theo tôi, ý... chưa hợp lý. Bởi vì...

  • D.

    Cả 3 mẫu câu trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại phần hướng dẫn quy trình nói

Lời giải chi tiết :

Nếu muốn bạn làm rõ ý kiến, em có thể nói:

  • Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần... Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?
  • Theo tôi hiểu thì ý của bạn là... Tôi hiểu như vậy có đúng không?
  • Bạn nói rằng.... Vì sao vậy?
Câu 17 :

Tác phẩm Giọt sương đêm của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Nguyễn Đình Thi

  • C.

    Trần Đức Tiến

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Giọt sương đêm

Lời giải chi tiết :

Giọt sương đêm – Trần Đức Tiến

Câu 18 :

Giọt sương đêm được in trong tập:

  • A.

    Bài thơ Hắc Hải

  • B.

    Thơ lục bát

  • C.

    Dòng sông trong xanh

  • D.

    Xóm Bờ Giậu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xuất xứ: Văn bản được in trong Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng, 2018

Câu 19 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tìm câu thơ chứa phép tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ dưới đây?

Con nợ Mẹ những ngày tháng xa xanh

Xe đời nặng chỉ một mình Mẹ kéo

Đâu biết Mẹ kéo về mình khô héo

Để bây giờ con có cả tươi xanh…

(Nguyễn Văn Thu)

Con nợ Mẹ những ngày tháng xa xanh

Xe đời nặng chỉ một mình Mẹ kéo

Đâu biết Mẹ kéo về mình khô héo

Để bây giờ con có cả tươi xanh…

Đáp án

Xe đời nặng chỉ một mình Mẹ kéo

Đâu biết Mẹ kéo về mình khô héo

Để bây giờ con có cả tươi xanh…

Lời giải chi tiết :

Trong đoạn thơ trên, ba câu thơ cuối đều chứa phép ẩn dụ:

- Xe đời nặng chỉ một mình Mẹ kéo: ẩn dụ cho những nặng nhọc, khó khăn của cuộc đơi.

- Đâu biết Mẹ kéo về mình khô héo: những thiệt thòi, vất vả.

- Để bây giờ con có cả tươi xanh: tương lai rạng rỡ, thuận lợi của người con.

Câu 20 :

Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Đánh thức trầu:

  • A.

    Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ

  • B.

    Giọng thơ hào hùng, sôi nổi

  • C.

     Lí luận sắc bén

  • D.

    Phân tích tâm lý nhân vật tinh tế

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ: nhân hóa, câu hỏi tu từ, điệp từ,…

Câu 21 :

Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?

  • A.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

  • B.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

  • C.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

  • D.

    Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

Câu 22 :

Điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống
Mưa xuống (…), giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng (…), cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa (…) trên sân gạch. Mưa (…) trên phiến nứa, đập (…) vào lòng lá chuối.

 

  • A.

    ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng – sầm sập

  • B.

    sầm sập - ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng

  • C.

    đồm độp - bùng bùng - ngai ngái - rào rào - sầm sập

  • D.

    rào rào - đồm độp - bùng bùng - sầm sập - ngai ngái

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và xét thứ tự để chọn cho phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phiến nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.

Câu 23 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong những ví dụ sau, ví dụ nào chứa biện pháp tu từ ẩn dụ?

Bông hoa có mùi thơm rất ngọt

Bố tôi hiền như một ông Bụt

Cuối lớp tôi có một chú vẹt chuyên bày trò

Cả phòng học lắng nghe cô giáo giảng bài

Đáp án

Bông hoa có mùi thơm rất ngọt

Cuối lớp tôi có một chú vẹt chuyên bày trò

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân biệt ẩn dụ và hoán dụ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Những câu chứa phép ẩn dụ:

- Bông hoa có mùi thơm rất ngọt: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (khứu giác -> vị giác).

- Cuối lớp tôi có một chú vẹt chuyên bày trò: ẩn dụ phẩm chất (chú vẹt dùng chỉ cậu học sinh nói nhiều).

Câu 24 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Các phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

Miêu tả

Biểu cảm

Nghị luận

Hành chính – công vụ

Tự sự

Thuyết minh

Đáp án

Miêu tả

Biểu cảm

Tự sự

Phương pháp giải :

Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt của văn bản là miêu tả, biểu cảm, tự sự

Câu 25 :

Từ ghép có mấy loại?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ ghép có 4 loại: 

Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại

Câu 26 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và nắm chắc kiến thức ẩn dụ phẩm chất

Lời giải chi tiết :

Câu thơ ở phần B sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất (Bác Hồ và Mặt trời đều soi sáng cho nhân gian, đem những điều tốt đẹp đến cho con người).

Câu 27 :

Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A.

    Vắt cổ chày ra nước

  • B.

    Chó ăn đá, gà ăn sỏi

  • C.

    Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
    Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

  • D.

    Lanh chanh như hành không muối

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xét xem câu nào không phải thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Câu C là câu ca dao

Câu 28 :

Nhóm động từ nào dưới đây chỉ hoạt động?

  • A.

    Định, toan, dám, đừng

  • B.

    Buồn, đau, ghét, nhớ

  • C.

    Chạy, đi, cười, đọc

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thử đặt câu với từ động từ ở trên

Lời giải chi tiết :

Chạy, đi, cười, đọc là các động từ chỉ hoạt động

Câu 29 :

Nhóm động từ nào cần động từ khác đi kèm phía sau?

  • A.

    Định, toan, dám, đừng

  • B.

    Buồn, đau, ghét, nhớ

  • C.

    Chạy, đi, cười, đọc

  • D.

    Thêu, may, khâu, đan

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thử đặt câu với từ động từ ở trênv

Lời giải chi tiết :

Định, toan, dám, đừng phải kết hợp với các động từ phía sau mới có nghĩa.

Câu 30 :

Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ tiếng Việt được chia làm 2 loại chính: từ đơn và từ phức

Câu 31 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Ban đầu, tác giả đặt tên tác phẩm Thương nhớ bầy ong là Tổ ong “trại”. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Tác giả đặt tên là Tổ ong “trại”

Câu 32 :

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc Thuần là:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Tự sự

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt: tự sự

Câu 33 :

Tác phẩm Cô Gió mất tên của tác giả nào?

  • A.

     Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Xuân Quỳnh

  • D.

    Đinh Nam Khương

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại bài thơ Cô Gió mất tên

Lời giải chi tiết :

Cô Gió mất tên  – Xuân Quỳnh

Câu 34 :

Thành ngữ là gì?

  • A.

    Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

  • B.

    Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta

  • C.

    Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Câu 35 :

Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:

                                  Mồ hôi mà đổ xuống đồng

                         Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

  • A.

    Chỉ người lao động

  • B.

    Chỉ công việc lao động

  • C.

    Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả

  • D.

    Chỉ kết quả con người thu được trong lao động

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ, hiểu được nghĩa của câu thơ

Lời giải chi tiết :

Từ “mồ hôi” hoán dụ cho quá trình lao động nặng nhọc, vất vả của con người.

Câu 36 :

Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ và ghi ra nháp những cụm danh từ có trong bài

Lời giải chi tiết :

Các cụm danh từ: mỗi chiếc lá, một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng

Câu 37 :

Tác phẩm Đánh thức trầu của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Trần Đăng Khoa

  • C.

    Bùi Mạnh Nhị

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Đánh thức trầu

Lời giải chi tiết :

Đánh thức trầu –  Trần Đăng Khoa

Câu 38 :

Tìm cụm danh từ đủ cấu trúc ba phần trong các câu sau:

  • A.

    Một em học sinh lớp 6

  • B.

    Tất cả lớp

  • C.

    Con trâu

  • D.

    Cô gái mắt biếc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và tìm cụm nào có đủ 3 phần

Lời giải chi tiết :

Cấu trúc cụm danh từ có 3 phần: Một / em / học sinh / lớp 6

Câu 39 :

Chi tiết nào dưới đây không cần thiết để đưa vào tóm tắt trong sơ đồ tư duy của văn bản Thánh Gióng?

  • A.

    Thánh gióng được sinh ra một cách kì lạ

  • B.

    Thánh gióng nhận lời đi đánh giặc Ân

  • C.

    Thánh gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân

  • D.

    Trong làng có hai vợ chồng ông lão vừa hiền lành lại chăm chỉ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại nội dung văn bản Thánh Gióng

Lời giải chi tiết :

Chi tiết: Trong làng có hai vợ chồng ông lão vừa hiền lành lại chăm chỉ là chi tiết phụ, không đưa vào sơ đồ.

Câu 40 :

Trình bày về một cảnh sinh hoạt được hiểu là:

  • A.

    Dùng ngôn ngữ nói để trình bày lại cảnh sinh hoạt mà mình đã trình bày ở bài viết

  • B.

    Học thuộc lòng bài văn tả cảnh sinh hoạt.

  • C.

    Dùng ngôn ngữ hình thể để trình bày lại cảnh sinh hoạt.

  • D.

    Đọc lên bài viết về cảnh sinh hoạt mà mình đã viết

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trình bày một cảnh sinh hoạt là dùng ngôn ngữ nói để trình bày lại cảnh sinh hoạt mà mình đã trình bày ở bài viết.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.