Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 TN

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Chị sẽ gọi em bằng tên là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Thơ

  • D.

    Kịch

Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ “cổ chai” có phải từ có nghĩa chuyển của từ “cổ” không?

Không

Câu 3 :

O Henry nổi tiếng trong sáng tác thể loại văn học nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Hồi ký

Câu 4 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước tiến hành tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày.

Lắng nghe nội dung trình bày

Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Câu 5 :

Nội dung chính của đoạn văn sau?

     Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà sụyt chó xổ ra sủa ầm ĩ.

               (Tuổi thơ tôi – Nguyễn Nhật Ánh)

  • A.

    Giới thiệu về chú dế lửa

  • B.

    Giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi”

  • C.

    Giới thiệu về gia cảnh của nhân vật “tôi”

  • D.

    Giới thiệu về bạn bè của nhân vật “tôi”

Câu 6 :

Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).

  • A.

    giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • B.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • C.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.

  • D.

    giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 8 :

Thơ ca của Hoàng Trung Thông có vai trò gì đối với người đọc?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.

    Giúp con người sống tốt hơn

  • B.

    Đánh thức tình yêu với con người

  • C.

    Khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lăng

  • D.

    Nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo của con người

Câu 9 :

Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm 

  • D.

    Nghị luận

Câu 10 :

Trong văn bản Con là…, người cha không so sánh người con với đối tượng nào?

  • A.

    Niềm vui.

  • B.

    Nỗi buồn.

  • C.

    Sợi dây kết nối.

  • D.

    Sợi dây hạnh phúc.

Câu 11 :

Những cánh buồm là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

     Thơ

  • D.

    Kịch

Câu 12 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào các đáp án đúng

Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ca ngợi điều gì?

Tình yêu thương của con người

Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước

Sức mạnh của nghệ thuật

Vẻ đẹp của văn chương

Câu 13 :

Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, đâu không phải biểu hiện cho việc người em là đứa trẻ khác thường?

  • A.

    Không thể giao tiếp với mọi người.

  • B.

    Hay bật cười chẳng vì lí do gì.

  • C.

    Không thể hiểu những câu chuyện đùa.

  • D.

    Mất nhiều thời gian học những điều cơ bản.

Câu 14 :

Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây?

  • A.

    Nhân văn giai phẩm

  • B.

    Tự lực văn đoàn

  • C.

    Phong trào thơ mới

  • D.

    Hội Tao Đàn

Câu 15 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo trình tự phù hợp của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:

Tìm ý

Lập dàn ý

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

Xem lại và chỉnh sửa

Rút kinh nghiệm

Câu 16 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 17 :

Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    B và C

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn văn dưới đây?

     Tôi hỏi mùa hè của em thể nào, kiểu xe yêu thích của em là gì và em có dự định gì cho tương lai. Câu trả lời của em tuy hơi nhàm chán nhưng tôi vẫn lắng nghe chăm chú. Hoá ra tôi có một đứa em trai mê xe Ca-đi-lắc (Cadillac), mơ ước trở thành kĩ sư hoặc doanh nhân và thích nghe loại nhạc mà em gọi là Rap (nhưng sau đó, em lại dẫn chứng nhóm “E-rô-Xơ-mit” (Aerosmith) – một ban nhạc Rock). Lần đầu tiên, tôi nhận ra em trai mình là một người đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.

(Chị sẽ gọi em bằng tên – Jack Canfield & Mark Victor Hansen)

  • A.

    Sự đụng độ căng thẳng giữa hai chị em

  • B.

    Cuộc trò chuyện thân mật giữa hai chị em

  • C.

    Suy ngẫm của cha mẹ về hai chị em

  • D.

    Cuộc dạo chơi của hai chị em

Câu 19 :

Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho điều gì?

  • A.

    Sự thịnh vượng

  • B.

    Sự sáng tạo

  • C.

    Khát vọng khám phá

  • D.

    Mong ước đổi đời

Câu 20 :

Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A.

    Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau
       

  • B.

    Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau
       

  • C.

    Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt
       

  • D.

    Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Câu 21 :

Thạch Lam thành công nhất với thể loại nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Thơ

  • D.

    Tùy bút

Câu 22 :

Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

  • A.

    Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.
       

  • B.

    Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên
       

  • C.

    Tặng vật trời đất
       

  • D.

    Những gì không có thực trong đời

Câu 23 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi, âm thanh gì là tác nhân gợi lên sự hồi tưởng trong lòng nhân vật “tôi”?

  • A.

    Tiếng mõ

  • B.

    Tiếng sáo

  • C.

    Tiếng ếch

  • D.

    Tiếng dế

Câu 24 :

Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?

  • A.

    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau.

  • B.

    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, , kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hy sinh quên mình của cụ Bơ – men

  • C.

    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, , kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xiu dành cho Giôn – xi.

  • D.

    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, , kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết định hồi sinh của Giôn – xi

Câu 25 :

Khi lắng nghe nội dung trình bày của người khác cần lưu ý điều gì?

  • A.

    Chú ý nghe từ khóa

  • B.

    Nghe hết câu, hết ý

  • C.

    Nghe đoạn đầu nội dung

  • D.

    Nghe đoạn cuối nội dung

Câu 26 :

Đâu là năm sinh của Hoàng Trung Thông?

  • A.

    1925

  • B.

    1926

  • C.

    1928

  • D.

    1927

Câu 27 :

Con là là sáng tác của ai?

  • A.

    Y Phương

  • B.

    Hoàng Trung Thông

  • C.

    Xuân Quỳnh

  • D.

    Y Phương

Câu 28 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Câu 29 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Câu 30 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Những cánh buồm

  • D.

    Hoa bìm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chị sẽ gọi em bằng tên là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Thơ

  • D.

    Kịch

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chị sẽ gọi em bằng tên là văn bản thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ “cổ chai” có phải từ có nghĩa chuyển của từ “cổ” không?

Không

Đáp án

Không

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết để chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Từ cổ chai là nghĩa chuyển của từ cổ theo phương thức ẩn dụ

Câu 3 :

O Henry nổi tiếng trong sáng tác thể loại văn học nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Hồi ký

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ông là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng.

Câu 4 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước tiến hành tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày.

Lắng nghe nội dung trình bày

Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Đáp án

Lắng nghe nội dung trình bày

Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày.

Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Lời giải chi tiết :

Thứ tự đúng:

- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày.

- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Câu 5 :

Nội dung chính của đoạn văn sau?

     Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà sụyt chó xổ ra sủa ầm ĩ.

               (Tuổi thơ tôi – Nguyễn Nhật Ánh)

  • A.

    Giới thiệu về chú dế lửa

  • B.

    Giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi”

  • C.

    Giới thiệu về gia cảnh của nhân vật “tôi”

  • D.

    Giới thiệu về bạn bè của nhân vật “tôi”

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích trên.

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi”

Câu 6 :

Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).

  • A.

    giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • B.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • C.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.

  • D.

    giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong câu trên, giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết để chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa gốc

Câu 8 :

Thơ ca của Hoàng Trung Thông có vai trò gì đối với người đọc?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.

    Giúp con người sống tốt hơn

  • B.

    Đánh thức tình yêu với con người

  • C.

    Khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lăng

  • D.

    Nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo của con người

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người.

Câu 9 :

Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm 

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt không được sử dụng: nghị luận

Câu 10 :

Trong văn bản Con là…, người cha không so sánh người con với đối tượng nào?

  • A.

    Niềm vui.

  • B.

    Nỗi buồn.

  • C.

    Sợi dây kết nối.

  • D.

    Sợi dây hạnh phúc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại bài thơ trên.

Lời giải chi tiết :

Người cha không so sánh người con với sợi dây kết nối.

Câu 11 :

Những cánh buồm là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

     Thơ

  • D.

    Kịch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Những cánh buồm là văn bản thuộc thể loại thơ

Câu 12 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào các đáp án đúng

Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ca ngợi điều gì?

Tình yêu thương của con người

Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước

Sức mạnh của nghệ thuật

Vẻ đẹp của văn chương

Đáp án

Tình yêu thương của con người

Sức mạnh của nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

Câu 13 :

Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, đâu không phải biểu hiện cho việc người em là đứa trẻ khác thường?

  • A.

    Không thể giao tiếp với mọi người.

  • B.

    Hay bật cười chẳng vì lí do gì.

  • C.

    Không thể hiểu những câu chuyện đùa.

  • D.

    Mất nhiều thời gian học những điều cơ bản.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mất nhiều thời gian học những điều cơ bản là ý không được nhắc đến trong văn bản.

Câu 14 :

Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây?

  • A.

    Nhân văn giai phẩm

  • B.

    Tự lực văn đoàn

  • C.

    Phong trào thơ mới

  • D.

    Hội Tao Đàn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại tiểu sử

Lời giải chi tiết :

Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn

Câu 15 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo trình tự phù hợp của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:

Tìm ý

Lập dàn ý

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

Xem lại và chỉnh sửa

Rút kinh nghiệm

Đáp án

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

Tìm ý

Lập dàn ý

Xem lại và chỉnh sửa

Rút kinh nghiệm

Lời giải chi tiết :

Thứ tự sắp xếp:

- Xác định đề tài

- Thu thập tư liệu

- Tìm ý

- Lập dàn ý

- Xem lại và chỉnh sửa

- Rút kinh nghiệm

Câu 16 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.

Câu 17 :

Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất

Lời giải chi tiết :

“Truyền kì mạn lục” là tên tác phẩm; “thiên cổ kì bút” là cụm từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn văn dưới đây?

     Tôi hỏi mùa hè của em thể nào, kiểu xe yêu thích của em là gì và em có dự định gì cho tương lai. Câu trả lời của em tuy hơi nhàm chán nhưng tôi vẫn lắng nghe chăm chú. Hoá ra tôi có một đứa em trai mê xe Ca-đi-lắc (Cadillac), mơ ước trở thành kĩ sư hoặc doanh nhân và thích nghe loại nhạc mà em gọi là Rap (nhưng sau đó, em lại dẫn chứng nhóm “E-rô-Xơ-mit” (Aerosmith) – một ban nhạc Rock). Lần đầu tiên, tôi nhận ra em trai mình là một người đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.

(Chị sẽ gọi em bằng tên – Jack Canfield & Mark Victor Hansen)

  • A.

    Sự đụng độ căng thẳng giữa hai chị em

  • B.

    Cuộc trò chuyện thân mật giữa hai chị em

  • C.

    Suy ngẫm của cha mẹ về hai chị em

  • D.

    Cuộc dạo chơi của hai chị em

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ trên nói về hình ảnh cha và con

Câu 19 :

Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho điều gì?

  • A.

    Sự thịnh vượng

  • B.

    Sự sáng tạo

  • C.

    Khát vọng khám phá

  • D.

    Mong ước đổi đời

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho khát vọng khám phá của hai cha con.

Câu 20 :

Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A.

    Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau
       

  • B.

    Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau
       

  • C.

    Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt
       

  • D.

    Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại cấu trúc bài thơ

Lời giải chi tiết :

Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau.

Câu 21 :

Thạch Lam thành công nhất với thể loại nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Thơ

  • D.

    Tùy bút

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại thể loại tác phẩm chính của Thạch Lam

Lời giải chi tiết :

Thạch Lam thành công nhất ở thể loại truyện ngắn.

Câu 22 :

Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

  • A.

    Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.
       

  • B.

    Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên
       

  • C.

    Tặng vật trời đất
       

  • D.

    Những gì không có thực trong đời

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung và đưa ra đáp án

Lời giải chi tiết :

“Mây và sóng” biểu tượng cho những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.

Câu 23 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi, âm thanh gì là tác nhân gợi lên sự hồi tưởng trong lòng nhân vật “tôi”?

  • A.

    Tiếng mõ

  • B.

    Tiếng sáo

  • C.

    Tiếng ếch

  • D.

    Tiếng dế

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tiếng dế chính là âm thanh gợi lên sự hồi tưởng trong lòng nhân vật “tôi”.

Câu 24 :

Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?

  • A.

    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau.

  • B.

    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, , kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hy sinh quên mình của cụ Bơ – men

  • C.

    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, , kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xiu dành cho Giôn – xi.

  • D.

    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, , kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết định hồi sinh của Giôn – xi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung và rút ra thông điệp chính của truyện.

Lời giải chi tiết :

Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau.

Câu 25 :

Khi lắng nghe nội dung trình bày của người khác cần lưu ý điều gì?

  • A.

    Chú ý nghe từ khóa

  • B.

    Nghe hết câu, hết ý

  • C.

    Nghe đoạn đầu nội dung

  • D.

    Nghe đoạn cuối nội dung

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

Câu 26 :

Đâu là năm sinh của Hoàng Trung Thông?

  • A.

    1925

  • B.

    1926

  • C.

    1928

  • D.

    1927

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hoàng Trung Thông sinh năm 1925

Câu 27 :

Con là là sáng tác của ai?

  • A.

    Y Phương

  • B.

    Hoàng Trung Thông

  • C.

    Xuân Quỳnh

  • D.

    Y Phương

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Con là là sáng tác của Y Phương

Câu 28 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cô ấy được điểm chín (chín: chỉ một con số).

Cánh đồng bát ngát lúa chín (chín: lúa đến lúc thu hoạch).

-> Hai nghĩa không liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 29 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Chung lưng đấu cật không chứa từ đồng âm

Câu 30 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Những cánh buồm

  • D.

    Hoa bìm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em nhớ lại nội dung các bài thơ trên

Lời giải chi tiết :

Những cánh buồm là bài thơ viết về tình phụ tử => có thể viết đoạn văn trình bày cảm xúc về tình phụ tử trong bài thơ này.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.