Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

     Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Câu 2 :

Vua Hùng ra điều kiện sẽ truyền ngôi cho người như thế nào?

  • A.

    Cho con trưởng

  • B.

    Cho con út

  • C.

    Cho người làm vừa ý Tiên Vương

  • D.

    Cho người trong dòng máu hoàng tộc

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chỉ có thơ mới sử dụng điệp từ, điệp ngữ, văn xuôi không sử dụng phép tu từ này, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Theo quy định trong thơ lục bát, tiếng thứ 4 trong bài là thanh:

Thanh bằng

Thanh trắc

Câu 5 :

Phong cách nghệ thuật của Lâm Thị Mỹ Dạ?

  • A.

    Thâm trầm, sâu sắc

  • B.

    Đôn hậu, tinh tế

  • C.

    Trực cảm, bất ngờ, nữ tính

  • D.

    Giàu suy tưởng, triết lý

Câu 6 :

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát là:

  • A.

    Dùng ngôn ngữ nói của mình để trình bày lại bài viết cảm xúc về bài thơ lục bát mà mình đã viết trước đó.

  • B.

    Đọc thuộc lòng bài thơ lục bát mình  tự sáng tác.

  • C.

    Trình bày bài thơ lục bát trong sách giáo khoa.

  • D.

    Dùng lời văn để trình bày cảm xúc của mình về bài thơ lục bát.

Câu 7 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Đất nghèo nuôi những anh hùng”?

Liệt kê

Nhân hóa

Điệp từ

Câu 8 :

Tại sao chúng ta khẳng định Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết?

  • A.

    Ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh

  • B.

    Kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa

  • C.

    Câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử

  • D.

    Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng của tác giả.

Câu 9 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Những hình ảnh nào dưới đây thể hiện sự tài năng của con người Việt Nam?

Chịu nhiều thương đau

Trăm nghề trăm vùng

Nuôi những anh hùng

Dệt thơ trên tre

Đạp quân thù xuống đất đen

Câu 10 :

Sức hấp dẫn của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ đâu?

  • A.

    Hành động của nhân vật

  • B.

    Ngôn ngữ của nhân vật

  • C.

    Tình huống truyện

  • D.

    Lời kể của truyện

Câu 11 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Câu 12 :

Lang Liêu được thần giúp đỡ vì?

  • A.

    Lang Liêu so với các anh em khác chịu thiệt thòi

  • B.

    Chỉ mình chàng mới hiểu được ý của thần

  • C.

    Tuy là con vua, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng chàng chăm chỉ, sống cuộc sống như dân thường, biết quý trọng lao động

  • D.

    Vì chàng là vị hoàng tử trẻ nhất

Câu 13 :

Nếu muốn bạn làm rõ ý kiến mình chưa hiểu, em sẽ nói theo mẫu câu nào dưới đây?

  • A.

    Tôi có cái nhìn khác ở phần.... Bởi vì...

  • B.

    Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần... Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?

  • C.

    Theo tôi, ý... chưa hợp lý. Bởi vì...

  • D.

    Cả 3 mẫu câu trên

Câu 14 :

Nội dung chính của bài thơ Hoa bìm là gì?

  • A.

    Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

  • B.

    Bức tranh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động. Bộc lộ cảm xúc, nỗi nhớ của tác giả với quê hương.

  • C.

    Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

  • D.

    Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước.

Câu 15 :

Bùi Mạnh Nhị là giảng viên của trường đại học nào dưới đây?

  • A.

    Đại học Sư phạm Hà Nội

  • B.

    Đại học Hà Nội

  • C.

    Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

  • D.

    Đại học Giáo dục

Câu 16 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Về bài ca dao “Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng…” là phương thức nào?

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Tự sự

Câu 17 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Câu 18 :

Tác phẩm Chuyện cổ nước mình của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Câu 19 :

Kể lại một chuyện cổ tích thuộc loại văn?

  • A.

    Văn miêu tả

  • B.

    Văn biểu cảm

  • C.

    Văn kể chuyện

  • D.

    Văn thuyết minh

Câu 20 :

Em bé thông minh được hưởng vinh hoa vì sao?

  • A.

    Nhờ may mắn và tinh ranh

  • B.

    Nhờ sự trợ giúp của thần linh

  • C.

    Nhờ được nhà vua yêu mến

  • D.

    Nhờ thông minh, nhờ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân

Câu 21 :

Nguyễn Đức Mậu nhận được Giải thưởng văn học Asean năm bao nhiêu?

  • A.

    2000

  • B.

    2001

  • C.

    2002

  • D.

    2003

Câu 22 :

Tác phẩm Việt Nam quê hương ta của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Nguyễn Đình Thi

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Câu 23 :

Tác phẩm Sen Tháp Mười cuả Bùi Mạnh Nhị sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1977

  • B.

    1978

  • C.

    1979

  • D.

    1980

Câu 24 :

Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là?

  • A.

    Gây cười

  • B.

    Phê phán những kẻ ngu dốt

  • C.

    Khẳng định sức mạnh của con người

  • D.

    Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

Câu 25 :

 Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì?

  • A.

    Sự khéo léo của dân làng

  • B.

    Sự biết ơn của dân làng dành cho các vị thánh thần

  • C.

    Sự mê tín của người dân

  • D.

    Tình yêu của người dân đối với cuộc sống 

Câu 26 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Câu 27 :

Theo phân tích của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, điều gì đã làm nên sự mênh mông cho cảnh vật thiên nhiên?

  • A.

    Cánh đồng vàng ươm

  • B.

    Sự nhỏ bé của con người

  • C.

    Những bông lúa phất phơ trong gió

  • D.

    Nắng vàng rải đều trên cánh đồng

Câu 28 :

Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A.

    Theo các nội dung mà chúng biểu thị

  • B.

    Theo vị trí của chúng trong câu

  • C.

    Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

  • D.

    Theo mục đích nói của câu

Câu 29 :

Vần được gieo trong đoạn thơ sau:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    lâu

  • B.

    âu

  • C.

    mày

  • D.

    đi

Câu 30 :

Thanh điệu đúng của bài ca dao sau là:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    Dòng 6: T – T – T

    Dòng 8: T – T – B - B

  • B.

    Dòng 6: B – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • C.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • D.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B– B – T- T

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

     Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu B là câu có trạng ngữ “mùa xuân”

Câu 2 :

Vua Hùng ra điều kiện sẽ truyền ngôi cho người như thế nào?

  • A.

    Cho con trưởng

  • B.

    Cho con út

  • C.

    Cho người làm vừa ý Tiên Vương

  • D.

    Cho người trong dòng máu hoàng tộc

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi.

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chỉ có thơ mới sử dụng điệp từ, điệp ngữ, văn xuôi không sử dụng phép tu từ này, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ nhận định

Lời giải chi tiết :

Thơ và văn đều sử dụng điệp từ, điệp ngữ

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Theo quy định trong thơ lục bát, tiếng thứ 4 trong bài là thanh:

Thanh bằng

Thanh trắc

Đáp án

Thanh bằng

Thanh trắc

Lời giải chi tiết :

Theo quy định trong thơ lục bát, tiếng thứ 4 trong bài là thanh trắc.

Câu 5 :

Phong cách nghệ thuật của Lâm Thị Mỹ Dạ?

  • A.

    Thâm trầm, sâu sắc

  • B.

    Đôn hậu, tinh tế

  • C.

    Trực cảm, bất ngờ, nữ tính

  • D.

    Giàu suy tưởng, triết lý

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại phong cách nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Thơ Lâm Thị Mĩ Dạ là thơ trực cảm, bất ngờ và nữ tính.

Câu 6 :

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát là:

  • A.

    Dùng ngôn ngữ nói của mình để trình bày lại bài viết cảm xúc về bài thơ lục bát mà mình đã viết trước đó.

  • B.

    Đọc thuộc lòng bài thơ lục bát mình  tự sáng tác.

  • C.

    Trình bày bài thơ lục bát trong sách giáo khoa.

  • D.

    Dùng lời văn để trình bày cảm xúc của mình về bài thơ lục bát.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát là dùng ngôn ngữ nói của mình để trình bày lại bài viết cảm xúc về bài thơ lục bát mà mình đã viết trước đó.

Câu 7 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Đất nghèo nuôi những anh hùng”?

Liệt kê

Nhân hóa

Điệp từ

Đáp án

Nhân hóa

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa “đất nuôi những anh hùng”.

Câu 8 :

Tại sao chúng ta khẳng định Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết?

  • A.

    Ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh

  • B.

    Kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa

  • C.

    Câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử

  • D.

    Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng của tác giả.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức truyền thuyết

Lời giải chi tiết :

Câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.

Câu 9 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Những hình ảnh nào dưới đây thể hiện sự tài năng của con người Việt Nam?

Chịu nhiều thương đau

Trăm nghề trăm vùng

Nuôi những anh hùng

Dệt thơ trên tre

Đạp quân thù xuống đất đen

Đáp án

Trăm nghề trăm vùng

Dệt thơ trên tre

Lời giải chi tiết :

Tài năng của người Việt Nam:

+ "Trăm nghề trăm vùng".

+ "Dệt thơ trên tre".

Câu 10 :

Sức hấp dẫn của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ đâu?

  • A.

    Hành động của nhân vật

  • B.

    Ngôn ngữ của nhân vật

  • C.

    Tình huống truyện

  • D.

    Lời kể của truyện

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sức hấp dẫn của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ tình huống truyện.

Câu 11 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Đáp án

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Lời giải chi tiết :

- Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

- Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể

Câu 12 :

Lang Liêu được thần giúp đỡ vì?

  • A.

    Lang Liêu so với các anh em khác chịu thiệt thòi

  • B.

    Chỉ mình chàng mới hiểu được ý của thần

  • C.

    Tuy là con vua, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng chàng chăm chỉ, sống cuộc sống như dân thường, biết quý trọng lao động

  • D.

    Vì chàng là vị hoàng tử trẻ nhất

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung truyện và chi tiết Lang Liêu mộng thấy vị thần.

Lời giải chi tiết :

Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi, mẹ mất sớm, chàng rời cung ra ngoài chăm chỉ lao động như người thường.

Câu 13 :

Nếu muốn bạn làm rõ ý kiến mình chưa hiểu, em sẽ nói theo mẫu câu nào dưới đây?

  • A.

    Tôi có cái nhìn khác ở phần.... Bởi vì...

  • B.

    Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần... Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?

  • C.

    Theo tôi, ý... chưa hợp lý. Bởi vì...

  • D.

    Cả 3 mẫu câu trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại phần hướng dẫn quy trình nói

Lời giải chi tiết :

Nếu muốn bạn làm rõ ý kiến, em có thể nói:

  • Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần... Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?
  • Theo tôi hiểu thì ý của bạn là... Tôi hiểu như vậy có đúng không?
  • Bạn nói rằng.... Vì sao vậy?
Câu 14 :

Nội dung chính của bài thơ Hoa bìm là gì?

  • A.

    Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

  • B.

    Bức tranh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động. Bộc lộ cảm xúc, nỗi nhớ của tác giả với quê hương.

  • C.

    Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

  • D.

    Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Bài thơ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động và bộc lộ cảm xúc, nỗi nhớ của tác giả với quê hương.

Câu 15 :

Bùi Mạnh Nhị là giảng viên của trường đại học nào dưới đây?

  • A.

    Đại học Sư phạm Hà Nội

  • B.

    Đại học Hà Nội

  • C.

    Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

  • D.

    Đại học Giáo dục

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bùi Mạnh Nhị là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 16 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Về bài ca dao “Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng…” là phương thức nào?

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Tự sự

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 17 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Đáp án

Học sinh

Trường học

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ phức

Lời giải chi tiết :

“Học sinh” và “trường học” là từ phức.

Câu 18 :

Tác phẩm Chuyện cổ nước mình của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Chuyện cổ nước mình.

Lời giải chi tiết :

Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ.

Câu 19 :

Kể lại một chuyện cổ tích thuộc loại văn?

  • A.

    Văn miêu tả

  • B.

    Văn biểu cảm

  • C.

    Văn kể chuyện

  • D.

    Văn thuyết minh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

Kể lại một chuyện cổ tích thuộc loại văn kể chuyện.

Câu 20 :

Em bé thông minh được hưởng vinh hoa vì sao?

  • A.

    Nhờ may mắn và tinh ranh

  • B.

    Nhờ sự trợ giúp của thần linh

  • C.

    Nhờ được nhà vua yêu mến

  • D.

    Nhờ thông minh, nhờ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Em bé thông minh được hưởng vinh hoa nhờ sự thông minh và kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân.

Câu 21 :

Nguyễn Đức Mậu nhận được Giải thưởng văn học Asean năm bao nhiêu?

  • A.

    2000

  • B.

    2001

  • C.

    2002

  • D.

    2003

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đức Mậu nhận được Giải thưởng văn học Asean năm 2000.

Câu 22 :

Tác phẩm Việt Nam quê hương ta của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Nguyễn Đình Thi

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Việt Nam quê hương ta

Lời giải chi tiết :

Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Câu 23 :

Tác phẩm Sen Tháp Mười cuả Bùi Mạnh Nhị sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1977

  • B.

    1978

  • C.

    1979

  • D.

    1980

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bùi Mạnh Nhị (1980), Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về chủ tịch Hồ Chí Minh).

Câu 24 :

Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là?

  • A.

    Gây cười

  • B.

    Phê phán những kẻ ngu dốt

  • C.

    Khẳng định sức mạnh của con người

  • D.

    Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Truyện nhằm ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người.

Câu 25 :

 Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì?

  • A.

    Sự khéo léo của dân làng

  • B.

    Sự biết ơn của dân làng dành cho các vị thánh thần

  • C.

    Sự mê tín của người dân

  • D.

    Tình yêu của người dân đối với cuộc sống 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại phần diễn biến hội thi, chú ý mục “Lễ dâng hương”.

Lời giải chi tiết :

Lễ dâng hương nhằm mục đích tưởng nhớ vị thánh hoàng làng có công cứu dân, độ quốc. 

Câu 26 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Đáp án

Số tiếng có trong từ

Phương pháp giải :

Em xem lại phần so sánh từ đơn và từ phức

Lời giải chi tiết :

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên số tiếng có trong từ.

Câu 27 :

Theo phân tích của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, điều gì đã làm nên sự mênh mông cho cảnh vật thiên nhiên?

  • A.

    Cánh đồng vàng ươm

  • B.

    Sự nhỏ bé của con người

  • C.

    Những bông lúa phất phơ trong gió

  • D.

    Nắng vàng rải đều trên cánh đồng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chính con người nhỏ bé đã làm nên sự mênh mông cho cánh đồng, cho cảnh vật thiên nhiên.

Câu 28 :

Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A.

    Theo các nội dung mà chúng biểu thị

  • B.

    Theo vị trí của chúng trong câu

  • C.

    Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

  • D.

    Theo mục đích nói của câu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các trạng ngữ

Lời giải chi tiết :

Có thể phân loại trạng ngữ theo các nội dung mà chúng biểu thị

Câu 29 :

Vần được gieo trong đoạn thơ sau:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    lâu

  • B.

    âu

  • C.

    mày

  • D.

    đi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại tiếng cuối cùng của dòng lục và tiếng thứ sáu của dòng bát.

Lời giải chi tiết :

Bài ca dao trên gieo vần “âu”

Câu 30 :

Thanh điệu đúng của bài ca dao sau là:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    Dòng 6: T – T – T

    Dòng 8: T – T – B - B

  • B.

    Dòng 6: B – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • C.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • D.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B– B – T- T

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại thanh điệu

Lời giải chi tiết :

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

T – T - B

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

B – T – B - B

 

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.