Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn những sự kiện liên quan tới người anh trong văn bản Non-bu và Heng-bu?

Trong quả bầu có vàng bạc, trân châu

Trong quả bầu có tráng sĩ, cướp, yêu tinh

Bẻ gãy chân chim nhạn

Sẵn sàng giúp đỡ anh

Xức thuốc cho chim nhạn 

Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Câu 3 :

Món ăn nào được gợi ra trong bài ca dao số 3 Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương?

  • A.

    Nem chua

  • B.

    Bí đỏ nấu canh nước dừa

  • C.

    Phở

  • D.

    Bánh chưng

Câu 4 :

Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

  • A.

    Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

  • B.

    Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

  • C.

    Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

  • D.

    Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Câu 5 :

Bài ca dao số 2 Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương đối đáp về lĩnh vực nào?

  • A.

    Lao động sản xuất

  • B.

    Lịch sử

  • C.

    Văn chương

  • D.

    Đời sống xã hội

Câu 6 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Câu 7 :

Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A.

    Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

  • B.

    Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

  • C.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

  • D.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Câu 8 :

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

  • A.

    Chủ ngữ

  • B.

    Vị ngữ

  • C.

    Bổ ngữ

  • D.

    Trạng ngữ

Câu 9 :

Từ nào dưới đây là từ ghép?

  • A.

    Lấp lánh

  • B.

    Đỏ au

  • C.

    Mênh mông

  • D.

    Thuồng luồng

Câu 10 :

Tình cảm của tác giả được thể hiện qua tác phẩm Hội thi thổi cơm ở Đồng Văn?

  • A.

    Tình yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

  • B.

    Lòng biết ơn và ý thức gìn giữ những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Sự tiếc nuối đối với những vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc đã phai một

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

  • A.

    Long Vương

  • B.

    Long Quân

  • C.

    Âu Cơ

  • D.

    Là một nhân vật khác

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Trong văn bản Non-bu và Heng-bu gười em đã có hành động thế nào đối với anh sau khi mình trở nên giàu có?

Xua đuổi anh trai

Mời gia đình người anh sống cùng mình

Chế giễu người anh

Câu 13 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

     Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Câu 14 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A.

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B.

    Khi ấy

  • C.

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D.

    Cả A, B, C đều sai.

Câu 15 :

Tại sao ban đầu nghĩa quân Lam Sơn lại nhiều lần bị thua

  • A.

    Chưa có gươm thần

  • B.

    Đức Long Quân chưa phù hộ

  • C.

    Trời chưa phó thác trách nhiệm cho Lê Lợi

  • D.

    Thế và lực của nghĩa quân còn non yếu

Câu 16 :

Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?

  • A.

    Tre ngà có màu vàng óng

  • B.

    Có nhiều ao hồ để lại

  • C.

    Thánh Gióng bay về trời

  • D.

    Có làng mang tên làng Cháy

Câu 17 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân?

Ngôn ngữ nghệ thuật 

Ngôn ngữ khoa học

Ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 18 :

Tác phẩm Non-bu và Heng-bu của quốc gia nào?

  • A.

    Trung Quốc

  • B.

    Hàn Quốc

  • C.

    Nhật Bản

  • D.

    Việt Nam

Câu 19 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Chủ đề nào dưới đây có thể được lựa chọn để thảo luận trong việc học tập?

Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?

Sở thích ăn uống của người thân 

Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.

Học môn Ngữ Văn thế nào cho hiệu quả?

Cách chăm sóc vật nuôi trong gia đình

Câu 20 :

Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là:

  • A.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

  • B.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video

  • C.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh.

  • D.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói.

Câu 21 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ khúc khích có phải từ láy không?

Không

Câu 22 :

Tại sao tác giả dân gian không miêu tả chi tiết nhân vật Sọ Dừa

  • A.

    Vì truyện có quá nhiều tình tiết khác hấp dẫn

  • B.

    Dung lượng của truyện cổ tích không cho phép miêu tả kĩ về nhân vật

  • C.

    Nhân vật có tên riêng nhưng đại diện cho một loại người

  • D.

    Nhân vật có bề ngoài không mấy đặc biệt

Câu 23 :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  • A.

    Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)

  • B.

    Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

  • C.

    Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

  • D.

    Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long

Câu 24 :

Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

  • A.

    Đeo nhạc cho mèo

  • B.

    Đẽo cày giữa đường

  • C.

    Ếch ngồi đáy giếng

  • D.

    Thầy bói xem voi

Câu 25 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Tin đồn đến tai người anh, Non-bu rất ngạc nhiên và tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Hắn nghĩ chắc là Heng-bu đã đi ăn trộm ăn cướp nên mới giàu được như thế và quyết định đến mắng em trai một trận, rồi giành lấy của cải mang về.

Nghe tiếng yêu tinh, những trái bầu còn lại mở ra và thêm rất nhiều yêu tinh khác xuất hiện.

Non-bu giờ đây thành ăn mày, chẳng còn một xu. Đó là hình phạt cho tâm địa xấu xa và thói tham lam của Non-bu.

 (Non-bu và Heng-bu)

  • A.

    Giới thiệu về hoàn cảnh và tính cách của 2 anh em.

  • B.

    Sự tốt bụng và đổi đời của người em.

  • C.

    Sự tham lam và quả báo của người anh.

  • D.

    Người anh nhận ra sai lầm và được em cưu mang.

Câu 26 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Bức tranh trong bài thơ Hoa bìm có sự xuất hiện của những đối tượng nào?

Xe cộ

Con người

Nhà cửa

Động vật

Thực vật 

Câu 27 :

Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?

  • A.

    Mặt mũi

  • B.

    Nhăn nhó

  • C.

    Bà già

  • D.

    Đau khổ

Câu 28 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Thánh Gióng theo đúng trình tự văn bản tóm tắt.

Thánh Gióng về trời

Thánh Gióng được sinh ra một cách kì lạ

Thánh Gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân

Thánh Gióng nhận lời đi đánh giặc Ân

Thánh Gióng được nhân dân ghi nhớ công ơn đánh giặc cứu nước.

Câu 29 :

Đọc tác phẩm Non-bu và Heng-bu, ta có thể liên hệ với truyện cổ tích nào của Việt Nam với nhiều điểm tương đồng?

  • A.

    Cây khế

  • B.

    Tấm Cám

  • C.

    Sọ dừa

  • D.

    Thạch Sanh

Câu 30 :

Tác phẩm Non-bu và Heng-bu thuộc loại truyện cổ tích nào?

  • A.

    Cổ tích loài vật

  • B.

    Cổ tích phiêu lưu

  • C.

    Cổ tích thần kì

  • D.

    Đáp án A và B

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn những sự kiện liên quan tới người anh trong văn bản Non-bu và Heng-bu?

Trong quả bầu có vàng bạc, trân châu

Trong quả bầu có tráng sĩ, cướp, yêu tinh

Bẻ gãy chân chim nhạn

Sẵn sàng giúp đỡ anh

Xức thuốc cho chim nhạn 

Đáp án

Trong quả bầu có tráng sĩ, cướp, yêu tinh

Bẻ gãy chân chim nhạn

Lời giải chi tiết :

Người anh đã bẻ gãy chân chim nhạn để nhận lấy quả bầu có tráng sĩ, cướp, yêu tinh

Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Đáp án

Số tiếng có trong từ

Phương pháp giải :

Em xem lại phần so sánh từ đơn và từ phức

Lời giải chi tiết :

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên số tiếng có trong từ.

Câu 3 :

Món ăn nào được gợi ra trong bài ca dao số 3 Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương?

  • A.

    Nem chua

  • B.

    Bí đỏ nấu canh nước dừa

  • C.

    Phở

  • D.

    Bánh chưng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em đọc lại bài ca dao

Lời giải chi tiết :

Bí đỏ nấu canh nước dừa là món ăn được nhắc đến trong bài ca dao.

Câu 4 :

Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

  • A.

    Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

  • B.

    Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

  • C.

    Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

  • D.

    Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại phần lý thuyết về truyền thuyết.

Lời giải chi tiết :

Thánh Gióng là truyện truyền thuyết vì truyện có yếu tố hoang đường, kì ảo dựa trên sự thật lịch sử.

Câu 5 :

Bài ca dao số 2 Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương đối đáp về lĩnh vực nào?

  • A.

    Lao động sản xuất

  • B.

    Lịch sử

  • C.

    Văn chương

  • D.

    Đời sống xã hội

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại bài thơ và luận điểm Bài số 2

Lời giải chi tiết :

Bài ca dao số 2 Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương đối đáp về lịch sử dân tộc.

Câu 6 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Đáp án

Học sinh

Trường học

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ phức

Lời giải chi tiết :

“Học sinh” và “trường học” là từ phức.

Câu 7 :

Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A.

    Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

  • B.

    Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

  • C.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

  • D.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý khái niệm “từ” và “ngữ”

Lời giải chi tiết :

Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

Câu 8 :

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

  • A.

    Chủ ngữ

  • B.

    Vị ngữ

  • C.

    Bổ ngữ

  • D.

    Trạng ngữ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chia cấu trúc các thành phần câu

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ trong câu trên đóng vai trò vị ngữ

Câu 9 :

Từ nào dưới đây là từ ghép?

  • A.

    Lấp lánh

  • B.

    Đỏ au

  • C.

    Mênh mông

  • D.

    Thuồng luồng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại lý thuyết từ ghép và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Từ “đỏ au” là từ ghép

Câu 10 :

Tình cảm của tác giả được thể hiện qua tác phẩm Hội thi thổi cơm ở Đồng Văn?

  • A.

    Tình yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

  • B.

    Lòng biết ơn và ý thức gìn giữ những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Sự tiếc nuối đối với những vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc đã phai một

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung và nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Văn, tác giả thể hiện tình yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

Câu 11 :

Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

  • A.

    Long Vương

  • B.

    Long Quân

  • C.

    Âu Cơ

  • D.

    Là một nhân vật khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại phần Tóm tắt

Lời giải chi tiết :

Đức Long Quân là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Trong văn bản Non-bu và Heng-bu gười em đã có hành động thế nào đối với anh sau khi mình trở nên giàu có?

Xua đuổi anh trai

Mời gia đình người anh sống cùng mình

Chế giễu người anh

Đáp án

Mời gia đình người anh sống cùng mình

Phương pháp giải :

Em xem lại luận điểm về người em

Lời giải chi tiết :

Người em đã thương xót và mời gia đình người anh sống cùng mình

Câu 13 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

     Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu B là câu có trạng ngữ “mùa xuân”

Câu 14 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A.

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B.

    Khi ấy

  • C.

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D.

    Cả A, B, C đều sai.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn trên

Lời giải chi tiết :

Khi ấy chính là trạng ngữ của câu.

Câu 15 :

Tại sao ban đầu nghĩa quân Lam Sơn lại nhiều lần bị thua

  • A.

    Chưa có gươm thần

  • B.

    Đức Long Quân chưa phù hộ

  • C.

    Trời chưa phó thác trách nhiệm cho Lê Lợi

  • D.

    Thế và lực của nghĩa quân còn non yếu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghĩa quân Lam Sơn lại nhiều lần bị thua vì thế và lực của nghĩa quân còn non yếu

Câu 16 :

Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?

  • A.

    Tre ngà có màu vàng óng

  • B.

    Có nhiều ao hồ để lại

  • C.

    Thánh Gióng bay về trời

  • D.

    Có làng mang tên làng Cháy

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại phần nội dung tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Sau khi dẹp tan giặc, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, ngựa đi tới đâu phun lửa làm một khu rừng cháy, nay ngôi làng mang tên làng Cháy.

Truyện Tháng Gióng muốn giải thích hiện tượng có làng mang tên làng Cháy

Câu 17 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân?

Ngôn ngữ nghệ thuật 

Ngôn ngữ khoa học

Ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án

Ngôn ngữ khoa học

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung và nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ khoa học.

Câu 18 :

Tác phẩm Non-bu và Heng-bu của quốc gia nào?

  • A.

    Trung Quốc

  • B.

    Hàn Quốc

  • C.

    Nhật Bản

  • D.

    Việt Nam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Non-bu và Heng-bu

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Non-bu và Heng-bu của Hàn Quốc.

Câu 19 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Chủ đề nào dưới đây có thể được lựa chọn để thảo luận trong việc học tập?

Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?

Sở thích ăn uống của người thân 

Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.

Học môn Ngữ Văn thế nào cho hiệu quả?

Cách chăm sóc vật nuôi trong gia đình

Đáp án

Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?

Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.

Học môn Ngữ Văn thế nào cho hiệu quả?

Phương pháp giải :

Em xem lại một số chủ đề thảo luận và lựa chọn

Lời giải chi tiết :

Một số chủ đề thảo luận trong học tập như:

- Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?

- Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.

- Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.

- Học môn Ngữ Văn thế nào cho hiệu quả?

- Bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong lớp học.

Câu 20 :

Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là:

  • A.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

  • B.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video

  • C.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh.

  • D.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

Câu 21 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ khúc khích có phải từ láy không?

Không

Đáp án

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức các loại từ.

Lời giải chi tiết :

Đây là từ láy

Câu 22 :

Tại sao tác giả dân gian không miêu tả chi tiết nhân vật Sọ Dừa

  • A.

    Vì truyện có quá nhiều tình tiết khác hấp dẫn

  • B.

    Dung lượng của truyện cổ tích không cho phép miêu tả kĩ về nhân vật

  • C.

    Nhân vật có tên riêng nhưng đại diện cho một loại người

  • D.

    Nhân vật có bề ngoài không mấy đặc biệt

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ nội dung văn bản suy ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Nhân vật Sọ Dừa không được miêu tả chi tiết vì Sọ Dừa đại diện cho kiểu nhân vật người có hình dạng xấu xí

Câu 23 :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  • A.

    Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)

  • B.

    Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

  • C.

    Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

  • D.

    Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

Câu 24 :

Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

  • A.

    Đeo nhạc cho mèo

  • B.

    Đẽo cày giữa đường

  • C.

    Ếch ngồi đáy giếng

  • D.

    Thầy bói xem voi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các truyện ngụ ngôn đã học ở lớp 6 và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Đeo nhạc cho mèo là đáp án chính xác

Câu 25 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Tin đồn đến tai người anh, Non-bu rất ngạc nhiên và tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Hắn nghĩ chắc là Heng-bu đã đi ăn trộm ăn cướp nên mới giàu được như thế và quyết định đến mắng em trai một trận, rồi giành lấy của cải mang về.

Nghe tiếng yêu tinh, những trái bầu còn lại mở ra và thêm rất nhiều yêu tinh khác xuất hiện.

Non-bu giờ đây thành ăn mày, chẳng còn một xu. Đó là hình phạt cho tâm địa xấu xa và thói tham lam của Non-bu.

 (Non-bu và Heng-bu)

  • A.

    Giới thiệu về hoàn cảnh và tính cách của 2 anh em.

  • B.

    Sự tốt bụng và đổi đời của người em.

  • C.

    Sự tham lam và quả báo của người anh.

  • D.

    Người anh nhận ra sai lầm và được em cưu mang.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Sự tham lam và quả báo của người anh.

Câu 26 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Bức tranh trong bài thơ Hoa bìm có sự xuất hiện của những đối tượng nào?

Xe cộ

Con người

Nhà cửa

Động vật

Thực vật 

Đáp án

Con người

Động vật

Thực vật 

Lời giải chi tiết :

Bức tranh trong bài thơ Hoa bìm có sự xuất hiện của:

- Động vật: con chuồn ớt, con chim, con nhện, cào cào, dế mèn, đom đóm, con cuốc.

- Thực vật: nhành gai, cây hồng, canh bèo, tàn sen, bờ lau.

- Con người: con mắt lá, cánh diều ai thả, bến nước - con thuyền.

Câu 27 :

Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?

  • A.

    Mặt mũi

  • B.

    Nhăn nhó

  • C.

    Bà già

  • D.

    Đau khổ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm các từ mà các tiếng của nó khi tách ra hoặc cả 2 từ không có nghĩa, hoặc một trong 2 từ có nghĩa

Lời giải chi tiết :

Từ “nhăn nhó” là từ láy, vì từ “nhăn” có nghĩa, còn từ “nhó” không có nghĩa.

Câu 28 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Thánh Gióng theo đúng trình tự văn bản tóm tắt.

Thánh Gióng về trời

Thánh Gióng được sinh ra một cách kì lạ

Thánh Gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân

Thánh Gióng nhận lời đi đánh giặc Ân

Thánh Gióng được nhân dân ghi nhớ công ơn đánh giặc cứu nước.

Đáp án

Thánh Gióng được sinh ra một cách kì lạ

Thánh Gióng nhận lời đi đánh giặc Ân

Thánh Gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân

Thánh Gióng về trời

Thánh Gióng được nhân dân ghi nhớ công ơn đánh giặc cứu nước.

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Thánh Gióng.

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp: 

- Thánh Gióng được sinh ra một cách kì lạ

- Thánh Gióng nhận lời đi đánh giặc Ân

- Thánh Gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân

- Thánh Gióng về trời

- Thánh Gióng được nhân dân ghi nhớ công ơn đánh giặc cứu nước

Câu 29 :

Đọc tác phẩm Non-bu và Heng-bu, ta có thể liên hệ với truyện cổ tích nào của Việt Nam với nhiều điểm tương đồng?

  • A.

    Cây khế

  • B.

    Tấm Cám

  • C.

    Sọ dừa

  • D.

    Thạch Sanh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại nội dung các truyện cổ tích đã đọc

Lời giải chi tiết :

Đọc tác phẩm Non-bu và Heng-bu, ta có thể liên hệ với truyện cổ tích Cây khế của Việt Nam.

Câu 30 :

Tác phẩm Non-bu và Heng-bu thuộc loại truyện cổ tích nào?

  • A.

    Cổ tích loài vật

  • B.

    Cổ tích phiêu lưu

  • C.

    Cổ tích thần kì

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại các loại truyện cổ tích và đặc điểm

Lời giải chi tiết :

Non-bu và Heng-bu thuộc truyện cổ tích thần kì.

 

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.