Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Đinh Nam Khương được tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 của báo nào?

  • A.

    Báo Văn nghệ

  • B.

    Báo Văn nghệ Quân đội

  • C.

    Báo Nhân dân

  • D.

    Báo Thời đại

Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Khi kể về một kỉ niệm của bản thân, em không cần kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian. Sự việc nào đáng nhớ em nên kể trước”

Đúng
Sai
Câu 3 :

Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?

      Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ. Cách nhà tôi khoảng 4 ki-lô-mét có một tiệm xay lúa. Vào thời đó, một tiệm xay có máy nổ hoạt động như vậy là hiếm lắm. Tôi thường được ông tôi cũng đến tiệm này chơi và bị lôi cuốn bởi âm thanh “bùm chát, bùm chát” của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy rất khó tả. Cách đó không xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ “bùm bùm” và bánh răng cưa quay tít, tôi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.

(Thời thơ ấu của Hon-đa – Hon-đa)

  • A.

    Tuổi thơ của nhân vật "tôi"

  • B.

    Kỉ niệm đi xem cuộc biểu diễn máy bay 

  • C.

    Xuất thân của nhân vật “tôi”

  • D.

    Kỉ niệm học đường của nhân vật “tôi”

Câu 4 :

Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

  • A.

    Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.

  • B.

    Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử

  • C.

    Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất, đúng hay sai?

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

Đúng
Sai
Câu 6 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân:

Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm đó.

Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm

Nêu khái quát về kỉ niệm em định kể

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 8 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con

(Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương)

  • A.

    Ý nghĩa lời ru của mẹ

  • B.

    Lòng biết ơn của người con đối với mẹ

  • C.

    Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường

  • D.

    Sự hiếu thảo của người con

Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Ví dụ dưới đây là từ đồng âm hay từ đa nghĩa?

Sáng nay em bị va vào chân bàn và giờ chân đang rất đau.

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Câu 10 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Câu 11 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đâu là cảm xúc của tác giả khi được khám phá Đồng Tháp Mười?

Xót xa

Trân trọng

Ngỡ ngàng

Tiếc nuối

Ân hận

Câu 12 :

Nội dung của đoạn trích dưới đây?

      Mùa thu năm 1914, khi đang học lớp 2, tôi nghe nói có cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su, cách nhà tôi khoảng 20 ki-lô-mét. Từ trước tới giờ, tôi chỉ được xem máy bay qua hình về chứ chưa bao giờ được nhin thấy tận mắt. Biết là có nài xin, cha tôi cũng không cho phép, nên trước đó vài ngày, chọn lúc cả nhà không ai để ý, tôi lén lấy 2 xu để làm tiền lệ phí.

(Thời thơ ấu của Hon-đa – Hon-đa)

  • A.

    Tuổi thơ của nhân vật “tôi”

  • B.

    Kỉ niệm đi xem máy bay 

  • C.

    Xuất thân của nhân vật “tôi”

  • D.

    Kỉ niệm học đường của nhân vật “tôi”

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ đồng âm cho thấy Tiếng Việt phong phú và giàu đẹp, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 14 :

Chọn đáp án không đúng trong các câu sau:
Những từ chứa các tiếng đồng âm là

  • A.

    Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, ...

  • B.

    Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường…

  • C.

    Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa…

  • D.

    Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là

Câu 15 :

Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu?

  • A.

    Hồ Tả Vọng

  • B.

    Hồ Tây

  • C.

    Hồ con Rùa

  • D.

    Không rõ

Câu 16 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?

  • A.

    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

  • B.

    Tìm gặp người nói hoặc người viết

  • C.

    Các đáp án trên đầu đúng

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Câu 17 :

Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là gì?

  • A.

    Đều có phát âm giống nhau

  • B.

    Đều có số tiếng không giới hạn

  • C.

    Đều dùng để chỉ người

  • D.

    Đều là các từ có nghĩa

Câu 18 :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Lê Thận vớt được lưỡi gươm

  • B.

    Lê Lợi thấy lưỡi gươm trên cây cổ thụ

  • C.

    Lê Lợi có báu vật là gươm thần

  • D.

    Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

Câu 19 :

Bình Nguyên tên thật là:

  • A.

    Nguyễn Bình Nguyên

  • B.

    Nguyễn Nguyên Bình

  • C.

    Nguyễn Đăng Hào

  • D.

    Nguyễn Hào Đăng

Câu 20 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài ca dao dưới đây là từ đa nghĩa hay từ đồng âm?

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Câu 21 :

Tác phẩm Về thăm mẹ của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bình Nguyên

  • D.

    Đinh Nam Khương

Câu 22 :

Bình Nguyên quê ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Thanh Hóa

  • C.

    Nghệ An

  • D.

    Ninh Bình

Câu 23 :

Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

  • A.

    Com - pa

  • B.

    Quạt điện

  • C.

    Rèm

  • D.

Câu 24 :

Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ mấy của câu bát tiếp theo?

  • A.

    Tiếng thứ 5

  • B.

    Tiếng thứ 6 

  • C.

    Tiếng thứ 7

  • D.

    Tiếng thứ 8

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 26 :

Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A.

    Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

  • B.

    Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

  • C.

    Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

  • D.

    Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Câu 27 :

Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?

  • A.

    Bàn ghế, nhà cửa, bút

  • B.

    Bút, thước, học sinh

  • C.

    Bàn, ghế, bút, áo

  • D.

    Nô đùa, trường, lớp

Câu 28 :

Tác phẩm Phía sau những hạt cát của Đinh Nam Khương thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Truyện đồng thoại

Câu 29 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Câu 30 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đinh Nam Khương được tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 của báo nào?

  • A.

    Báo Văn nghệ

  • B.

    Báo Văn nghệ Quân đội

  • C.

    Báo Nhân dân

  • D.

    Báo Thời đại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

 Em xem lại giải thưởng

Lời giải chi tiết :

Đinh Nam Khương được tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 của Báo Văn nghệ Quân đội.

Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Khi kể về một kỉ niệm của bản thân, em không cần kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian. Sự việc nào đáng nhớ em nên kể trước”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc.

Câu 3 :

Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?

      Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ. Cách nhà tôi khoảng 4 ki-lô-mét có một tiệm xay lúa. Vào thời đó, một tiệm xay có máy nổ hoạt động như vậy là hiếm lắm. Tôi thường được ông tôi cũng đến tiệm này chơi và bị lôi cuốn bởi âm thanh “bùm chát, bùm chát” của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy rất khó tả. Cách đó không xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ “bùm bùm” và bánh răng cưa quay tít, tôi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.

(Thời thơ ấu của Hon-đa – Hon-đa)

  • A.

    Tuổi thơ của nhân vật "tôi"

  • B.

    Kỉ niệm đi xem cuộc biểu diễn máy bay 

  • C.

    Xuất thân của nhân vật “tôi”

  • D.

    Kỉ niệm học đường của nhân vật “tôi”

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích trên

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích nói về tuổi thơ của vật tôi “tôi”

Câu 4 :

Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

  • A.

    Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.

  • B.

    Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử

  • C.

    Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của truyện và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Hình tượng Thánh Gióng mang rất nhiều ý nghĩa:

Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.

Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử

Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất, đúng hay sai?

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

 Đọc kĩ đề bài và dựa vào các kiểu ẩn dụ đã có

Lời giải chi tiết :

Câu thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (thính giác -> cảm giác).

Câu 6 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân:

Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm đó.

Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm

Nêu khái quát về kỉ niệm em định kể

Đáp án

Nêu khái quát về kỉ niệm em định kể

Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm

Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm đó.

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Nêu khái quát về kỉ niệm em định kể

- Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm

- Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm đó.

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ các từ ngữ và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Kì diệu (đẹp, lạ, hiếm); kì quan (cảnh đẹp hiếm có, lạ, độc đáo); kì tài (người tài hiếm có), kì tích (thành tích hiếm có)

Câu 8 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con

(Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương)

  • A.

    Ý nghĩa lời ru của mẹ

  • B.

    Lòng biết ơn của người con đối với mẹ

  • C.

    Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường

  • D.

    Sự hiếu thảo của người con

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường

Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Ví dụ dưới đây là từ đồng âm hay từ đa nghĩa?

Sáng nay em bị va vào chân bàn và giờ chân đang rất đau.

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Đáp án

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức phân loại từ để phân biệt

Lời giải chi tiết :

Ví dụ trên là từ đa nghĩa vì chân người là nghĩa gốc và chân bàn là nghĩa chuyển.

Câu 10 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Đáp án

Học sinh

Trường học

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ phức

Lời giải chi tiết :

“Học sinh” và “trường học” là từ phức.

Câu 11 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đâu là cảm xúc của tác giả khi được khám phá Đồng Tháp Mười?

Xót xa

Trân trọng

Ngỡ ngàng

Tiếc nuối

Ân hận

Đáp án

Trân trọng

Ngỡ ngàng

Tiếc nuối

Lời giải chi tiết :

Trân trọng, ngỡ ngàng, tiếc nuối là cảm xúc tác giả khi được trải nghiệm vẻ đẹp Đồng Tháp Mười

Câu 12 :

Nội dung của đoạn trích dưới đây?

      Mùa thu năm 1914, khi đang học lớp 2, tôi nghe nói có cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su, cách nhà tôi khoảng 20 ki-lô-mét. Từ trước tới giờ, tôi chỉ được xem máy bay qua hình về chứ chưa bao giờ được nhin thấy tận mắt. Biết là có nài xin, cha tôi cũng không cho phép, nên trước đó vài ngày, chọn lúc cả nhà không ai để ý, tôi lén lấy 2 xu để làm tiền lệ phí.

(Thời thơ ấu của Hon-đa – Hon-đa)

  • A.

    Tuổi thơ của nhân vật “tôi”

  • B.

    Kỉ niệm đi xem máy bay 

  • C.

    Xuất thân của nhân vật “tôi”

  • D.

    Kỉ niệm học đường của nhân vật “tôi”

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích trên

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích nói về kỉ niệm trong lần đi xem máy bay của Hon-đa

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ đồng âm cho thấy Tiếng Việt phong phú và giàu đẹp, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Từ những câu nói sử dụng từ đồng âm, em suy nghĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn chính xác.

Câu 14 :

Chọn đáp án không đúng trong các câu sau:
Những từ chứa các tiếng đồng âm là

  • A.

    Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, ...

  • B.

    Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường…

  • C.

    Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa…

  • D.

    Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xét xem câu nào chứa từ ngữ không phù hợp

Lời giải chi tiết :

Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, ....

Câu 15 :

Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu?

  • A.

    Hồ Tả Vọng

  • B.

    Hồ Tây

  • C.

    Hồ con Rùa

  • D.

    Không rõ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài học

Lời giải chi tiết :

Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở hồ Tả Vọng

Câu 16 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?

  • A.

    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

  • B.

    Tìm gặp người nói hoặc người viết

  • C.

    Các đáp án trên đầu đúng

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

Câu 17 :

Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là gì?

  • A.

    Đều có phát âm giống nhau

  • B.

    Đều có số tiếng không giới hạn

  • C.

    Đều dùng để chỉ người

  • D.

    Đều là các từ có nghĩa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại phần so sánh từ đơn và từ phức

Lời giải chi tiết :

Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là các từ này đều là các từ có nghĩa.

Câu 18 :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Lê Thận vớt được lưỡi gươm

  • B.

    Lê Lợi thấy lưỡi gươm trên cây cổ thụ

  • C.

    Lê Lợi có báu vật là gươm thần

  • D.

    Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện kháng chiến chống quân Minh

Câu 19 :

Bình Nguyên tên thật là:

  • A.

    Nguyễn Bình Nguyên

  • B.

    Nguyễn Nguyên Bình

  • C.

    Nguyễn Đăng Hào

  • D.

    Nguyễn Hào Đăng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bình Nguyên tên thật là Nguyễn Đăng Hào.

Câu 20 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài ca dao dưới đây là từ đa nghĩa hay từ đồng âm?

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Đáp án

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức phân loại từ để phân biệt

Lời giải chi tiết :

Ví dụ trên là từ đồng âm vì nghĩa của 2 từ “lợi” khác xa nha.

Câu 21 :

Tác phẩm Về thăm mẹ của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bình Nguyên

  • D.

    Đinh Nam Khương

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại bài thơ Về thăm mẹ

Lời giải chi tiết :

Về thăm mẹ – Đinh Nam Khương

Câu 22 :

Bình Nguyên quê ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Thanh Hóa

  • C.

    Nghệ An

  • D.

    Ninh Bình

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quê quán: Xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Câu 23 :

Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

  • A.

    Com - pa

  • B.

    Quạt điện

  • C.

    Rèm

  • D.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết để chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

 Từ lá có thể chuyển nghĩa được, trong các từ như lá lách, lá phổi, lá thép…

Câu 24 :

Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ mấy của câu bát tiếp theo?

  • A.

    Tiếng thứ 5

  • B.

    Tiếng thứ 6 

  • C.

    Tiếng thứ 7

  • D.

    Tiếng thứ 8

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại phần đặc điểm thơ lục bát

Lời giải chi tiết :

Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát tiếp theo.

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Trong văn thơ, từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ

Câu 26 :

Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A.

    Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

  • B.

    Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

  • C.

    Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

  • D.

    Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của truyện và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm

Câu 27 :

Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?

  • A.

    Bàn ghế, nhà cửa, bút

  • B.

    Bút, thước, học sinh

  • C.

    Bàn, ghế, bút, áo

  • D.

    Nô đùa, trường, lớp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ đơn

Lời giải chi tiết :

Các từ đơn: Bàn, ghế, bút, áo

Câu 28 :

Tác phẩm Phía sau những hạt cát của Đinh Nam Khương thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Truyện đồng thoại

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại tác phẩm chính

Lời giải chi tiết :

Tập thơ Phía sau những hạt cát – Đinh Nam Khương.

Câu 29 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và nắm chắc kiến thức ẩn dụ phẩm chất

Lời giải chi tiết :

Câu thơ ở phần B sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất (Bác Hồ và Mặt trời đều soi sáng cho nhân gian, đem những điều tốt đẹp đến cho con người).

Câu 30 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Suy nghĩ hoặc tra từ điến Hán Việt về từ “khán”

Lời giải chi tiết :

Khán có nghĩa là xem, nhìn

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.