Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Kỉ niệm là gì?

  • A.

    Là những câu chuyện còn giữ lại trong trí nhớ của mỗi người

  • B.

    Là những đồ vật từ ngày xưa còn sót lại.

  • C.

    Là những ngày quan trọng, có ý nghĩa với mỗi người.

  • D.

    Là quãng thời gian đẹp nhất của con người.

Câu 2 :

Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).

  • A.

    giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • B.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • C.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.

  • D.

    giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.

Câu 3 :

 Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

  • A.

    Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

  • B.

    Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm

  • C.

    Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 4 :

Hon-đa có đóng góp lớn cho nhân loại trong lĩnh vực nào?

  • A.

    Văn học

  • B.

    Âm nhạc

  • C.

    Hội họa

  • D.

    Phương tiện giao thông

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Hon-đa chính là nhà sáng lập ra hãng xe Yamaha, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 6 :

Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?

  • A.

    Ẩn dụ hình thức, cách thức

  • B.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

  • C.

    Ẩn dụ phẩm chất

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 7 :

Người nghe không có nhiệm vụ gì dưới đây?

  • A.

    Lắng nghe chăm chú

  • B.

    Chuẩn bị dàn ý cho người nói trình bày

  • C.

    Khích lệ người nói bằng các cử chỉ, nét mặt

  • D.

    Đặt ra các câu hỏi thắc mắc

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về tác giả Đinh Nam Khương đúng hay sai?

“Đinh Nam Khương là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam”

Đúng
Sai
Câu 9 :

Câu thơ “Ru cho đời nín cái đau” được hiểu là?

  • A.

    Ru cho con người gần gũi nhau hơn

  • B.

    Ru cho trẻ con nín khóc

  • C.

    Ru cho cuộc sống sinh động

  • D.

    Ru cho cuộc sống bình yên, bớt đau khổ

Câu 10 :

Trong văn bản Về thăm mẹ, thời gian người con về thăm mẹ là khi nào?

  • A.

    Buổi sáng mùa hè

  • B.

    Buổi tối mùa thu

  • C.

    Ngày giáp tết

  • D.

    Buổi chiều mùa đông

Câu 11 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận xét sau đây đúng hay sai?

Hon-đa lớn lên trong tiếng phì phò thổi của ống thổi lò, với âm thanh chan chát của tiếng đe, tiếng búa nên cậu thường mệt mỏi và khó chịu.

Đúng
Sai
Câu 12 :

Thơ lục bát là thể thơ mấy chữ?

  • A.

    Năm chữ

  • B.

    Bảy chữ

  • C.

    Tám chữ

  • D.

    Câu 6 chữ và câu 8 chữ

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Ví dụ dưới đây là từ đồng âm hay từ đa nghĩa?

Sáng nay em bị va vào chân bàn và giờ chân đang rất đau.

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Câu 14 :

Người nói khi trình bày sẽ sử dụng đại từ nhân xưng nào để tạo tính khách quan?

  • A.

    Tớ

  • B.

    Em

  • C.

    Cháu

  • D.

    Tôi

Câu 15 :

Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng thế nào?

  • A.

    Bối rối, hạnh phúc

  • B.

    Đau khổ, xúc động

  • C.

    Buồn bã, trầm ngâm

  • D.

    Niềm nở nhưng lo âu

Câu 16 :

Tác phẩm Hoa thảo mộc của Bình Nguyên được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    2001

  • B.

    2002

  • C.

    2003

  • D.

    2004

Câu 17 :

Từ nhiều nghĩa là gì?

  • A.

    Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên

  • B.

    Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

  • C.

    Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên

  • D.

    Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

 

Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.

 

Ru cho sóng lặng bãi bồi

Ru cho chỗ dột ngoại ngồi vá khăn

Ru cho đời nín cái đau

À ơi…mẹ chẳng một câu ru mình.

((À ơi tay mẹ - Bình Nguyên)

  • A.

    Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

  • B.

    Lòng biết ơn của người con đối với mẹ

  • C.

    Ý nghĩa lời ru của mẹ

  • D.

    Sự hiếu thảo của người con

Câu 19 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất, đúng hay sai?

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

Đúng
Sai
Câu 20 :

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ À ơi tay mẹ - Đinh Nam Khương?

  • A.

    Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng 

  • B.

    Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê

  • C.

    Giọng thơ hào hùng, sôi nổi

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 21 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Kể lại một kỉ niệm của bản thân được hiểu là:

Dùng ngôn ngữ nói để kể lại một trải nghiệm mà mình đã trình bày ở bài viết.

Đọc lại bài viết kể về một kỉ niệm của bản thân

Học thuộc lòng bài viết kể về một kỉ niệm của bản thân và nói trước lớp.

Câu 22 :

Thời thơ ấu của Hon-đa được trích từ?

  • A.

    Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới 

  • B.

    Hon-đa toàn tập

  • C.

    Thời thơ ấu của Hon-đa

  • D.

    Doanh nhân thế giới

Câu 23 :

Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ mấy của câu bát tiếp theo?

  • A.

    Tiếng thứ 5

  • B.

    Tiếng thứ 6 

  • C.

    Tiếng thứ 7

  • D.

    Tiếng thứ 8

Câu 24 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tác phẩm Những ngày thơ ấu là hồi ức về tuổi thơ của tác giả, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 26 :

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?

  • A.

    Chương IV

  • B.

    Chương V

  • C.

    Chương VI

  • D.

    Chương X

Câu 27 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Câu 28 :

Hình ảnh mưabão trong hai câu thơ “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng” ẩn dụ cho điều gì?

  • A.

    Những hiện tượng thiên tai của tự nhiên

  • B.

    Cuộc sống nhiều trải nghiệm

  • C.

    Những khó khăn của cuộc đời

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 29 :

Đâu là nhận xét đúng về từ đa nghĩa?

  • A.

    Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

  • B.

    Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau

  • C.

    Là từ cùng nghĩa

  • D.

    Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh

Câu 30 :

Bài thơ À ơi tay mẹ được viết theo thể thơ nào?

  • A.

    5 chữ

  • B.

    6 chữ

  • C.

    8 chữ

  • D.

    Lục bát

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kỉ niệm là gì?

  • A.

    Là những câu chuyện còn giữ lại trong trí nhớ của mỗi người

  • B.

    Là những đồ vật từ ngày xưa còn sót lại.

  • C.

    Là những ngày quan trọng, có ý nghĩa với mỗi người.

  • D.

    Là quãng thời gian đẹp nhất của con người.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Kỉ niệm là những câu chuyện còn giữ lại trong trí nhớ của mỗi người.

Câu 2 :

Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).

  • A.

    giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • B.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • C.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.

  • D.

    giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong câu trên, giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người

Câu 3 :

 Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

  • A.

    Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

  • B.

    Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm

  • C.

    Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ tác phẩm, rút ra nhận xét về cậu bé Hồng.

Lời giải chi tiết :

Cậu bé Hồng là chú bé bất hạnh, dễ xúc động, đồng thời cũng là cậu bé nhân
hậu và yêu thương mẹ vô bờ.

Câu 4 :

Hon-đa có đóng góp lớn cho nhân loại trong lĩnh vực nào?

  • A.

    Văn học

  • B.

    Âm nhạc

  • C.

    Hội họa

  • D.

    Phương tiện giao thông

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ông chính là nhà sáng lập ra Honda và có những đóng góp to lớn để tạo ra một cuộc cách mạng về phương tiện giao thông cá nhân của nhân loại. 

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Hon-đa chính là nhà sáng lập ra hãng xe Yamaha, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ông chính là nhà sáng lập ra hãng xe Honda

Câu 6 :

Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?

  • A.

    Ẩn dụ hình thức, cách thức

  • B.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

  • C.

    Ẩn dụ phẩm chất

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:

- Ẩn dụ hình thức;

- Ẩn dụ cách thức;

- Ẩn dụ phẩm chất;

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Câu 7 :

Người nghe không có nhiệm vụ gì dưới đây?

  • A.

    Lắng nghe chăm chú

  • B.

    Chuẩn bị dàn ý cho người nói trình bày

  • C.

    Khích lệ người nói bằng các cử chỉ, nét mặt

  • D.

    Đặt ra các câu hỏi thắc mắc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại phần hướng dẫn quy trình nói

Lời giải chi tiết :

Người nghe không có nhiệm vụ chuẩn bị dàn ý cho người nói trình bày.

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về tác giả Đinh Nam Khương đúng hay sai?

“Đinh Nam Khương là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại tiểu sử

Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Đinh Nam Khương từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội; Hội Nhà văn Việt Nam.

Câu 9 :

Câu thơ “Ru cho đời nín cái đau” được hiểu là?

  • A.

    Ru cho con người gần gũi nhau hơn

  • B.

    Ru cho trẻ con nín khóc

  • C.

    Ru cho cuộc sống sinh động

  • D.

    Ru cho cuộc sống bình yên, bớt đau khổ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại luận điểm nói về lời ru

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Ru cho đời nín cái đau” được hiểu là cho cuộc sống bình yên, bớt đau khổ.

Câu 10 :

Trong văn bản Về thăm mẹ, thời gian người con về thăm mẹ là khi nào?

  • A.

    Buổi sáng mùa hè

  • B.

    Buổi tối mùa thu

  • C.

    Ngày giáp tết

  • D.

    Buổi chiều mùa đông

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản trong SGK

Lời giải chi tiết :

Con về thăm mẹ chiều đông

Câu 11 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận xét sau đây đúng hay sai?

Hon-đa lớn lên trong tiếng phì phò thổi của ống thổi lò, với âm thanh chan chát của tiếng đe, tiếng búa nên cậu thường mệt mỏi và khó chịu.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Từ nhỏ đã được tiếp xúc với máy móc, kĩ thuật nên cậu rất có hứng thú.

Câu 12 :

Thơ lục bát là thể thơ mấy chữ?

  • A.

    Năm chữ

  • B.

    Bảy chữ

  • C.

    Tám chữ

  • D.

    Câu 6 chữ và câu 8 chữ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại phần khái niệm của bài học

Lời giải chi tiết :

Thơ lục bát là thể thơ có câu 6 chữ và câu 8 chữ

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Ví dụ dưới đây là từ đồng âm hay từ đa nghĩa?

Sáng nay em bị va vào chân bàn và giờ chân đang rất đau.

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Đáp án

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức phân loại từ để phân biệt

Lời giải chi tiết :

Ví dụ trên là từ đa nghĩa vì chân người là nghĩa gốc và chân bàn là nghĩa chuyển.

Câu 14 :

Người nói khi trình bày sẽ sử dụng đại từ nhân xưng nào để tạo tính khách quan?

  • A.

    Tớ

  • B.

    Em

  • C.

    Cháu

  • D.

    Tôi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại phần khái niệm của bài học

Lời giải chi tiết :

Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng "tôi".

Câu 15 :

Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng thế nào?

  • A.

    Bối rối, hạnh phúc

  • B.

    Đau khổ, xúc động

  • C.

    Buồn bã, trầm ngâm

  • D.

    Niềm nở nhưng lo âu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng là bối rối, sau đó vui mừng và hạnh phúc.

Câu 16 :

Tác phẩm Hoa thảo mộc của Bình Nguyên được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    2001

  • B.

    2002

  • C.

    2003

  • D.

    2004

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hoa thảo mộc của Bình Nguyên được sáng tác năm 2001.

Câu 17 :

Từ nhiều nghĩa là gì?

  • A.

    Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên

  • B.

    Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

  • C.

    Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên

  • D.

    Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

 

Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.

 

Ru cho sóng lặng bãi bồi

Ru cho chỗ dột ngoại ngồi vá khăn

Ru cho đời nín cái đau

À ơi…mẹ chẳng một câu ru mình.

((À ơi tay mẹ - Bình Nguyên)

  • A.

    Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

  • B.

    Lòng biết ơn của người con đối với mẹ

  • C.

    Ý nghĩa lời ru của mẹ

  • D.

    Sự hiếu thảo của người con

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Ý nghĩa lời ru của mẹ

Câu 19 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất, đúng hay sai?

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

 Đọc kĩ đề bài và dựa vào các kiểu ẩn dụ đã có

Lời giải chi tiết :

Câu thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (thính giác -> cảm giác).

Câu 20 :

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ À ơi tay mẹ - Đinh Nam Khương?

  • A.

    Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng 

  • B.

    Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê

  • C.

    Giọng thơ hào hùng, sôi nổi

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng 

- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê

Câu 21 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Kể lại một kỉ niệm của bản thân được hiểu là:

Dùng ngôn ngữ nói để kể lại một trải nghiệm mà mình đã trình bày ở bài viết.

Đọc lại bài viết kể về một kỉ niệm của bản thân

Học thuộc lòng bài viết kể về một kỉ niệm của bản thân và nói trước lớp.

Đáp án

Dùng ngôn ngữ nói để kể lại một trải nghiệm mà mình đã trình bày ở bài viết.

Lời giải chi tiết :

Kể lại một kỉ niệm của bản thân là dùng ngôn ngữ nói để kể lại kỉ niệm mà mình đã trình bày ở phần viết.

Câu 22 :

Thời thơ ấu của Hon-đa được trích từ?

  • A.

    Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới 

  • B.

    Hon-đa toàn tập

  • C.

    Thời thơ ấu của Hon-đa

  • D.

    Doanh nhân thế giới

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Văn bản được trích từ rích từ Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới (Bản lí lịch đời tôi), Nguyễn Trí Dũng dịch, NXB Văn hóa Sài Gòn – Báo Sài Gòn giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006)

Câu 23 :

Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ mấy của câu bát tiếp theo?

  • A.

    Tiếng thứ 5

  • B.

    Tiếng thứ 6 

  • C.

    Tiếng thứ 7

  • D.

    Tiếng thứ 8

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại phần đặc điểm thơ lục bát

Lời giải chi tiết :

Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát tiếp theo.

Câu 24 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tác phẩm Những ngày thơ ấu là hồi ức về tuổi thơ của tác giả, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Những ngày thơ ấu chính là hồi ức về tuổi thơ của tác giả

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Suy nghĩ hoặc tra từ điến Hán Việt về từ “khán”

Lời giải chi tiết :

Khán có nghĩa là xem, nhìn

Câu 26 :

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?

  • A.

    Chương IV

  • B.

    Chương V

  • C.

    Chương VI

  • D.

    Chương X

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Trong lòng mẹ” thuộc chương IV của tập truyện Những ngày thơ ấu

Câu 27 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Chung lưng đấu cật không chứa từ đồng âm

Câu 28 :

Hình ảnh mưabão trong hai câu thơ “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng” ẩn dụ cho điều gì?

  • A.

    Những hiện tượng thiên tai của tự nhiên

  • B.

    Cuộc sống nhiều trải nghiệm

  • C.

    Những khó khăn của cuộc đời

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại luận điểm đầu của văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh mưabão trong hai câu thơ trên chỉ những chông gai, khó khăn của cuộc đời.

Câu 29 :

Đâu là nhận xét đúng về từ đa nghĩa?

  • A.

    Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

  • B.

    Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau

  • C.

    Là từ cùng nghĩa

  • D.

    Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

Câu 30 :

Bài thơ À ơi tay mẹ được viết theo thể thơ nào?

  • A.

    5 chữ

  • B.

    6 chữ

  • C.

    8 chữ

  • D.

    Lục bát

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thể thơ lục bát.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.