Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

    “Một năm đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở khác của đất hoang… Một mảnh vải trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm như nhung ở mé hiên phía trước,bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu càng rực của khóm đu đủ, mấy con ngỗng bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng nặng nề của những chị có mang ở khu gia đình, những ngọn đèn le lói, mảng thuốc bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi xanh. Tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ con khóc. Người ta làm việc, người ta yêu nhau, và làm cho nhau đau khổ. Những nỗi niềm, những tâm sự, những mong ước. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”

(Mùa lạc – Nguyễn Khải)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:

  • A

    Nghị luận

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Tự sự

Câu 1.2

Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? 

  • A

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 1.3

Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    So sánh

  • B

    Liệt kê

  • C

    Nhân hóa

  • D

    Điệp

Câu 1.4

Đoạn văn nói về vấn đề gì? 

  • A

    Miêu tả sự hồi sinh của con người và sự vật vào mùa xuân, cả thiên nhiên và con người đều bừng lên sức sống mới.

  • B

    Miêu tả sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật, con người

  • C

    Miêu tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật trên mảnh đất khô cằn.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 2 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Câu 3 :

Thời gian có sự vận động như thế nào trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối?

  • A.

    Từ sáng sang chiều tối

  • B.

    Từ sáng sang tối

  • C.

    Từ chiều tối sang tối

  • D.

    Từ tối sang đêm

Câu 4 :

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Câu thơ trên sử dụng nghệ thuật:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Chuyển đổi cảm giác

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Điệp từ

Câu 5 :

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Hoán dụ

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của bài thơ Vội vàng:

Thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt

Thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc đơn vị cấu tạo nên từ. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

[…]

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu

Quan niệm về thời gian

Giải pháp tận hưởng cuộc đời trước sự chảy trôi của thời gian

Câu 9 :

Câu thơ nào trong khổ 4 bài Tràng giang được gợi từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu?

  • A.

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

  • B.

    Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

  • C.

    Lòng quê dờn dợn vời con nước

  • D.

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Câu 10 :

Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Điệp cấu trúc

  • C.

    Sử dụng nhiều động từ mạnh

  • D.

    Đáp án B và C

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Lai Tân được sáng tác bằng:

Chữ Hán

Chữ Nôm

Chữ Quốc ngữ.

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít!

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển

[…]

Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy

Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi

Một năm ba trăm sáu mươi đêm,

Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!

(Hầu trời – Tản Đà)

Giới thiệu về câu chuyện thi nhân lên trời

Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe

Thi nhân trò chuyện với Trời

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về hoàn cảnh sáng tác bài Đây thôn Vĩ Dạ đúng hay sai?

Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình”

Đúng
Sai
Câu 14 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ “điệp điệp” trong câu thơ “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” có tác dụng:

Gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không dứt

Tô đậm thêm không gian bao la rộng lớn

Cả hai đáp án trên

Câu 15 :

Giá trị nội dung của bài thơ Lai Tân – Hồ Chí Minh

  • A.

    Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng

  • B.

    Tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người

  • C.

    Bản chất của cả chế độ xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch xấu xa đến mục nát vô cùng.

  • D.

    Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Câu 16 :

Khu vườn thôn Vĩ Dạ hiện lên với vẻ đẹp:

  • A.

    Xanh tươi, tràn đầy sức sống

  • B.

    Ảm đạm, thê lương

  • C.

    Bát ngát, rộng lớn

  • D.

    Đáp án A và C

Câu 17 :

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Câu 18 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Câu 19 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc là loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 20 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Câu 21 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc”

Đúng
Sai
Câu 22 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Câu 23 :

Đây thôn Vĩ Dạ của tác giả nào?

  • A.

    Tản Đà

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Huy Cận

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Câu 24 :

Chữ “hi kì” trong câu “Sinh vi nam tử yếu hi kì” nhấn mạnh:

  • A.

    Tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác

  • B.

    Tính chất lạ lẫm, kì dị của công việc mà kẻ làm trai phải theo đuổi

  • C.

    Tính chất độc đáo, lạ lẫm của công việc mà kẻ làm trai bị cuốn hút

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 25 :

Qua câu thơ “Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!”, tác giả Phan Bội Châu bày tỏ quan điểm gì?

  • A.

    Phủ nhận những tư tưởng sai lầm của nho giáo

  • B.

    Phủ nhận nền học vấn nho học, nhận ra con đường khoa cử là vô ích

  • C.

    Động viên người hiền tài tiếp tục theo đuổi nền học vấn nho giáo

  • D.

    Khẳng định vai trò quan trọng của người theo đuổi nền học vấn nho giáo

Câu 26 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A.

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B.

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C.

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D.

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Câu 27 :

Nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Ma túc bao hoàn, lô dĩ hồng”

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Điệp

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    So sánh

Câu 28 :

Từ nào được xem là nhãn tự của bài thơ Chiều tối?

  • A.

    Tầm

  • B.

    Mạn mạn

  • C.

    Thiếu nữ

  • D.

    Hồng

Câu 29 :

Nhan đề “Tràng giang” có nghĩa là:

  • A.

    Sông rộng, ngắn

  • B.

    Sông dài

  • C.

    Sông sâu

  • D.

    Sông hẹp, dài

Câu 30 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

(Tràng giang ­– Huy Cận)

  • A.

    Bức tranh sông nước buồn vắng

  • B.

    Cảnh cồn bến hoang vắng

  • C.

    Cảnh bãi bờ quạnh quẽ

  • D.

    Bức tranh không gian tầng bậc

Câu 31 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Câu 32 :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Câu 33 :

Giá trị nội dung của bài thơ Tràng giang:

  • A.

    Thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt

  • B.

    Thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc

  • C.

    Cái “tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 34 :

Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của bài thơ Tương tư?

  • A.

    Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn

  • B.

    Sử dụng cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi

  • C.

    Ngôn ngữ thơ dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn, thơ mộng

  • D.

    Giọng thơ châm biếm, xót xa

Câu 35 :

Tập thơ nào dưới đây không phải là sáng tác của Xuân Diệu?

  • A.

    Thơ thơ

  • B.

    Gửi hương cho gió

  • C.

    Riêng chung

  • D.

    Khối tình con

Câu 36 :

Từ ấy của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Câu 37 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Từ ấy – Tố Hữu)

Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng

Nhận thức mới về lẽ sống

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

    “Một năm đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở khác của đất hoang… Một mảnh vải trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm như nhung ở mé hiên phía trước,bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu càng rực của khóm đu đủ, mấy con ngỗng bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng nặng nề của những chị có mang ở khu gia đình, những ngọn đèn le lói, mảng thuốc bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi xanh. Tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ con khóc. Người ta làm việc, người ta yêu nhau, và làm cho nhau đau khổ. Những nỗi niềm, những tâm sự, những mong ước. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”

(Mùa lạc – Nguyễn Khải)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:

  • A

    Nghị luận

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Tự sự

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

Câu 1.2

Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? 

  • A

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 1.3

Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    So sánh

  • B

    Liệt kê

  • C

    Nhân hóa

  • D

    Điệp

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

-  Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: so sánh, liệt kê, điệp.

- Tác dụng: Tái hiện sự hồi sinh của cảnh vật và cuộc sống con người.

Câu 1.4

Đoạn văn nói về vấn đề gì? 

  • A

    Miêu tả sự hồi sinh của con người và sự vật vào mùa xuân, cả thiên nhiên và con người đều bừng lên sức sống mới.

  • B

    Miêu tả sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật, con người

  • C

    Miêu tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật trên mảnh đất khô cằn.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung chính

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Miêu tả sự hồi sinh của con người và sự vật vào mùa xuân, cả thiên nhiên và con người đều bừng lên sức sống mới.

Câu 2 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nghĩa biểu hiện của câu

Lời giải chi tiết :

Câu biểu biện hành động.

Câu 3 :

Thời gian có sự vận động như thế nào trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối?

  • A.

    Từ sáng sang chiều tối

  • B.

    Từ sáng sang tối

  • C.

    Từ chiều tối sang tối

  • D.

    Từ tối sang đêm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thời gian chuyển từ chiều tối sang tối.

Câu 4 :

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Câu thơ trên sử dụng nghệ thuật:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Chuyển đổi cảm giác

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Điệp từ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: tháng năm có mùi vị, tháng năm được cảm nhận bằng giác quan khức giác, vị giác, thị giác

=> Hữu hình hóa tháng năm vốn vô hình, trừu tượng.

Câu 5 :

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Hoán dụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Nghệ thuật: Nhân hóa kết hợp với nhịp thơ chậm rãi

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của bài thơ Vội vàng:

Thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt

Thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính:

- Thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt

- Thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc đơn vị cấu tạo nên từ. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc đơn vị cấu tạo nên từ.

Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

[…]

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu

Quan niệm về thời gian

Giải pháp tận hưởng cuộc đời trước sự chảy trôi của thời gian

Đáp án

Quan niệm về thời gian

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu

Câu 9 :

Câu thơ nào trong khổ 4 bài Tràng giang được gợi từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu?

  • A.

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

  • B.

    Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

  • C.

    Lòng quê dờn dợn vời con nước

  • D.

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu thơ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà được gợi lên từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)

Câu 10 :

Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Điệp cấu trúc

  • C.

    Sử dụng nhiều động từ mạnh

  • D.

    Đáp án B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Điêp cấu trúc câu: Ta muốn…

- Sử dụng nhiều động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Lai Tân được sáng tác bằng:

Chữ Hán

Chữ Nôm

Chữ Quốc ngữ.

Đáp án

Chữ Hán

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Lai Tân được sáng tác bằng chữ Hán.

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít!

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển

[…]

Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy

Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi

Một năm ba trăm sáu mươi đêm,

Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!

(Hầu trời – Tản Đà)

Giới thiệu về câu chuyện thi nhân lên trời

Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe

Thi nhân trò chuyện với Trời

Đáp án

Thi nhân trò chuyện với Trời

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Thi nhân trò truyện với Trời.

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về hoàn cảnh sáng tác bài Đây thôn Vĩ Dạ đúng hay sai?

Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.

Câu 14 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ “điệp điệp” trong câu thơ “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” có tác dụng:

Gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không dứt

Tô đậm thêm không gian bao la rộng lớn

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Từ “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian bao la, rộng lớn.

Câu 15 :

Giá trị nội dung của bài thơ Lai Tân – Hồ Chí Minh

  • A.

    Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng

  • B.

    Tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người

  • C.

    Bản chất của cả chế độ xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch xấu xa đến mục nát vô cùng.

  • D.

    Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung: Bài thơ Lai Tân thể hiện bản chất của cả chế độ xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch xấu xa đến mục nát vô cùng.

Câu 16 :

Khu vườn thôn Vĩ Dạ hiện lên với vẻ đẹp:

  • A.

    Xanh tươi, tràn đầy sức sống

  • B.

    Ảm đạm, thê lương

  • C.

    Bát ngát, rộng lớn

  • D.

    Đáp án A và C

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khu vườn thôn Vĩ hiện lên với vẻ đẹp xanh tươi, thơ mộng, tràn đầy sức sống.

Câu 17 :

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật so sánh

=> Diễn tả niềm vui sướng tột cùng của người thanh niên yêu nước khi tìm thấy lẽ sống đúng đắn của cuộc đời mình.

Câu 18 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: “trăm nơi” chỉ mọi người sống ở khắp mọi nơi.

Câu 19 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc là loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Có 2 loại hình ngôn ngữ quen thuộc:

- Loại hình ngôn ngữ đơn lập

- Loại hình ngôn ngữ hòa kết

Câu 20 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại cấu tạo của từ .

Lời giải chi tiết :

Từ gồm hai loại là từ đơn và từ phức.

Câu 21 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc

Câu 22 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Đáp án

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn.

Câu 23 :

Đây thôn Vĩ Dạ của tác giả nào?

  • A.

    Tản Đà

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Huy Cận

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Câu 24 :

Chữ “hi kì” trong câu “Sinh vi nam tử yếu hi kì” nhấn mạnh:

  • A.

    Tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác

  • B.

    Tính chất lạ lẫm, kì dị của công việc mà kẻ làm trai phải theo đuổi

  • C.

    Tính chất độc đáo, lạ lẫm của công việc mà kẻ làm trai bị cuốn hút

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chữ “hi kì” trong câu “Sinh vi nam tử yếu hi kì” nhấn mạnh tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác.

Câu 25 :

Qua câu thơ “Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!”, tác giả Phan Bội Châu bày tỏ quan điểm gì?

  • A.

    Phủ nhận những tư tưởng sai lầm của nho giáo

  • B.

    Phủ nhận nền học vấn nho học, nhận ra con đường khoa cử là vô ích

  • C.

    Động viên người hiền tài tiếp tục theo đuổi nền học vấn nho giáo

  • D.

    Khẳng định vai trò quan trọng của người theo đuổi nền học vấn nho giáo

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiền thánh liêu nhiên tục diệc si: Phan Bội Châu phủ nhận nền học vấn nho giáo, nhận ra con đường khoa cử là vô ích.

Câu 26 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A.

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B.

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C.

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D.

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thánh giêng ngon như một cặp môi gần: Trong văn học xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì trong thơ Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của con người

=> Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu.

Câu 27 :

Nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Ma túc bao hoàn, lô dĩ hồng”

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Điệp

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    So sánh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: Điệp vòng “ma bao túc”

=> Diễn tả vòng quay của chiếc cối xay ngô, nhịp điệu lao động hăng say, vòng quay của thời gian, không gian.

Câu 28 :

Từ nào được xem là nhãn tự của bài thơ Chiều tối?

  • A.

    Tầm

  • B.

    Mạn mạn

  • C.

    Thiếu nữ

  • D.

    Hồng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ, nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp và ý nghĩa toàn bài thơ.

Câu 29 :

Nhan đề “Tràng giang” có nghĩa là:

  • A.

    Sông rộng, ngắn

  • B.

    Sông dài

  • C.

    Sông sâu

  • D.

    Sông hẹp, dài

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tràng giang: sông dài

=> Từ Hán Việt, kết hợp với vần “ang” tạo độ ngân vang liên tiếp, gợi ra hình ảnh con sông vừa dài vừa rộng.

Câu 30 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

(Tràng giang ­– Huy Cận)

  • A.

    Bức tranh sông nước buồn vắng

  • B.

    Cảnh cồn bến hoang vắng

  • C.

    Cảnh bãi bờ quạnh quẽ

  • D.

    Bức tranh không gian tầng bậc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cảnh cồn bến hoang vắng

Câu 31 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại Lịch sử phát triển tiếng Việt

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc dòng Môn – Khmer.

Câu 32 :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim.

=> Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.

Câu 33 :

Giá trị nội dung của bài thơ Tràng giang:

  • A.

    Thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt

  • B.

    Thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc

  • C.

    Cái “tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung: Bộc lộ  cái “tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha của tác giả.

Câu 34 :

Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của bài thơ Tương tư?

  • A.

    Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn

  • B.

    Sử dụng cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi

  • C.

    Ngôn ngữ thơ dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn, thơ mộng

  • D.

    Giọng thơ châm biếm, xót xa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn

- Sử dụng cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi

- Ngôn ngữ thơ dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn, thơ mộng

Câu 35 :

Tập thơ nào dưới đây không phải là sáng tác của Xuân Diệu?

  • A.

    Thơ thơ

  • B.

    Gửi hương cho gió

  • C.

    Riêng chung

  • D.

    Khối tình con

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khối tình con – Tản Đà

Câu 36 :

Từ ấy của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ ấy – Tố Hữu

Câu 37 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Từ ấy – Tố Hữu)

Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng

Nhận thức mới về lẽ sống

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Đáp án

Nhận thức mới về lẽ sống

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Nhận thức mới về lẽ sống.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.