Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Tràng giang được tin trong tập thơ nào?

  • A.

    Lửa thiêng

  • B.

    Thơ thơ

  • C.

    Gửi hương cho gió

  • D.

    Riêng chung

Câu 2 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Câu 3 :

Huy Cận sinh ra ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Huế

Câu 4 :

Theo Huy Cận, viết câu thơ “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” trong bài Tràng giang, ông đã học tập từ một câu thơ dịch “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?

  • A.

    Chinh phụ ngâm

  • B.

    Thu hứng

  • C.

    Cung oán ngâm khúc

  • D.

    Tì bà hành

Câu 5 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A.

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B.

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C.

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D.

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Câu 6 :

Sự đối lập trong mùa xuân của đất trời với mùa xuân của con người được thể hiện qua hai câu thơ nào?

  • A.

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất / Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật

  • B.

    Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

  • C.

    Con gió xinh thì thào trong gió biếc, / Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

  • D.

    Mùi tháng năm đều rớm vi chia phôi / Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Câu 7 :

Đáp án nào dưới đây không phải là nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Vội vàng?

  • A.

    Sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn với triết luận sâu sắc

  • B.

    Giọng điệu say mê, sôi nổi

  • C.

    Ngôn từ mới mẻ, hình ảnh sáng tạo

  • D.

    Ngôn từ giản dị, sống đọng, hóm hỉnh

Câu 8 :

Vội vàng của tác giả nào?

  • A.

    Tản Đà

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Trường Giang

  • D.

    Xuân Diệu

Câu 9 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Câu 10 :

Bút danh Trảo Nha của Xuân Diệu được lấy từ đâu?

  • A.

    Tên làng của cha Xuân Diệu

  • B.

    Tên làng của mẹ Xuân Diệu

  • C.

    Tên làng của vợ Xuân Diệu

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Nỗi nhà ở đây là nỗi nhớ:

Nỗi nhớ quê hương Hã Tĩnh

Nỗi nhớ đất nước khi chưa bị mất chủ quyền

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 12 :

Qua 13 câu thơ đầu bài Vội vàng, Xuân Diệu tha thiết giục mọi người hãy yêu mến cuộc sống ở:

  • A.

    Cuộc sống ở trần gian

  • B.

    Cuộc sống thần tiên

  • C.

    Cuộc sống trong văn chương

  • D.

    Cuộc sống trong mộng tưởng

Câu 13 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Huy Cận sau Cách mạng?

  • A.

    Đất nở hoa

  • B.

    Những năm sáu mươi

  • C.

    Ta lại về với biển

  • D.

    Gửi hương cho gió

Câu 14 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Phong cách sáng tác của Xuân Diệu:

Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng táo

Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

Sau cách mạng, các sáng tác giàu tính thời sự

Tất cả các đáp án trên

Câu 15 :

Trong khổ một bài thơ Tràng giang, hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới:

  • A.

    Thuyền về nước lại

  • B.

    Củi một cành khô

  • C.

    Sóng gợn

  • D.

    Con thuyền xuôi mái

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tràng giang được tin trong tập thơ nào?

  • A.

    Lửa thiêng

  • B.

    Thơ thơ

  • C.

    Gửi hương cho gió

  • D.

    Riêng chung

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Tràng giang được in trong tập Lửa thiêng

Câu 2 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Thao tác bác bỏ

Câu 3 :

Huy Cận sinh ra ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Huế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Huy Cận sinh ra ở Hà Tĩnh.

Câu 4 :

Theo Huy Cận, viết câu thơ “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” trong bài Tràng giang, ông đã học tập từ một câu thơ dịch “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?

  • A.

    Chinh phụ ngâm

  • B.

    Thu hứng

  • C.

    Cung oán ngâm khúc

  • D.

    Tì bà hành

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu thơ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò là câu thơ được dịch từ tác phẩm Chinh phụ ngâm.

Câu 5 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A.

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B.

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C.

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D.

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thánh giêng ngon như một cặp môi gần: Trong văn học xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì trong thơ Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của con người

=> Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu.

Câu 6 :

Sự đối lập trong mùa xuân của đất trời với mùa xuân của con người được thể hiện qua hai câu thơ nào?

  • A.

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất / Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật

  • B.

    Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

  • C.

    Con gió xinh thì thào trong gió biếc, / Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

  • D.

    Mùi tháng năm đều rớm vi chia phôi / Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật

=>  Sự vô cùng, vô hạn của trời đất nhưng đời người thì hữu hạn

Câu 7 :

Đáp án nào dưới đây không phải là nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Vội vàng?

  • A.

    Sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn với triết luận sâu sắc

  • B.

    Giọng điệu say mê, sôi nổi

  • C.

    Ngôn từ mới mẻ, hình ảnh sáng tạo

  • D.

    Ngôn từ giản dị, sống đọng, hóm hỉnh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn với triết luận sâu sắc

- Giọng điệu say mê, sôi nổi

- Ngôn từ mới mẻ, hình ảnh sáng tạo

Câu 8 :

Vội vàng của tác giả nào?

  • A.

    Tản Đà

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Trường Giang

  • D.

    Xuân Diệu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vội vàng – Xuân Diệu

Câu 9 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Thao tác bác bỏ

Câu 10 :

Bút danh Trảo Nha của Xuân Diệu được lấy từ đâu?

  • A.

    Tên làng của cha Xuân Diệu

  • B.

    Tên làng của mẹ Xuân Diệu

  • C.

    Tên làng của vợ Xuân Diệu

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tên làng của cha Xuân Diệu tên là Trảo Nha.

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Nỗi nhà ở đây là nỗi nhớ:

Nỗi nhớ quê hương Hã Tĩnh

Nỗi nhớ đất nước khi chưa bị mất chủ quyền

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

- Nỗi “nhớ nhà” ở đây vừa là nỗi nhớ quê hương Hà Tĩnh, đồng thời là nỗi nhớ đất nước những ngày chưa bị giặc xâm lược, chưa bị mất chủ quyền.

Câu 12 :

Qua 13 câu thơ đầu bài Vội vàng, Xuân Diệu tha thiết giục mọi người hãy yêu mến cuộc sống ở:

  • A.

    Cuộc sống ở trần gian

  • B.

    Cuộc sống thần tiên

  • C.

    Cuộc sống trong văn chương

  • D.

    Cuộc sống trong mộng tưởng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu: Vẻ đẹp không ở đâu xa mà ở ngay cõi trần thế, xung quanh mình.

Câu 13 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Huy Cận sau Cách mạng?

  • A.

    Đất nở hoa

  • B.

    Những năm sáu mươi

  • C.

    Ta lại về với biển

  • D.

    Gửi hương cho gió

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gửi hương cho gió – Xuân Diệu

Câu 14 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Phong cách sáng tác của Xuân Diệu:

Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng táo

Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

Sau cách mạng, các sáng tác giàu tính thời sự

Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Tất cả các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Phong cách sáng tác:

- Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng táo

- Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

- Sau cách mạng, thơ Xuân Diệu chủ yếu hướng vào thực tế đời sống và giàu tính thời sự, tăng cường chất hiện thực trong thơ.

Câu 15 :

Trong khổ một bài thơ Tràng giang, hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới:

  • A.

    Thuyền về nước lại

  • B.

    Củi một cành khô

  • C.

    Sóng gợn

  • D.

    Con thuyền xuôi mái

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Củi một cành khô” là hình ảnh thơ hiện đại, chưa từng xuất hiện trong thơ ca cổ.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.