Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

 Trong văn bản Cô Gió mất tên, những đồ vật như đài truyền hình, dây rợ, nút bấm lằng nhằng tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Sự gần gũi của con người

  • B.

    Tình cảm gia đình

  • C.

    Cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin

  • D.

    Tầm quan trọng của các thiết bị công nghệ

Câu 2 :

Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

  • A.

    Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt

  • B.

    Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp

  • C.

    Cái đầu nổi từng tảng rất bướng

  • D.

    Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Nhà tôi có khu vườn rất rộng. Bố trồng nhiều hoa. Buổi chiểu ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay. Bố lại lấy hộp lon gò thành cái vòi sen nữa.

[…]

- Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần!

(Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ – Nguyễn Ngọc Thuần)

Những trò chơi của bố và bạn nhỏ

Cách bố đón nhận món quà của Tý

Bài học của bố về cách cảm nhận thế giới tự nhiên

Câu 4 :

Câu “Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trừớc bàn mình.” có mấy vị ngữ?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 5 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong văn bản Vừa nhằm mắt vừa mở cửa sổ, tại vườn hoa, hai bố con nhà cậu bé đã chơi những trò chơi của giác quan nào?

Thị giác

Cảm giác

Xúc giác

Thính giác

Khứu giác

Câu 6 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên"?

  • A.

    Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

  • C.

    Ngôn ngữ bác học điêu luyện

  • D.

    Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Câu 7 :

Nhóm nào dưới đây chỉ các động từ tình thái?

  • A.

    Đành, bị, được, dám, toan, định, có

  • B.

    Đi, đứng, làm, hát, nói

  • C.

    Đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, đi, đứng

  • D.

    Uống, trèo, say, cắn, lấy, nghe,

Câu 8 :

Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”

  • A.

    Vui vẻ chạy đi

  • B.

    Vừa làm vừa hát

  • C.

    Vui lắm

  • D.

    Không có cụm tính từ

Câu 9 :

Thông tin nào không được nhắc đến trong cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc?

  • A.

    Hình dáng của Bọ Dừa.

  • B.

    Sự đa dạng của họ cánh cứng.

  • C.

    Sự xuất hiện của Bọ Dừa.

  • D.

    Cuộc nói chuyện giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn.

Câu 10 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Đêm ấy ông khách – đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi của. 

[…]

- Ai đấy! Chú thấy chưa? Có khi người ta thức trắng đêm chỉ vì một giọt sương.

(Giọt sương đêm –Trần Đức Tiến)

  • A.

    Cuộc trò chuyện giữa cụ giáo Cóc và Bọ Dừa

  • B.

    Người khách trọ xin ngủ nhờ

  • C.

    Cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc

  • D.

    Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh trở về quê

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Trong văn bản Cô Gió mất tên, những đồ vật như đài truyền hình, dây rợ, nút bấm lằng nhằng tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Sự gần gũi của con người

  • B.

    Tình cảm gia đình

  • C.

    Cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin

  • D.

    Tầm quan trọng của các thiết bị công nghệ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Những đồ vật trên là tượng trưng cho cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin

Câu 2 :

Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

  • A.

    Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt

  • B.

    Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp

  • C.

    Cái đầu nổi từng tảng rất bướng

  • D.

    Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Nhà tôi có khu vườn rất rộng. Bố trồng nhiều hoa. Buổi chiểu ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay. Bố lại lấy hộp lon gò thành cái vòi sen nữa.

[…]

- Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần!

(Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ – Nguyễn Ngọc Thuần)

Những trò chơi của bố và bạn nhỏ

Cách bố đón nhận món quà của Tý

Bài học của bố về cách cảm nhận thế giới tự nhiên

Đáp án

Những trò chơi của bố và bạn nhỏ

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Những trò chơi của bố và bạn nhỏ

Câu 4 :

Câu “Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trừớc bàn mình.” có mấy vị ngữ?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Câu này có 2 vị ngữ: vị ngữ 1: bước qua ghế dài. Vị ngữ 2: ngồi ngay xuống trừớc bàn mình

Câu 5 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong văn bản Vừa nhằm mắt vừa mở cửa sổ, tại vườn hoa, hai bố con nhà cậu bé đã chơi những trò chơi của giác quan nào?

Thị giác

Cảm giác

Xúc giác

Thính giác

Khứu giác

Đáp án

Xúc giác

Thính giác

Khứu giác

Lời giải chi tiết :

Trong câu chuyện về vườn hoa, hai bố con nhà cậu bé đã chơi những trò chơi về xúc giác, thính giác, khứu giác.

Câu 6 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên"?

  • A.

    Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

  • C.

    Ngôn ngữ bác học điêu luyện

  • D.

    Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ bác học điêu luyện không phải nghệ thuật của đoạn trích này.

Câu 7 :

Nhóm nào dưới đây chỉ các động từ tình thái?

  • A.

    Đành, bị, được, dám, toan, định, có

  • B.

    Đi, đứng, làm, hát, nói

  • C.

    Đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, đi, đứng

  • D.

    Uống, trèo, say, cắn, lấy, nghe,

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và lọc các động từ ở từng câu.

Lời giải chi tiết :

Động từ tình thái: đành, bị, được, dám, toan, định, có…

Câu 8 :

Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”

  • A.

    Vui vẻ chạy đi

  • B.

    Vừa làm vừa hát

  • C.

    Vui lắm

  • D.

    Không có cụm tính từ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ ví dụ và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Vui lắm là cụm tính từ trong câu trên.

Câu 9 :

Thông tin nào không được nhắc đến trong cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc?

  • A.

    Hình dáng của Bọ Dừa.

  • B.

    Sự đa dạng của họ cánh cứng.

  • C.

    Sự xuất hiện của Bọ Dừa.

  • D.

    Cuộc nói chuyện giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc nói chuyện giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn là thông tin không được nhắc đến trong cuộc trò chuyện giữa Cóc và Thằn Lằn.

Câu 10 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Đêm ấy ông khách – đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi của. 

[…]

- Ai đấy! Chú thấy chưa? Có khi người ta thức trắng đêm chỉ vì một giọt sương.

(Giọt sương đêm –Trần Đức Tiến)

  • A.

    Cuộc trò chuyện giữa cụ giáo Cóc và Bọ Dừa

  • B.

    Người khách trọ xin ngủ nhờ

  • C.

    Cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc

  • D.

    Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh trở về quê

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh trở về quê

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.