Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Truyện Non-bu và Heng-bu đã gửi gắm chúng ta bài học gì?

Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình.

Phải biết đề cao cảnh giác

Đề cao lòng nhân ái của con người.

Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành

Tất cả các phương án trên

Câu 2 :

Tác phẩm Chuyện cổ nước mình của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Câu 3 :

Tác phẩm Non-bu và Heng-bu của quốc gia nào?

  • A.

    Trung Quốc

  • B.

    Hàn Quốc

  • C.

    Nhật Bản

  • D.

    Việt Nam

Câu 4 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A.

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 5 :

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A.

    Chúng ta hãy sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc

  • B.

    Xã hội ngày một phát triển, chúng ta phải ra sức xây dựng kinh tế

  • C.

    Bồi đắp kiến thức là vấn đề cần thiết trong thời đại mới

  • D.

    Cần biết ơn các thế hệ đi trước

Câu 6 :

 Tại sao tác giả không đặt tên cụ thể cho em bé mà gọi chung chung là “em bé thông minh”?

  • A.

    Vì mẹ mất sớm nên em bé không được đặt tên

  • B.

    Vì muốn khẳng định đất nước ta có rất nhiều người thông minh, tài giỏi và em bé chỉ là một đại diện

  • C.

    Vì thời ấy con nít không được đặt tên

  • D.

    Vì thời phong kiến mọi người đều được gọi bằng những tên chung

Câu 7 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Lâm Thị Mỹ Dạ?

  • A.

    Trái tim sinh nở

  • B.

    Bài thơ không năm tháng

  • C.

    Danh ca của đất

  • D.

    Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân

Câu 8 :

Khi kể lại truyện cổ tích, bài nói bao gồm mấy phần?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Câu 9 :

Tại sao tác giả dân gian không miêu tả chi tiết nhân vật Sọ Dừa

  • A.

    Vì truyện có quá nhiều tình tiết khác hấp dẫn

  • B.

    Dung lượng của truyện cổ tích không cho phép miêu tả kĩ về nhân vật

  • C.

    Nhân vật có tên riêng nhưng đại diện cho một loại người

  • D.

    Nhân vật có bề ngoài không mấy đặc biệt

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi kể chuyện cổ tích, các sự việc không cần trình bày theo trình tự thời gian”

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Truyện Non-bu và Heng-bu đã gửi gắm chúng ta bài học gì?

Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình.

Phải biết đề cao cảnh giác

Đề cao lòng nhân ái của con người.

Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành

Tất cả các phương án trên

Đáp án

Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình.

Đề cao lòng nhân ái của con người.

Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành

Phương pháp giải :

Em nắm nội dung tư tưởng tác phẩm và chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Truyện không đề cập đến việc đề cao cảnh giác, vì vậy B và E là đáp án không đúng.

Câu 2 :

Tác phẩm Chuyện cổ nước mình của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bùi Mạnh Nhi

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Chuyện cổ nước mình.

Lời giải chi tiết :

Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ.

Câu 3 :

Tác phẩm Non-bu và Heng-bu của quốc gia nào?

  • A.

    Trung Quốc

  • B.

    Hàn Quốc

  • C.

    Nhật Bản

  • D.

    Việt Nam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Non-bu và Heng-bu

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Non-bu và Heng-bu của Hàn Quốc.

Câu 4 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A.

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ trên biểu thị nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 5 :

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A.

    Chúng ta hãy sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc

  • B.

    Xã hội ngày một phát triển, chúng ta phải ra sức xây dựng kinh tế

  • C.

    Bồi đắp kiến thức là vấn đề cần thiết trong thời đại mới

  • D.

    Cần biết ơn các thế hệ đi trước

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ câu thơ và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.

Câu 6 :

 Tại sao tác giả không đặt tên cụ thể cho em bé mà gọi chung chung là “em bé thông minh”?

  • A.

    Vì mẹ mất sớm nên em bé không được đặt tên

  • B.

    Vì muốn khẳng định đất nước ta có rất nhiều người thông minh, tài giỏi và em bé chỉ là một đại diện

  • C.

    Vì thời ấy con nít không được đặt tên

  • D.

    Vì thời phong kiến mọi người đều được gọi bằng những tên chung

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em suy nghĩ kĩ về tên gọi và chọn đáp án hợp lí nhất.

Lời giải chi tiết :

Tác giả không đặt tên cụ thể cho em bé mà gọi chung chung là “em bé thông minh” vì muốn khẳng định đất nước ta có rất nhiều người thông minh, tài giỏi và em bé chỉ là một đại diện.

Câu 7 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Lâm Thị Mỹ Dạ?

  • A.

    Trái tim sinh nở

  • B.

    Bài thơ không năm tháng

  • C.

    Danh ca của đất

  • D.

    Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại sự nghiệp văn học

Lời giải chi tiết :

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân – Phan Trọng Luận.

Câu 8 :

Khi kể lại truyện cổ tích, bài nói bao gồm mấy phần?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài nói bao gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

Câu 9 :

Tại sao tác giả dân gian không miêu tả chi tiết nhân vật Sọ Dừa

  • A.

    Vì truyện có quá nhiều tình tiết khác hấp dẫn

  • B.

    Dung lượng của truyện cổ tích không cho phép miêu tả kĩ về nhân vật

  • C.

    Nhân vật có tên riêng nhưng đại diện cho một loại người

  • D.

    Nhân vật có bề ngoài không mấy đặc biệt

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ nội dung văn bản suy ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Nhân vật Sọ Dừa không được miêu tả chi tiết vì Sọ Dừa đại diện cho kiểu nhân vật người có hình dạng xấu xí

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi kể chuyện cổ tích, các sự việc không cần trình bày theo trình tự thời gian”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại yêu cầu

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Khi kể chuyện cổ tích, các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.