Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 - Đề số 9

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Theo Thạch Lam, văn chương là:

  • A.

    Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm con người.

  • B.

    Văn chương là thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận

  • C.

    Văn chương phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 2 :

Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?

  • A.

    “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó phải không?”

  • B.

    “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”

  • C.

    “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Trong đám tang cụ cố tổ, sư cụ chùa Tăng Phú "sung sướng, vênh váo" vì điều gì?

  • A.

    Vì được dịp khoe huân chương, khoe râu

  • B.

    Vì được đọc kinh thuê trong lúc đang thất nghiệp

  • C.

    Được dịp "vênh váo", khoe khoang vì có công đánh đổ hội Phật giáo.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 4 :

Truyện hiện đại được phân ra thành:

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Truyện vừa

  • C.

    Truyện dài

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Biện pháp nghệ thuật chính xuyên suốt tác phẩm Vi hành là:

  • A.

    Nghệ thuật hư cấu

  • B.

    Nghệ thuật tả cảnh

  • C.

    Nghệ thuật trào phúng

  • D.

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Câu 6 :

Mâu thuẫn chính trong đoạn trích Tình yêu và thù hận:

  • A.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét

  • B.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở dòng hộ Môn-ta-ghiu

  • C.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét

  • D.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với các định kiến xã hội

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về hai câu cuối bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đúng hay sai?

“Tác giả dựng lên bối cảnh kì vĩ qua các hình ảnh thơ “trường phong” và “thiên trùng bạch lãng”, từ đó làm nổi bật tư thế của con người lẫm liệt , oai phong sánh ngang vũ trụ”

Đúng
Sai
Câu 8 :

Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe qua câu sau:

“Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả giám kêu”

(Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan)

  • A.

    Thái độ thân mật, gần gũi

  • B.

    Thái độ bực tức, hách dịch

  • C.

    Thái độ kính cẩn

  • D.

    Thái độ không tôn trọng

Câu 9 :

Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Điệp cấu trúc

  • C.

    Sử dụng nhiều động từ mạnh

  • D.

    Đáp án B và C

Câu 10 :

Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ Tràng giang của Huy Cận là:

  • A.

    Nỗi băn khoăn

  • B.

    Nỗi cô đơn

  • C.

    Nỗi buồn

  • D.

    Đáp án B và C

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Theo Thạch Lam, văn chương là:

  • A.

    Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm con người.

  • B.

    Văn chương là thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận

  • C.

    Văn chương phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Theo Thạch Lam, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Oong quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”

Câu 2 :

Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?

  • A.

    “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó phải không?”

  • B.

    “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”

  • C.

    “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:

- Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả một đời người.

- “Chữ ông Huân đẹp lắm, vuông lắm”

- “Có được chữ ông Huấn là có được vật báu ở trên đời”

=> Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa, tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc

Câu 3 :

Trong đám tang cụ cố tổ, sư cụ chùa Tăng Phú "sung sướng, vênh váo" vì điều gì?

  • A.

    Vì được dịp khoe huân chương, khoe râu

  • B.

    Vì được đọc kinh thuê trong lúc đang thất nghiệp

  • C.

    Được dịp "vênh váo", khoe khoang vì có công đánh đổ hội Phật giáo.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Sư cụ chùa Tăng Phú vui mừng vì được dịp "vênh váo", khoe khoang vì có công đánh đổ hội Phật giáo.

Câu 4 :

Truyện hiện đại được phân ra thành:

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Truyện vừa

  • C.

    Truyện dài

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bản và dung lượng hiện thực, người ta phân ra truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.

Câu 5 :

Biện pháp nghệ thuật chính xuyên suốt tác phẩm Vi hành là:

  • A.

    Nghệ thuật hư cấu

  • B.

    Nghệ thuật tả cảnh

  • C.

    Nghệ thuật trào phúng

  • D.

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật được tác giả sử dụng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.

Câu 6 :

Mâu thuẫn chính trong đoạn trích Tình yêu và thù hận:

  • A.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét

  • B.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở dòng hộ Môn-ta-ghiu

  • C.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét

  • D.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với các định kiến xã hội

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét.

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về hai câu cuối bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đúng hay sai?

“Tác giả dựng lên bối cảnh kì vĩ qua các hình ảnh thơ “trường phong” và “thiên trùng bạch lãng”, từ đó làm nổi bật tư thế của con người lẫm liệt , oai phong sánh ngang vũ trụ”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”

Tác giả dựng bối cảnh kì vĩ, hiện lên qua hình ảnh thơ “trường phong” và “thiên trùng bạch lãng”. Từ hình ảnh đó làm nổi bật lên tư thế của con người đầy lẫm liệt, oai phong “nhất tề phi”, một tư thế của con người đang vượt lên hiện thực tăm tối của thởi cuộc, tư thế sánh ngang vũ trụ.

Câu 8 :

Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe qua câu sau:

“Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả giám kêu”

(Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan)

  • A.

    Thái độ thân mật, gần gũi

  • B.

    Thái độ bực tức, hách dịch

  • C.

    Thái độ kính cẩn

  • D.

    Thái độ không tôn trọng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.

Lời giải chi tiết :

Thái độ kính cẩn thể hiện qua từ “Thưa thầy”.

Câu 9 :

Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Điệp cấu trúc

  • C.

    Sử dụng nhiều động từ mạnh

  • D.

    Đáp án B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Điêp cấu trúc câu: Ta muốn…

- Sử dụng nhiều động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu

Câu 10 :

Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ Tràng giang của Huy Cận là:

  • A.

    Nỗi băn khoăn

  • B.

    Nỗi cô đơn

  • C.

    Nỗi buồn

  • D.

    Đáp án B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nỗi buồn và nỗi cô đơn của một “cái tôi” trước thiên nhiên rộng lớn.