Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn văn lớp 11 - Đề số 6

Đề bài

Câu 1 :

Ý nghĩa của truyền thuyết:

  • A.

    Là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai đoạn lịch sử dân tộc

  • B.

    Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc

  • C.

    Là nguồn cảm hứng sáng tác

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 2 :

Câu văn nào dưới đây nói lên động cơ chiến đấu của Ra-ma:

  • A.

    Hỡi phu nhân cao quý! Ta đưa nàng tới đây sau khi đã đánh bại kẻ thù.

  • B.

    Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta

  • C.

    Ngày hôm nay, ai nấy đều đã được chứng kiến tài nghệ của ta

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích dưới đây:

Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát

(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)

 

  • A.

    Miêu tả

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Nghị luận

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi bị bố học trò phát hiện đọc sai chữ, thầy đồ đã có suy nghĩ:

Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa

Bố nó học giỏi vậy sao còn mời mình về dạy chữ?

Cả hai đáp án trên

Câu 5 :

Câu được sử dụng trong ngôn ngữ nói là câu như thế nào?

  • A.

    Thường được dùng các hình thức tỉnh lược, thậm chí là một từ.

  • B.

    Nhiều câu rườm rà, có yếu tố dư thừa, trùng lặp

  • C.

    Thường là các câu dài, nhiều thành phần, được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ.

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 6 :

Hoàn cảnh đất nước như thế nào qua hai câu thơ đầu bài thơ “Quốc tộ”?

  • A.

    Thái bình, thịnh vượng

  • B.

    Chiến tranh loạn lạc

  • C.

    Chống giặc ngoại xâm

  • D.

    Tranh chấp quyền lực giữa các bên đối lập

Câu 7 :

Hình ảnh thơ nào không xuất hiện trong hai câu thực của bài thơ Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ?

  • A.

    Khóm cúc

  • B.

    Con thuyền

  • C.

    Nước mắt

  • D.

    Tiếng chày

Câu 8 :

Màu dương liễu khiến người khuê phụ thay đổi tâm trạng.

  • A.

    Mùa xuân

  • B.

    Tuổi trẻ

  • C.

    Sự li biệt

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Hành động xin từ quan khi vua muốn phong tướng cho anh trai thể hiện vẻ đẹp gì nhân cách gì của Trần Thủ Độ?

  • A.

    Không chấp nhận thói xấu chạy chọt, nhờ vả để tiến thân

  • B.

    Không thiên vị gia đình, tôn trọng phép nước

  • C.

    Thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân, khuyến khích cấp dưới tố cáo sai lầm của người trên với mục đích trong sáng là vì quyền lợi của dân tộc.

  • D.

    Đặt quyền lợi dân tộc lên hàng đầu

Câu 10 :

Cách xưng hô của Trương Phi khi nói chuyện với Quan Công

  • A.

    anh - em

  • B.

    huynh – đệ

  • C.

    mày - tao

  • D.

    ta - ngươi

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ý nghĩa của truyền thuyết:

  • A.

    Là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai đoạn lịch sử dân tộc

  • B.

    Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc

  • C.

    Là nguồn cảm hứng sáng tác

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Ý nghĩa của truyền thuyết:

+ Về mặt lịch sử: Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai đoạn lịch sử dân tộc

+ Về mặt ý thức xã hội: Truyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc

+ Về văn học nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà thơ sáng tác.

Câu 2 :

Câu văn nào dưới đây nói lên động cơ chiến đấu của Ra-ma:

  • A.

    Hỡi phu nhân cao quý! Ta đưa nàng tới đây sau khi đã đánh bại kẻ thù.

  • B.

    Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta

  • C.

    Ngày hôm nay, ai nấy đều đã được chứng kiến tài nghệ của ta

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu nói thể hiện động cơ chiến đấu của Ra-ma: Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta.

Câu 3 :

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích dưới đây:

Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát

(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)

 

  • A.

    Miêu tả

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi bị bố học trò phát hiện đọc sai chữ, thầy đồ đã có suy nghĩ:

Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa

Bố nó học giỏi vậy sao còn mời mình về dạy chữ?

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa

Lời giải chi tiết :

Khi bị bố học trò phát hiện đọc sai chữ, thầy đồ đã có suy nghĩ “Mình đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt nữa”

Câu 5 :

Câu được sử dụng trong ngôn ngữ nói là câu như thế nào?

  • A.

    Thường được dùng các hình thức tỉnh lược, thậm chí là một từ.

  • B.

    Nhiều câu rườm rà, có yếu tố dư thừa, trùng lặp

  • C.

    Thường là các câu dài, nhiều thành phần, được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ.

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu trong ngôn ngữ nói:

- Thường được dùng các hình thức tỉnh lược, thậm chí là một từ, nhất là trong đối thoại.

- Nhiều câu lại rườm rà, có yếu tố dư thừa, trùng lặp vì lời nói tạo ra tức thời, không có điều kiện gọt giũa, hoặc do người nói cố ý lặp lại để người nghe tiếp nhận.

Câu 6 :

Hoàn cảnh đất nước như thế nào qua hai câu thơ đầu bài thơ “Quốc tộ”?

  • A.

    Thái bình, thịnh vượng

  • B.

    Chiến tranh loạn lạc

  • C.

    Chống giặc ngoại xâm

  • D.

    Tranh chấp quyền lực giữa các bên đối lập

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình.Đ

=> Đất nước trong cảnh thái bình, thịnh vượng.

Câu 7 :

Hình ảnh thơ nào không xuất hiện trong hai câu thực của bài thơ Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ?

  • A.

    Khóm cúc

  • B.

    Con thuyền

  • C.

    Nước mắt

  • D.

    Tiếng chày

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà

=> Hình ảnh tiếng chày không xuất hiện.

Câu 8 :

Màu dương liễu khiến người khuê phụ thay đổi tâm trạng.

  • A.

    Mùa xuân

  • B.

    Tuổi trẻ

  • C.

    Sự li biệt

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

“Màu dương liễu” là màu của mùa xuân, tuổi trẻ. Trong phong tục truyền thống của thơ ca Trung Quốc, màu dương liễu cũng là hình ảnh ước lệ, trượng trưng cho sự li biệt.

Câu 9 :

Hành động xin từ quan khi vua muốn phong tướng cho anh trai thể hiện vẻ đẹp gì nhân cách gì của Trần Thủ Độ?

  • A.

    Không chấp nhận thói xấu chạy chọt, nhờ vả để tiến thân

  • B.

    Không thiên vị gia đình, tôn trọng phép nước

  • C.

    Thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân, khuyến khích cấp dưới tố cáo sai lầm của người trên với mục đích trong sáng là vì quyền lợi của dân tộc.

  • D.

    Đặt quyền lợi dân tộc lên hàng đầu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vẻ đẹp nhân cách: Trần Thủ Độ luôn đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu. Với tầm nhìn xa trông rộng, ông lường trước được những phiền toái sẽ xãy ra trong triều đình nếu cả hai anh em cùng nắm giữ trọng trách.

Câu 10 :

Cách xưng hô của Trương Phi khi nói chuyện với Quan Công

  • A.

    anh - em

  • B.

    huynh – đệ

  • C.

    mày - tao

  • D.

    ta - ngươi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ: xưng hồ mày và tao.

=> Cách xưng hô đầy khinh bỉ như với kẻ thù.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.