Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn văn lớp 11 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

“Anh Mịch nhăn nhó, nói:

- Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết.

Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:

- Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

- Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét con, cả nhà con khổ

- Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ý, không được à?

(Trích Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan)

Mục đích của hoạt động giao tiếp trên là:

  • A.

    Anh Mịch van xin ông lí không bắt mình phải đi xem thể thao

  • B.

    Anh Mịch và ông lí bàn bạc về vấn đề thể thao

  • C.

    Ông lí khuyên nhủ anh Mịch đi xem thể thao

  • D.

    Ông lí ngăn cản anh Mịch đi xem thể thao

Câu 2 :

Đáp án nào dưới đây không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích Uy-lit-xơ trở về?

  • A.

    Miêu tả tâm lí nhân vật

  • B.

    Nghệ thuật kể chuyện và chọn chi tiết đặc sắc

  • C.

    Lối so sánh có đuôi dài, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi

  • D.

    Xây dựng nhân vật điển hình

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đối tượng phê phán của truyện trào phúng phần lớn là phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 :

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.

Câu thơ trên thể hiện tình cảm gì của chàng trai:

  • A.

    Lời thề hẹn

  • B.

    Tình yêu thủy chung, không thay đổi

  • C.

    Sự bất lực khi người yêu về nhà chồng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Từ “dắng dỏi” trong bài Cảnh ngày hè có nghĩa là:

  • A.

    Inh ỏi

  • B.

    Rắn rỏi

  • C.

    Âm ỉ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Nội dung chính: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh.

  • A.

    Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lại

  • B.

    Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh

  • C.

    Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh

  • D.

    Thương xót cho Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương xót cho phận mình

Câu 7 :

Sự trục nhãn tiền quá,

Lão tòng đầu thượng lai.

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác)

Tâm trạng nhà thơ qua hai câu thơ trên?

  • A.

    Thản nhiên

  • B.

    Nuối tiếc

  • C.

    Xót xa

  • D.

    Đáp án B và C

Câu 8 :

Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ?

  • A.

    Biện pháp tả cảnh ngụ tình

  • B.

    Bố cục chặt chẽ

  • C.

    Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí

  • D.

    Ngôn ngữ trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm

Câu 9 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của bản dưới đây:

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!

(Ta đi tới – Tố Hữu)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 10 :

Nguyên nhân nào không được Từ Hải nhắc đến để Thúy Kiều không thể theo mình:

  • A.

    Từ Hải không muốn Thúy Kiều chịu khổ cùng mình

  • B.

    Từ Hải muốn rước Thúy Kiều đường hoàng nhất, long trọng nhất

  • C.

    Từ Hải muốn làm nên cơ đồ lớn, sau đó mới quay lại rước Thúy Kiều

  • D.

    Từ Hải sợ Thúy Kiều không chịu được khổ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

“Anh Mịch nhăn nhó, nói:

- Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết.

Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:

- Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

- Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét con, cả nhà con khổ

- Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ý, không được à?

(Trích Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan)

Mục đích của hoạt động giao tiếp trên là:

  • A.

    Anh Mịch van xin ông lí không bắt mình phải đi xem thể thao

  • B.

    Anh Mịch và ông lí bàn bạc về vấn đề thể thao

  • C.

    Ông lí khuyên nhủ anh Mịch đi xem thể thao

  • D.

    Ông lí ngăn cản anh Mịch đi xem thể thao

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nội dung cuộc hội thoại trên: Anh Mịch van xin ông lí không bắt mình phải đi xem thể thao.

Câu 2 :

Đáp án nào dưới đây không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích Uy-lit-xơ trở về?

  • A.

    Miêu tả tâm lí nhân vật

  • B.

    Nghệ thuật kể chuyện và chọn chi tiết đặc sắc

  • C.

    Lối so sánh có đuôi dài, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi

  • D.

    Xây dựng nhân vật điển hình

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Uy-lit-xơ trở về:

- Miêu tả tâm lí nhân vật

- Nghệ thuật kể chuyện và chọn chi tiết đặc sắc

- Lối so sánh có đuôi dài, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi.

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đối tượng phê phán của truyện trào phúng phần lớn là phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Đối tượng phê phán của truyện trào phúng phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa.

Câu 4 :

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.

Câu thơ trên thể hiện tình cảm gì của chàng trai:

  • A.

    Lời thề hẹn

  • B.

    Tình yêu thủy chung, không thay đổi

  • C.

    Sự bất lực khi người yêu về nhà chồng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tình cảm của chàng trai thể hiện qua câu thơ trên:

- Lời thề hẹn thiết tha chờ đợi nhau

- Thể hiện tình yêu không thay đổi, vừa thể hiện thái độ bất lực, đành chấp nhận tập tục, ngầm tố cáo xã hội phong kiến vùi dập tình yêu.

Câu 5 :

Từ “dắng dỏi” trong bài Cảnh ngày hè có nghĩa là:

  • A.

    Inh ỏi

  • B.

    Rắn rỏi

  • C.

    Âm ỉ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Dắng dỏi: inh ỏi.

Câu 6 :

Nội dung chính: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh.

  • A.

    Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lại

  • B.

    Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh

  • C.

    Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh

  • D.

    Thương xót cho Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương xót cho phận mình

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Thương xót Tiểu Thanh, Tố Như thương xót cho phận mình.

Câu 7 :

Sự trục nhãn tiền quá,

Lão tòng đầu thượng lai.

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác)

Tâm trạng nhà thơ qua hai câu thơ trên?

  • A.

    Thản nhiên

  • B.

    Nuối tiếc

  • C.

    Xót xa

  • D.

    Đáp án B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng nhà thơ tiếc nuối, xót xa bởi thời gian của vũ trụ thì vô thủy, vô chung còn thời gian của đời người thì ngắn ngủi.

Câu 8 :

Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ?

  • A.

    Biện pháp tả cảnh ngụ tình

  • B.

    Bố cục chặt chẽ

  • C.

    Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí

  • D.

    Ngôn ngữ trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

* Giá trị nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ

- Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí

- Ngôn ngữ trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm

=> Bài phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.

Câu 9 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của bản dưới đây:

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!

(Ta đi tới – Tố Hữu)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 10 :

Nguyên nhân nào không được Từ Hải nhắc đến để Thúy Kiều không thể theo mình:

  • A.

    Từ Hải không muốn Thúy Kiều chịu khổ cùng mình

  • B.

    Từ Hải muốn rước Thúy Kiều đường hoàng nhất, long trọng nhất

  • C.

    Từ Hải muốn làm nên cơ đồ lớn, sau đó mới quay lại rước Thúy Kiều

  • D.

    Từ Hải sợ Thúy Kiều không chịu được khổ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng này bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

- Từ Hải muốn làm nên cơ đồ lớn, sau đó mới quay lại rước Thúy Kiều.

=> Từ Hải muốn rước Thúy Kiều đường hoàng nhất, long trọng nhất

- Từ Hải không muốn Thúy Kiều chịu khổ cùng mình

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.