Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 11 - Đề số 7

Đề bài

Câu 1 :

Cho 3,12 gam một kim loại hóa trị 2 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,912 lít khí (đktc). Kim loại chưa biết là

  • A.
    Zn.   
  • B.
    Mg.   
  • C.
    Cu.   
  • D.
    Fe.
Câu 2 :

Cho 6,96 gam hỗn hợp rắn X gồm Zn, Mg, Al (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng với Cl2 thu được 14,06 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

  • A.
    9,408.  
  • B.
    7,168.  
  • C.
    2,464.  
  • D.
    4,928.
Câu 3 :

Cho V1 lít H2 tác dụng vừa đủ với V2 lít hỗn hợp khí O2, O3 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20 chỉ thu được sản phẩm duy nhất là nước. Biết các khí đo ở cùng điều kiện. Mối liên hệ giữa V1 và V2

  • A.
    V1 = V2.  
  • B.
    V1 = 2,5V2.  
  • C.
    V1 = 5V2.  
  • D.
    V1 = 2V2.
Câu 4 :

SO2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với

  • A.
    H2S.  
  • B.
    H2O.  
  • C.
    NaOH.  
  • D.
    dung dịch Br2.
Câu 5 :

Cho Cl2 lần lượt tác dụng với HF, HBr, O2, H2. Số trường hợp có xảy ra phản ứng hóa học là

  • A.
    4.   
  • B.
    2.   
  • C.
    1.   
  • D.
    3.
Câu 6 :

Cho 4,48 lít SO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là

  • A.
    12 gam.  
  • B.
    6 gam.  
  • C.
    24 gam.  
  • D.
    18 gam.
Câu 7 :

Trong các nguyên tố sau nguyên tố nào có độ âm điện nhỏ nhất?

  • A.
    Cl.   
  • B.
    I.   
  • C.
    Br.   
  • D.
    F.
Câu 8 :

Số oxi hóa của Cl trong NaClO là

  • A.
    +1.   
  • B.
    +5.   
  • C.
    +3.   
  • D.
    -1.
Câu 9 :

Đun nóng 0,08 mol I2 với 0,1 mol H2 thu được hỗn hợp X có chứa 0,01 mol HI. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp HI là

  • A.
    6,25%.  
  • B.
    10,00%.  
  • C.
    12,50%.  
  • D.
    5,00%.
Câu 10 :

Sắt bị thụ động trong

  • A.
    HCl đặc nguội.
  • B.
    H2SO4 đặc nóng.
  • C.
    H2SO4 đặc nguội.
  • D.
    HCl đặc nóng.
Câu 11 :

Chất nào sau đây bị thăng hoa tạo hơi màu tím?

  • A.
    NaBr.  
  • B.
    Br2.   
  • C.
    I2.   
  • D.
    NaI.
Câu 12 :

Hấp thụ hết V lít khí Cl2 (đktc) vào 600 ml dung dịch NaOH 0,6M (ở nhiệt độ thường)  thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan có cùng nồng độ mol. Giá trị của V là

  • A.
    5,376.  
  • B.
    2,688.  
  • C.
    4,032.  
  • D.
    1,344.
Câu 13 :

Cặp các chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là

  • A.
    Cu và CuO.  
  • B.
    Fe và Fe2(SO4)3.
  • C.
    Fe và FeSO4.
  • D.
    CuO và Cu(OH)2.
Câu 14 :

Nhận xét nào sau đây sai?

  • A.
    F2 tác dụng được với H2 ngay trong bóng tối.
  • B.
    F2 cháy trong nước nóng.
  • C.
    F2 có tính oxi hóa rất mạnh.   
  • D.
    Dùng bình thủy tinh để đựng HF.
Câu 15 :

Cho 6,76 gam H2SO4.3SO3 tan hết trong nước thu được dung dịch X. Để trung hòa hết dung dịch X trên cần V ml dung dịch KOH 4M. Giá trị của V là

  • A.
    40.   
  • B.
    80.   
  • C.
    30.   
  • D.
    60.
Câu 16 :

Công thức phân tử của kali sunfua là

  • A.
    KHS.  
  • B.
    K2SO3.  
  • C.
    K2SO4.  
  • D.
    K2S.
Câu 17 :

Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

  • A.
    2HCl + H2SO4 (đặc) SO2 + Cl2 + H2O.
  • B.
    HCl + NaF  NaCl + HF
  • C.
    NaHS + NaOH Na2S + H2O.  
  • D.
    Br2 + 2KI 2KBr + I2.
Câu 18 :

Cho các chất sau: HCl, Cl2, S, SO2. Số chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là

  • A.
    1.   
  • B.
    3.   
  • C.
    4.   
  • D.
    2.
Câu 19 :

Chất nào sau đây có màu vàng?

  • A.
    H2S.  
  • B.
    SO2.  
  • C.
    SO3.  
  • D.
    S.
Câu 20 :

Nung 20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Mg(OH)2, Al2O3, Al(OH)3 trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy xa hoàn toàn thu được 16,04 gam chất rắn (biết chỉ xảy ra phản ứng nhiệt phân hiđroxit kim loại). Mặt khác cho 20 gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) thu được dung dịch Y và 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
    57,60.  
  • B.
    58,56.  
  • C.
    65,12.  
  • D.
    54,60.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho 3,12 gam một kim loại hóa trị 2 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,912 lít khí (đktc). Kim loại chưa biết là

  • A.
    Zn.   
  • B.
    Mg.   
  • C.
    Cu.   
  • D.
    Fe.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính toán theo PTHH: M + H2SO4 → MSO4 + H2

Lời giải chi tiết :

nH2 = 2,912 : 22,4 = 0,13 mol

PTHH: M + H2SO4 → MSO4 + H2

Theo PTHH: mKL = nH2 = 0,13 mol => MM = 3,12 : 0,13 = 24

Vậy kim loại đó là Mg

Câu 2 :

Cho 6,96 gam hỗn hợp rắn X gồm Zn, Mg, Al (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng với Cl2 thu được 14,06 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

  • A.
    9,408.  
  • B.
    7,168.  
  • C.
    2,464.  
  • D.
    4,928.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng; bảo toàn electron.

Lời giải chi tiết :

Đặt số mol mỗi kim loại là a mol: mX = 65a + 24b + 27c = 6,96 => a = 0,06 mol

- Xét phản ứng của X với Cl2:

BTKL: mCl2 = mY - mX = 14,06 - 6,96 = 7,1 gam => nCl2 = 7,1 : 71 = 0,1 mol

- Xét tổng thể toàn quá trình: Zn tạo Zn+2, Mg tạo Mg+2, Al tạo Al+3, Cl- tạo Cl2, H+ tạo H2

BT eletron ta có: 2nZn + 2nMg + 3nAl = 2nCl2 + 2nH2

=> 0,06.2 + 0,06.2 + 0,06.3 = 0,1.2 + 2nH2 => nH2 = 0,11 mol

=> V = 0,11.22,4 = 2,464 lít

Câu 3 :

Cho V1 lít H2 tác dụng vừa đủ với V2 lít hỗn hợp khí O2, O3 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20 chỉ thu được sản phẩm duy nhất là nước. Biết các khí đo ở cùng điều kiện. Mối liên hệ giữa V1 và V2

  • A.
    V1 = V2.  
  • B.
    V1 = 2,5V2.  
  • C.
    V1 = 5V2.  
  • D.
    V1 = 2V2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp đường chéo

Lời giải chi tiết :

M khí = 40

O2: 32  8  1

40  =  => VO2 = VO3 = 0,5V2 (lít)

O3: 48  8  1

PTHH:

2H2 + O2  2H2O

V2 ← 0,5V2

3H2     +    O3  3H2O

1,5V2 ← 0,5V2

=> VH2 = V2 + 1,5V2 = 2,5V2 hay V1 = 2,5V2

Câu 4 :

SO2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với

  • A.
    H2S.  
  • B.
    H2O.  
  • C.
    NaOH.  
  • D.
    dung dịch Br2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất oxi hóa là chất nhận electron (số oxi hóa giảm)

Lời giải chi tiết :

SO2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2S.

PTHH: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Câu 5 :

Cho Cl2 lần lượt tác dụng với HF, HBr, O2, H2. Số trường hợp có xảy ra phản ứng hóa học là

  • A.
    4.   
  • B.
    2.   
  • C.
    1.   
  • D.
    3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của Cl2.

Lời giải chi tiết :

Cl2 có thể phản ứng được với các chất: HBr, H2

PTHH: Cl2 + 2HBr → 2HCl + Br2

           Cl2 + H2  2HCl

Vậy có 2 trường hợp xảy ra phản ứng hóa học

Câu 6 :

Cho 4,48 lít SO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là

  • A.
    12 gam.  
  • B.
    6 gam.  
  • C.
    24 gam.  
  • D.
    18 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Do sục SO2 vào nước vôi trong dư nên phản ứng chỉ tạo muối CaSO3.

Lời giải chi tiết :

nSO2 = 0,2 mol

Do sục SO2 vào nước vôi trong dư nên phản ứng chỉ tạo muối CaSO3.

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

0,2                        →  0,2

=> m kết tủa = mCaSO3 = 0,2.120 = 24 gam

Câu 7 :

Trong các nguyên tố sau nguyên tố nào có độ âm điện nhỏ nhất?

  • A.
    Cl.   
  • B.
    I.   
  • C.
    Br.   
  • D.
    F.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần. Vậy nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất trong các nguyên tố là I

Câu 8 :

Số oxi hóa của Cl trong NaClO là

  • A.
    +1.   
  • B.
    +5.   
  • C.
    +3.   
  • D.
    -1.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp xác định số oxi hóa.

Lời giải chi tiết :

Na có số oxi hóa là +1, O có số oxi hóa là -2 => Cl có số oxi hóa là +1

Câu 9 :

Đun nóng 0,08 mol I2 với 0,1 mol H2 thu được hỗn hợp X có chứa 0,01 mol HI. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp HI là

  • A.
    6,25%.  
  • B.
    10,00%.  
  • C.
    12,50%.  
  • D.
    5,00%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết và tính theo PTHH: H2 + I2  2HI

Lời giải chi tiết :

PTHH: H2  +  I2  2HI

Bđ:      0,1      0,08                         (Ta thấy: 0,1/1 > 0,08/1 nên H% tính theo I2)

Pư:   0,005 ← 0,005 ←      0,01

=> H% = \(\frac{{0,005}}{{0,08}}.100\% \) = 6,25%

Câu 10 :

Sắt bị thụ động trong

  • A.
    HCl đặc nguội.
  • B.
    H2SO4 đặc nóng.
  • C.
    H2SO4 đặc nguội.
  • D.
    HCl đặc nóng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: Al, Fe, Cr bị thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội

Lời giải chi tiết :

Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội

Câu 11 :

Chất nào sau đây bị thăng hoa tạo hơi màu tím?

  • A.
    NaBr.  
  • B.
    Br2.   
  • C.
    I2.   
  • D.
    NaI.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

I2 có cấu trúc tinh thể phân tử, kém bền và dễ dàng bị thăng hoa tạo hơi màu tím.

Câu 12 :

Hấp thụ hết V lít khí Cl2 (đktc) vào 600 ml dung dịch NaOH 0,6M (ở nhiệt độ thường)  thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan có cùng nồng độ mol. Giá trị của V là

  • A.
    5,376.  
  • B.
    2,688.  
  • C.
    4,032.  
  • D.
    1,344.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

PTHH: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Do sau phản ứng thu được 3 chất tan nên suy ra dung dịch sau phản ứng gồm NaCl, NaClO và NaOH dư

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,6.0,6 = 0,36 mol

Do sau phản ứng thu được 3 chất tan nên suy ra dung dịch sau phản ứng gồm NaCl, NaClO và NaOH dư

PTHH: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

            x      2x dư: 0,36-2x      x           x

Do 3 chất tan trong Y có nồng độ mol bẳng sau nên suy ra số mol của chúng bằng nhau:

=> nNaCl = nNaClO = nNaOH dư => x = x = 0,36 - 2x => x = 0,12 mol

=> nCl2 = x = 0,12 mol => VCl2 = 0,12.22,4 = 2,688 lít

Câu 13 :

Cặp các chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là

  • A.
    Cu và CuO.  
  • B.
    Fe và Fe2(SO4)3.
  • C.
    Fe và FeSO4.
  • D.
    CuO và Cu(OH)2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 loãng

Lời giải chi tiết :

A loại vì Cu không phản ứng được với H2SO4 loãng

B loại vì Fe2(SO4)3 không phản ứng với H2SO4 loãng

C loại vì FeSO4 không phản ứng với H2SO4 loãng

D thỏa mãn

PTHH: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Câu 14 :

Nhận xét nào sau đây sai?

  • A.
    F2 tác dụng được với H2 ngay trong bóng tối.
  • B.
    F2 cháy trong nước nóng.
  • C.
    F2 có tính oxi hóa rất mạnh.   
  • D.
    Dùng bình thủy tinh để đựng HF.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của flo và các hợp chất của flo

Lời giải chi tiết :

D sai vì ta không thể dùng bình thủy tinh đựng HF vì HF có khả năng hòa tan thủy tinh theo phản ứng sau:

4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

Câu 15 :

Cho 6,76 gam H2SO4.3SO3 tan hết trong nước thu được dung dịch X. Để trung hòa hết dung dịch X trên cần V ml dung dịch KOH 4M. Giá trị của V là

  • A.
    40.   
  • B.
    80.   
  • C.
    30.   
  • D.
    60.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết và tính theo PTHH:

H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4

H2SO4+ 2KOH → K2SO4 + 2H2O

Lời giải chi tiết :

nH2SO4.3SO3 = 6,76 : 338 = 0,02 mol

H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4

0,02 →                               0,08      (mol)

H2SO4+ 2KOH → K2SO4 + 2H2O

0,08 →     0,16                                   (mol)

=> V dd KOH = n : CM = 0,16 : 4 = 0,04 lít = 40 ml

Câu 16 :

Công thức phân tử của kali sunfua là

  • A.
    KHS.  
  • B.
    K2SO3.  
  • C.
    K2SO4.  
  • D.
    K2S.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công thức phân tử của kali sunfua là K2S

Câu 17 :

Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

  • A.
    2HCl + H2SO4 (đặc) SO2 + Cl2 + H2O.
  • B.
    HCl + NaF  NaCl + HF
  • C.
    NaHS + NaOH Na2S + H2O.  
  • D.
    Br2 + 2KI 2KBr + I2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất để chọn ra phản ứng không xảy ra.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa học không xảy ra là: 2HCl + H2SO4 (đặc) SO2 + Cl2 + H2O.

Câu 18 :

Cho các chất sau: HCl, Cl2, S, SO2. Số chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là

  • A.
    1.   
  • B.
    3.   
  • C.
    4.   
  • D.
    2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất vừa có tính khử và vừa có tính oxi hóa là chất vừa có khả năng cho và nhận e (các chất này có mức oxi hóa trung gian)

Lời giải chi tiết :

Các chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là:

HCl (H+ có thể nhận e tạo H2, Cl- có thể nhường e tạo Cl2)

Cl2 (số oxi hóa của Cl là 0 => Cl2 có thể nhận e tạo Cl-, Cl2 có thể nhường e tạo Cl+1, Cl+3, Cl+5, Cl+7)

S (số oxi hóa của S là 0 => S có thể nhận e tạo S-2, S có thể nhường e tạo S+4 và S+6)

SO2 (số oxi hóa của S là +4 => SO2 có thể nhận e tạo S0, S-2, SO2 có thể nhường e tạo S+6)

Vậy có 4 chất vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử

Câu 19 :

Chất nào sau đây có màu vàng?

  • A.
    H2S.  
  • B.
    SO2.  
  • C.
    SO3.  
  • D.
    S.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của các hợp chất của lưu huỳnh.

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường:

- H2S, SO2, SO3 đều là các khí không màu

- S là chất rắn màu vàng

Câu 20 :

Nung 20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Mg(OH)2, Al2O3, Al(OH)3 trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy xa hoàn toàn thu được 16,04 gam chất rắn (biết chỉ xảy ra phản ứng nhiệt phân hiđroxit kim loại). Mặt khác cho 20 gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) thu được dung dịch Y và 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
    57,60.  
  • B.
    58,56.  
  • C.
    65,12.  
  • D.
    54,60.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng

- Quy đổi

Lời giải chi tiết :

- Xét phản ứng nung X:

X  Y + H2O

BTKL: mH2O = mX - mY = 20 - 16,04 = 3,96 gam => nH2O = 3,96 : 18 = 0,22 mol

BTNT "H": nOH = 2nH2O = 0,44 mol

- Xét phản ứng cho X tác dụng với H2SO4:

nH2SO4 = 0,47 mol; nH2 = 1,344 : 22,4 = 0,06 mol

Quy đổi hỗn hợp X thành KL, O, OH

Sơ đồ phản ứng:

BTNT "H": nOH + 2nH2SO4 = 2nH2 + 2nH2O => 0,44 + 2.0,47 = 2.0,06 + 2nH2O

=> nH2O = 0,63 mol

BTNT "O": nO + nOH + 4nH2SO4 = 4nSO4(muối) + nH2O

=> nO + 0,44 + 4.0,47 = 4.0,47 + 0,63 => nO = 0,19 mol

Mặt khác: mX = mKL + mO + mOH => nKL = mX - mO - mOH = 20 - 0,19.16 - 0,44.17 = 9,48 gam

Muối được tạo bởi KL và gốc SO4 nên ta có:

m muối = mKL + mSO4 = 9,48 + 0,47.96 = 54,6 gam

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.