Trường phái triết học Milê


Một trong những cái nôi triết học đầu tiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại là Iônia, một vùng đất rộng lớn nằm trên bán đảo Tiểu Á, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ba Tư cổ đại

Một trong những cái nôi triết học đầu tiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại là Iônia, một vùng đất rộng lớn nằm trên bán đảo Tiểu Á, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ba Tư cổ đại. Nơi đây đã sinh ra các nhà triết học đầu tiên của phương Tây như các nhà triết học thuộc phái Milê, Hêraclít... Chúng ta sẽ xem xét thế giới quan của từng nhà triết học kể trên. Trường phái Milê, là trường phái của các nhà triết học ở Milê, một địa danh thuộc vùng Iônia, gồm một số nhà triết học tiêu biểu như Talét, Anaximan, Anaximen. Là những người thể hiện quan điểm của các tầng lớp tiến bộ trong giai cấp chủ nô, họ có nhiều tư tưởng khác với các quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thủy thống trị hồi đó. Họ tìm cách lý giải các vấn đề về bản chất và khởi nguyên của thế giới dựa trên một số các tri thức khoa học sơ khai có được thời đó, coi toàn bộ thế giới chúng ta như một chỉnh thể thống nhất, sinh ra từ một khởi nguyên duy nhất.

Talét (khoảng 625 - 547 tr.CN) được coi là người sáng lập trường phái triết học Milê. Õng là một Iihà toán học, nhà ti. học vùng Iônia thuộc Hy Lạp cổ đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Cận Đông. Qua một sô ít tư liệu về Talét còn lại mà hiện nay còn giữ được thì ông là người đầu tiên khám phá ra lịch một năm gồm 12 tháng, 365 ngày, và là người phát kiến ra định lý nổi tiếng trong toán học mang têu ông.

Talét cho rằng, nguồn gốc của thế giới chúng ta là nước. Nước là bản chất chung của tất thảy mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế gian đều sinh ra từ nước và khi bị phân hủy lại biên thành nước. Nước tồn tại vĩnh viễn còn mọi vật do nó tạo nên thì không ngừng biến đổi, sinh ra và chết đi. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại tựa như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng mà nước là nền tảng của vòng tuần hoàn đó.

Bên cạnh những quan niệm mang tính duy vật sơ khai, thế giới quan của Talét còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của các quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thủy khi ông cho rằng thế giới chúng ta đầy rẫy các vị thần linh. Không lý giải được hiện tượng từ tính của nam châm và hổ phách, ông khẳng định chúng có linh hồn. Các vị thần linh, trong ý tưởng của ông, là những lực lượng hoạt động trong thế giới làm cho mọi sự vật có thể vận động được và biến đổi được.

Tiếp cận với quan điểm nhất nguyên trong nhận thức, Talét cho rằng phải quy toàn bộ các tri thức về một nền tảng duy nhất của chúng. Nhiều lời chưa hẳn thể hiện hiểu biết đúng đắn về sự vật.

Anaximan (khoảng 610 - 546 tr.CN) là học trò của Talét. Ông để lại một tác phẩm triết học được viết dưới dạng văn xuôi bằng tiếng Hy Lạp cổ về giới tự nhiên mà hiện nay chúng ta còn lưu lại được

một vài đoạn. Ông là người tìm ra cách đo thời gian theo bóng nắng mặt trời (điều mà người phương Đông nghĩ ra trước đó ít lâu), tưởng tượng ra dạng hình cầu của vũ trụ.

Khác với Talét, Anaximan cho rằng, nguồn gốc và cơ sở của mọi sự vật là apeirôn. Ông không nói rõ apeirôn là cái gì cụ thể mà chỉ khẳng định đó là một cái vô định hình, vô cùng tận, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt. Tất cả các tác giả thời cổ khi nói về Anaximan đều cho rằng apeirôrt của ông là cái mang tính vật chất. Một số người cho rằng đó là hỗn hợp của các yếu tố như đất, nước, lửa, không khí. Có người cho rằng, đó là một cái trung gian giữa lửa và không khí. Arixtốt và một số người khác coi apeirôn là một cái không xác định.

Theo Anaximan, mọi sự vật không chỉ có bản chất chung là apeirôn, mà còn xuất hiện từ nó. Tự bản thân apeirôn sinh ra mọi cái, đồng thời là cơ sở vận động của chúng. Apeirôn là nguồn gốc và sự thống nhất của các sự vật đối lập nhau như nóng - lạnh, sinh ra - chết đi... Toàn bộ vũ trụ được cấu từ apeirôn tồn tại như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng. Phê phán các quan niệm trực quan của thần thoại và tôn giáo nguyên thủy về thế giới, Anaximan cho rằng những gì bề ngoài mà thế giới hiện ra trước mắt chúng ta chưa hẳn là bản thân thế giới một cách đích thực. Tuy nhiên, cũng như Talét (và điều này khó tránh khỏi đối với các nhà triết học cổ đại sơ khai), Anaxirrían còn chịu ảnh hưởng của các quan niệm thần thoại và tôn giáo, khẳng định tồn tại điểm tận cùng giới hạn của thế giới. Mọi sự vật theo ông đều sinh ra từ apeirôn và có lỗi lầm với nhau, nhưng lỗi lầm của chúng phá vỡ các chuẩn mực và giới hạn của chúng. Mọi cái cuối cùng đều trở thành apeirôn. Theo nghĩa này, apeirôn trở thành một cái ít nhiều mang tính thần bí.

Anaxiraan có nhiều tiên đoán về nguồn gốc sự sống, cho rằng, mọi sinh vật trên trái đất lúc đầu xuất hiện dưới biển, sau đó một số loài lên sống trên cạn. Con người được sinh ra từ một loài cá to, lúc nhờ sông dưới nước, sau đó lên sống trên đất liền. Các quan niệm này còn ngây thơ vì trình độ phát triển khoa học thời đó còn quá thấp.

Anaximen (khoảng 588 - 525 tr.CN), (là học trò của Anaximan), lại coi không khí là bản chất chung của tất thảy mọi vật, không khí là cái vô định hình mà bản thân apeirôn cũng chỉ là tính chất của không khí. Khi nào không khí loãng đi thì nó trở thành lửa, sau đó là một dạng ête, còn nếu đặc lại thì nó cấu thành gió, mây, sau đó là nước, đất, đá.... Thực chất mặt trời củng chỉ là đất bị đốt cháy do chuyển động quá nhanh.

Coi không khí là nguồn gốc và bản chất chung của mọi vật, Anaximen cho rằng thậm chí linh hồn của người cũng chỉ là không khí, vì thế người ta không thể sống nếu như không thở, ngay cả các vị thần linh cũng đều sinh ra từ không khí.

Anaximen có nhiều tiên đoán khoa học, coi mưa đá là kết quả kết băng của các tia nước trên cao, và khi băng đó bị không khí làm tan ra thì tạo thành tuyết. Ông không đồng ý với Anaximan khi ông này cho rằng các vì sao ở xa chung ta hơn so với mặt trời và mặt trăng.

Nhìn chung các nhà triết học phái Mile, và nói chung các nhà triết học cổ Hy Lạp và La Mã thòi kỳ đầu - như Ảngghen nhận xét - có nhiều quan niệm duy vật nhưng sơ khai và tự phát. Họ coi thế giới như một chỉnh thể thống nhất và tìm cách giải thích bản chất và nguồn gốc của chỉnh thể đó trong một dạng vật chất cụ thể, coi thế giới như sự thống nhất của các sự vật muôn màu muôn vẻ. Mặc dầu còn ngây thơ, nhưng những quan niệm của họ đặt nền móng cho sự phát triển của các tư tưởng duy vật trong triết học sau này.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.5 trên 4 phiếu