Triết học về cá nhân và về xã hội


Sau Chúa, Tâyia quan tâm đến con người. Và chính ở đây đã bộc lộ một chủ nghĩa nhân đạo tích cực. Nhà triết học đã chỉ ra một nét đặc trưng ở con người làm cho nó tách một cách căn bản khỏi động vật: đó là "ý thức" có tính phản ánh đã làm nảy sinh một nền văn hóa trên trái đất.

Sau Chúa, Tâyia quan tâm đến con người. Và chính ở đây đã bộc lộ một chủ nghĩa nhân đạo tích cực.

Nhà triết học đã chỉ ra một nét đặc trưng ở con người làm cho nó tách một cách căn bản khỏi động vật: đó là "ý thức" có tính phản ánh đã làm nảy sinh một nền văn hóa trên trái đất.

Động vật khác chịu một quá trình chia rẽ ra, trong khi đó chỉ có con người là được trưởng thành trong sự đồng quy của các nhóm người trên cơ sở của sự đoàn kết về mặt tinh thần. Quá trình xã hội hóa bắt đầu từ đây. Thời đại ngày nay đang chứng kiến một quá trình hội tụ mạnh mẽ và toàn diện như thế, đến nỗi người ta có thể nói đến sự hình thành một nền văn minh riêng của trái đất. Do khả năng đoán định và sáng tạo riêng biệt, con người đã hoàn thành sự chiếm lĩnh và tổ chức toàn bộ hành tinh này. "Sự siêu tập trung của sự sống" ấy tương ứng với sự tiến hóa vào trong về ba mặt: tập thể, cá nhân và vũ trụ.

Thái độ đối với cá nhân của Tâyia cũng thể hiện trong quan niệm về tiến hóa xã hội hiện đại. Ông phê phán "chủ nghĩa tuyệt đối và tập thể" chỉ nhìn thấy "quần chúng” như một khối chung chung mà hoàn toàn coi thường các cá nhân tạo thành cái khối đông đảo đó.

Sự xã hội hóa là một bậc cao của sự nhân loại hóa và là một điều kiện cần thiết để làm nảy nở nền văn hóa. Tâyia cũng thấy được nền kinh tế là nhân tố cơ bản của sự phát triển văn hóa tinh thần. Và nguyên nhân của sự phát triển ngày một mạnh mẽ của khoa học là ở sự xã hội hóa của nó, là ở những khảo sát phức tạp các vấn đề mà trong quá khứ chỉ được từng cá nhân riêng lẻ xem xét.

Xu hướng của các nhóm và cá nhân muốn cô lập hóa, muốn chia rẽ là một trong những nhân tố cơ bản ngăn cản sự tiến bộ về xã hội và tinh thần. Tâyia lên án chủ nghĩa chủng tộc và chủ nghĩa sôvanh đã phổ biến sự miệt thị và sự thù ghét các dân tộc. Việc xây dựng một thế giới hài hòa trên trái đất và sự vươn lên một thế giới tinh thần đòi hỏi sự thống nhất các quyền năng của toàn thể mọi người. Tâyia nói rằng, lao động là nhân tố tích cực tạo ra khả năng đạt tới những mục tiêu cao cả, rằng cần phải tôn trọng lao động của người lao động đã chuẩn bị nền tảng vật chất của văn hóa trong những điều kiện ít thuận lợi nhất. Ông hình dung một hoàn cảnh mà người lao động có những quyền xã hội đầy đủ và được thỏa mãn về những điều kiện vật chất, và ông đã kêu gọi tiến hành các công trình có tính tổ chức rộng rãi để đạt tới mục đích đó. Lập trường xã hội chủ nghĩa dù là không tưởng của ông được bộc lộ khi ông lên án chế độ tư hữu và khi ông đề ra việc phân phối công bằng và hợp lý các sản phẩm.

Nguyên tắc bình đẳng được thi hành đối với mọi người, mọi quốc gia, mọi chủng tộc mà Tâyia đề xuất không chỉ dựa trên những nghiên cứu nhân học mà còn trên lý luận về đạo lý mang tính nhân đạo. Ông đã từng gọi mình là "một người quốc tế chủ nghĩa bất trị, một người có tính thế giới".

Tâyia phân biệt hai loại đạo lý: một kiểu đạo lý bậc thấp, đạo lý "tĩnh". Đạo lý này cho rằng, mục tiêu chủ yếu của con người là sự yên ổn và nó có thể được đảm bảo nhờ "sự quy ước xã hội". Nó quyết định và duy trì cán cân lực lượng giữa các cá nhân. Còn đạo đức đích thực phải là "đạo lý động” nhằm mục đích chuyển hóa con người thành một nhân cách làm tròn nhiệm vụ ở bậc vũ trụ và trong sự tiếp xúc với các nhân cách khác.

Đạo lý động yêu cầu con người không ngừng phấn đấu hướng tới sự tự hoàn thiện. Không giống trường hợp đạo lý tĩnh, đạo lý động không chỉ cần "một thực thể người" bên cạnh mình là đủ, mà còn phải hy sinh cho những người khác và phải làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của mình.

Đạo lý động cho phép, thậm chí đòi hỏi con người phải có những hành động vốn bị đạo lý tĩnh cấm đoán hoặc tha thứ một cách giản đơn. Chẳng hạn, đời sống hôn nhân không chỉ được nó cho phép, mà còn được coi như cái gì nâng con người lên. Đạo lý tĩnh thật khó mà chấp nhận được "tính vật chất cụ thể" của một kiểu kết hợp như một sức mạnh về tinh thần, cho phép hai cá nhân đạt tới trình độ đạo đức cao mà mỗi người có thể đạt được.

Tình yêu là một sức mạnh kết chặt những cá nhân lại không phải một cách hời hợt mà ở phần sâu xa nhất của họ. Nó làm phong phú các cá nhân bằng cách làm cho họ trở thành những nhân cách hoàn chỉnh. Tình yêu thấm nhuần vào mọi vật đang tồn tại. Mầm mống của tình yêu đã có mặt trong phân tử của vật chất. Trên cơ sở của một lập trường nhất nguyên, nhà triết học cho ràng, việc nâng cao tình yêu lên một bậc cao hơn - tình yêu của động vật và con người - khác với tình yêu được tạo thành bởi sự hấp dẫn lẫn nhau của các phân tử. Chỉ ở con người, tình yêu mới đạt tới dạng thức thuần túy và hoàn chỉnh của sự tinh thần hóa. Tình yêu ấy có thể và cần phải trở thành có tính vũ trụ và phổ quát - tình yêu của tất cả mọi con người, tình yêu đối với tất cả các thành phần tạo thành vũ trụ.

Trong triết học về con người, sự giải thích của Tâyia đã có sự khác biệt với giáo điều của Đạo Kitô về sự sáng tạo. Nếu thần học công giáo, trước Tâyia, kể cả Tômát Đacanh, khi đề cập tới hành vi sáng tạo thần thánh, cũng nói tới vạn vật như là kết quả của sự sáng tạo đó. Nhưng sự sáng tạo của con người ở đây chỉ có vai trò phụ thuộc. Trái lại, chủ nghĩa Tâyia thừa nhận bản thân con người có khả năng biến đổi một cách căn bản thế giới, tức thực hiện những hành động mà kết quả vượt những hình thức trước đây của sự sáng tạo. Những lực lượng sáng tạo của con người kết hợp với sự sáng tạo thần thánh. Chúa thực hiện sự sáng tạo của mình qua hoạt động con người. Hành động của con người đối với thế giớ biểu hiện ở sự cải tạo môi trường và cải tạo bản thân con người. Sự tham gia của con người vào sự sáng tạo đó đã thể hiện sự chấp nhận tích cực của hiện thực lao động. Truyền thống thần học chỉ chú ý tới thế giới bên kia, ít quan tâm tới những nhu cầu hiện thực của con người. Vì vậy, hoàn toàn là tự nhiên, không sao tránh được, Đạo Kitô xa lánh thế giới của lao động, của khoa học - kỹ thuật. Tâyia cho rằng, giai đoạn lịch sử đó tạm thời phải vượt qua, rằng trước kia thờ phụng, tức là coi chúa hơn sự vật, do đó hy sinh sự vật, ngày nay thờ phụng là hiến tinh thần và thể xác cho hành vi sáng tạo, kết hợp với nó để hoàn tất thế giới bằng sự nỗ lực và tìm tòi khoa học.

Trái với A. Camuy (Albert Camus) coi mọi nỗ lực của con người để biến đổi thế giới như công "dã tràng" của Sisyphe, Tâyia cho rằng, bằng lao động, khoa học, kỹ thuật, con ngưòi thúc đẩy một cách tích cực sự tiến bộ của loài người.

Hành động sáng tạo lớn lao của con người là đã tạo thành cái quyền cao hơn trên trái đất tức trí quyển, quyển của tư duy, của văn hóa, của sự phát triển tinh thần. Nó được sáng tạo mệt cách tập thể, bởi các cá nhân, các quốc gia, các chủng tộc. Đó là kết quả của sự "siêu tập trung", "siêu tổng hợp” của cái ý thức riêng biệt. Các hạt của ý thức được hợp nhất thành các đơn tử con người.

Tâyia khẳng định rằng, mục tiêu phát triển của trí quyển là mục tiêu siêu nghiệm. Khi sự hợp nhất những tư tưâng con người đạt tới cường độ và phạm vi lớn nhất, thì cái trung tâm của trí quyển được tạo thành bởi tinh thần của trái đất sẽ rời xa nó và chuyển động hướng về một trung tâm siêu nghiệm có trình độ tập trung lớn hơn. Ta có thể biết ngay rằng, đó chính là điểm Omêga huyền bí. Thế là sự tiến hóa của năng lượng con người đã đi theo con đường từ sinh quyển, sang qua tri quyển để đạt tới Omêga trong thần quyển.

Nhân quan phiếm thần của Tâyia không dừng lại ở đây. Ông cho rằng, vũ trụ chứa đựng nhiều trí quyển khác, ít nhất cũng giống với trí quyển của trái đất. Từ đó, người ta có thể đi tới kết luận rằng, có một chúa đã lặp đi lặp lại hoạt động của mình. Rồi với một sức mạnh của sự tưởng tượng, ông cho rằng, con người có khả năng chinh phục được những chòm sao không người khác. Và khả năng tạo ra một ý thức bậc cao có tính chất liên hành tinh hoặc liên định tinh sẽ xuất hiện.

Nếu người ta ghi lại nhận thức của Tâyia về về khoa học là “một hành vi tối cao của cái nhìn tập thể đạt được do sự Hỗ lực xuyên - con người của sự lý giải và xây dựng" thì không những ta có thể thấy thái độ đối với khoa học của một nhà tự nhiên học theo thần học, mà cũng thấy được vì sao một số người trong giới tín đồ đã thấy được tiềm lực tích cực của khoa học và cả khả năng của nó trong việc tạo ra những, phương tiện phá hoại khủng khiếp kéo loài người tới bờ vực thảm họa hạt nhân.

Số phận cá nhân và những tác phẩm của Tâyia nằm ở giữa ranh giới khoa học và tôn giáo đã là một sự kiện bi kịch. Mọi ý định gắn chặt chẽ với những nghiên cứu khoa học đã dẫn tới chỗ không sao cưỡng được, trái với ý chí của ông, chống lại những túi điều tôn giáo, và ý chí thành thực trang thành với học thuyết Kitô lại dẫn tới chỗ xung đột gay gắt với những phương pháp nhận thức khoa học. Đi vào lịch sử khoa học với tư cách một nhà bác học, ông đã giành được danh vọng đó khi còn sống. Nhưng ông không có được điều đó về thần học. Những quan niệm nhằm đổi mới thần học của ông đã bị Vaticăng thẳng thừng bác bỏ một cách có hệ thống. Chỉ sau khi ông mất và sau những cuộc bàn cãi lâu dài và gay gắt, những tư tưởng ấy mới thâm nhập vào xu hướng, mới của Công giáo, trong phong trào gọi là aggiomamento nhằm mở ra một sự đối thoại rộng rải với thế giới hiện đại, trước hết với thế giới khoa học và lao động.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu