Cảm nhận về đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt


Một đoạn kịch thật có ý nghĩa cho những ai thích tồn tại vào cuộc sống giả tạo của kẻ khác. Thấy rõ giá trị của luật tự nhiên để sống thật với chính mình.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

Dàn ý tham khảo số 1

- Giới thiệu Lưu Quang Vũ và vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt.

- Vị trí đoạn kịch: Lúc đối thoại với xác hàng thịt, với vợ, với cháu gái có lẽ Hồn Trương Ba muốn giữ vững bản chất nguyên vẹn, trong sáng, tốt đẹp của mình. Khi đối thoại với con dâu, có lẽ Hồn Trương Ba đã nhận ra bi kịch đang diễn ra cho gia đình ông do chính đời sống giả dối và vị kỉ, do suy nghĩ sai lầm mang lại. Chính vì vậy mà ông thắp hương cầu Đế Thích xuất hiện. Và một cuộc đối thoại sòng phẳng giữa Thần Thánh và Người đã diễn ra về cách sống toàn vẹn của một con người. Trong lúc tranh luận, cả hai nghe cái Gái báo tin cho mẹ là cu Tị chết rồi. Đế Thích muốn chuyển Hồn Trương Ba qua xác cu Tị, Đế Thích đồng ý, và hỏi lại: “Nhưng còn ông... rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai?”. Qua lớp diễn này, chúng ta thấy:

- Thần thánh cũng sai lầm, qua lời của Đế Thích: “Việc ông phải chết chỉ là một sai lầm của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống”. Nghe Đế Thích trần tình như thế, Hồn Trương Ba đã đáp lại: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá và gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa. hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác”. Hồn Trương Ba đã lí luận đúng, ngay từ sự việc của Trương Ba. Trương Ba phải chết vì sự sai lầm của các thần quan trên thiên đình. Từ sai lầm ấy, và vì tính háo danh, muôn “người trên trời, dưới đất mới biết tới cao cờ như thế nào” nên Đế Thích mới chắp vá và gượng ép” cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt tạo nên nỗi khổ không chỉ cho Trương Ba mà còn với cả những người thânCùng vì ích kỉ. háo danh mà Đế thích quyết phạm một sai lầm khác là cho Hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, nếu Hồn Trương Ba không kịch liệt phản đối

- Sự đấu tranh để được trở về với luật tự nhiên vật nào hồn đó trong một thể thống nhất của Hồn Trương Ba:

+ Hồn Trương Ba xác định vấn đề: “Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tòi đã chết rồi, hãy để tôi chết hắn!” Theo luật tự nhiên có sanh thì có tử.

+ Đế Thích thì buộc “Ông phái sống, dù với bất cứ giá nào...” - Và hù dọa: “Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa..”: Thỏa mãn thú vui và tính háo danh.

+ Hồn Trương Ba lại phải giải thích rằng cũng ham sống lắm, nhưng sống mà mình không còn là mình, bắt người thân phải khổ vì mình thì đó là cái giá không thể trả được. Và Hồn Trương Ba đã đặt ngược lại vấn đề rồi đi đến kết luận: “Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc”. Dù “bọn khốn kiếp” đã được Hồn Trương Ba giải thích nhưng cũng đụng chạm đến tự ái của Đế Thích. Và xem ra lời giải thích “Có những cái giá đắt quá, không thể trả được..”, về sự vô lí là phải sống giả tạo vào người khác (Đế Thích) tồn tại, rồi đi đến quyết định: “Nếu còn tiếp tục sống, tôi cũng chẳng thích đánh cờ với ông nữa! Đánh cờ với ông chán lắm! Không có gì chán bằng đánh cờ với tiên!” đã làm thay đổi ý định của Đế Thích để rồi “không còn cái vật quái gờ mang tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.

=> Một đoạn kịch thật có ý nghĩa cho những ai thích tồn tại vào cuộc sống giả tạo của kẻ khác. Thấy rõ giá trị của quy luật tự nhiên để sống thật với chính mình.

Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây:

Dàn ý tham khảo số 2

Bài mẫu

        Trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba da hàng thịt là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông. Vở kịch được tác giả hiện đại hóa từ cốt truyện dân gian, qua hệ thống nhân vật Lưu Quang Vũ đã đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của cuộc sống lúc bấy giờ.

         Qua cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn, Lưu Quang Vũ chuyển tải đến bạn đọc ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua các nghịch cảnh, ta thấy được vẻ đẹp của nhân dân lao động trong cuộc chiến thời bình chống lại cái ác, chống lại sự giả tạo và khát vọng hoàn thiện nhân cách, bảo vệ quyền sống đích thực.

         Trương Ba bị chết oan uổng do sự vô tâm, tắc trách của Nam Tào, vì thế được Bắc Đẩu sửa sai, nhưng lại sửa sai một cách vô lý là cho hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt. Vậy là một linh hồn thanh cao, nhân hậu, ngay thẳng lại phải sống nhờ và lệ thuộc vào xác của anh hàng thịt. Linh hồn Trương Ba không sai khiến được mà còn bị xác thịt điều khiển lại, dẫn tới linh hồn bị nhiễm độc tầm thường. Chính vì ý thức được điều này, khiến Trương Ba dằn vặt, đau khổ và đưa ra quyết định sống độc lập.

         Trước những lỹ lẽ của xác thịt, hồn Trương Ba nổi giận, khinh bỉ xác thịt nhưng phần nào cũng ngậm ngùi vì hắn có lý và Trương Ba trở lại xác thịt trong tuyệt vọng. Cuộc tranh cãi với xác thịt là bi kịch thứ nhất, vì xác thịt đã thắng. Còn bi kịch thứ hai là xung đột giữa Trương Ba và gia đình. Ông dằn vặt khi hiểu những gì mình đã, đang và sẽ gây ra những điều tệ hại cho dù ông không hề muốn. Tất cả những người thân đều xa rời ông vì hồn ông dần bị mờ khuất, chỉ còn lại thân xác anh hàng thịt thô lỗ hiện hữu trong nhà gây biết bao phiền toái, chướng tai gai mắt.

         Màn kết của vở kịch sau khi đẩy những xung đột lên tới đỉnh điểm, hóa giải những nghịch cảnh, Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn tồn tại vĩnh viễn bên những người thân yêu của mình.

         Một cuộc sống không đáng sống vì cái thanh cao phải dung hòa với cái thấp hèn thì chẳng phải sẽ thành bi kịch sao? Thể xác và linh hồn có mối quan hệ hữu cơ với nhau không tách rời. Xác thịt có nhu cầu mang tính bản năng, còn linh hồn mang tinh chất thanh cao, vươn tới sự hoàn thiện nhân cách. Qua đây, Lưu Quang Vũ muốn nhấn mạnh rằng khi con người ta phải sống trong cái tầm thường thì tất yếu sẽ bị nhiễm độc, cái tốt đẹp sẽ bị lấn át. Những xung đột từ bên trong con người thông qua cuộc đối thoại có tính giả tưởng giữa linh hồn và thể xác nhằm hướng tới vấn đề mang tính triết học.

         Tất cả bi kịch xảy ra từ những tồn tại đầy nghịch lý, trái với lẽ tự nhiên khiến cái dung tục có cơ hội ngự trị, lấn át và đồng lõa những gì vốn thanh cao, tốt đẹp. Qua đó, cổ vũ cho cuộc đấu tranh bảo vệ cho những phẩm tính cao quý của con người nhằm hướng tới khát vọng trong sạch, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn để hoàn thiện nhân cách, để xứng đáng chức vị làm người.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.