Sự tiêu tan của hệ thống lớn và sự phân mảnh của chủ đề


Như đã trình bày ở trên, toàn bộ nền triết học phương Tây hiện đại nổi lên những đặc điểm sau đây: Trong thời kỳ đi lên của chủ nghĩa tư bản, những người đại diện về tư tưởng triết học với niềm tin ở vai trò lịch sử của mình đã xây dựng được một thế giới quan thống nhất nhằm phá bỏ chế độ phong kiến đã lỗi thời, tạo lập một thế giới mới

Như đã trình bày ở trên, toàn bộ nền triết học phương Tây hiện đại nổi lên những đặc điểm sau đây:

Trong thời kỳ đi lên của chủ nghĩa tư bản, những người đại diện về tư tưởng triết học với niềm tin ở vai trò lịch sử của mình đã xây dựng được một thế giới quan thống nhất nhằm phá bỏ chế độ phong kiến đã lỗi thời, tạo lập một thế giới mới. Hệ thống tự nhiên của P.H. Hônbách, Tinh thần hiện tượng học, Lôgíchọc Triết học toàn thư... của G.V.Ph. Hêghen là những hệ thống tổng hợp như thế.

Giai cấp tư sản ngày nay không còn vai trò lịch sử như trước. Chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước đã bộc lộ tính bảo thủ triết học của nó cũng phơi bày sự bất lực trong việc xây đựng những học thuyết hoàn chỉnh, nhất quán, những tổng hợp triết học lớn. Nhà lịch sử triết học ngưòi Pháp Emilê Brêhiê (Emilê Bréhier) đã nhận xét về nền triết học tư sản hiện đại: "Thời đại chúng ta không được chứng kiến sự phồn vinh của các hệ thống". Chủ nghĩa thực chứng không những là một triết học đại học mà còn là triết học thống ngự trong thế giới tư bản hiện đại, nhưng người ta cũng thấy nó không tự tổ chức thành hệ thống theo phương thức của chủ nghĩa duy lý siêu hình cổ điển. Quả thực, sau Hêghen, sự kiêng dè đối với hệ thống đã làm cho mọi triết học duy tâm tư sản đều mang bộ mặt "chống hệ thống".

Không còn những tổng hợp triết học lớn, cho nên còn sự phân mảnh, sự tan vụn của những chủ đề. Chủ nghĩa thực chứng quy toàn bộ tri thức triết học thành bản tóm lược những quy nạp do các khoa học chuyên môn đưa lại. Có bao nhiêu khoa học thì có bấy nhiêu trí thức học. Sự xé nhỏ của chủ đề đã làm tan biến "hệ thống triết học”.

Không còn mục tiêu tổng quát là cải tạo xã hội để dựng lên một tổng hợp triết học, triết học tư sản giờ đây chỉ quan tâm tới mục tiêu cục bộ.

Chủ nghĩa thực chứng chỉ còn tự nhận mình là "triết học của khoa học", là "tri thức học" của khoa học. Xuống thang hơn nữa, chủ nghĩa hiện sinh, nhân học triết học chỉ còn quan tâm tới thân phận, tới bản chất người trừu tượng, nói rõ hơn, tới cái bản chất sinh học ấy là bản năng bạo hành (triết học đời sống), ấy là cái "tôi chủ thể" (hiện tượng học), ấy là cái năng lực "thông hiểu" của con người (chú giải học).

Hệ thống triết học lớn được bù vào những thế phẩm dưới hình thức lắp ghép ví như chủ nghĩa Phơrớt - Mác (Freud- Marx), chủ nghĩa Mác - hiện sinh. Thực chất của sự kết hợp này nhiều khi chỉ là thủ thuật nhằm "bắn" những yếu tố nào đó vào chủ nghĩa Mác, làm suy yếu chủ nghĩa Mác từ bên trong, phá vỡ nó, để cuối cùng tích hợp nó, biến nó thành một thứ triết học mất hết sức sống khoa học và cách mạng.

Với sự khác biệt về chất, những triết học trên không sao hòa vào nhau được, do đó cũng không sao đóng được vai trò của hệ thống lớn. Đây đó, người ta đưa ra những thế phẩm khác. Người ta gán cho một số khoa học đóng vai trò chúa tể: ấy là kinh tế học, ngôn ngữ học, toán học, rỗi sinh học, phân tâm học... Có nơi như ở Pháp, mãi tới những năm 50, Phơrớt mới được phát hiện một cách muộn mằn. Một cuộc đố xô vào Phơrớt đã diễn ra, chủ nghĩa Phơrớt dường như dã trở thành một khoa học lớn vươn bàn tay ra khắp nơi. Những khoa học trên, dù thế lực đến đâu thì nhiều nhất chúng cũng chỉ có thể "xưng hùng" ở một "thái ấp”, ở một vùng, một miền khoa học nào đó mà thôi. Muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng hơn nữa, người ta tìm cách đưa ra những lý thuyết tổng quát hơn, kỳ vọng chúng sẽ là một phương pháp luận mới, một thế giới quan mới phù hợp với tư duy hiện đại, đáp ứng những yêu cầu phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại. Người ta muốn kể tới chủ nghĩa chức năng, rồi lý thuyết hệ thống. Phải nói ngay rằng còn xa những lý thuyết đó mới đóng được vai trò triết học mà người ta mong muốn. Bởi vì chúng chỉ là biến thể của chủ nghĩa thực chứng, một sự chối bỏ những vấn đề thực sự triết học. Ở đây, triết học với tư cách là hệ thống lớn được thay thế bằng những tiếp cận cục bộ, một số nguyên tắc liên ngành, trước hết là những nguyên tắc toán học, lôgíc học được tôn thành phương pháp luận phổ quát. Những nguyên tắc này, với giới hạn của chúng, không thể có giá trị triết học tổng quát và khái niệm được.                                                         

Một lần nữa, người ta muốn làm "sống lại triết học" để nó đóng được vai trò hệ thống lớn bằng cách nêu ra việc phục hồi lại triết học

 

dưới những từ như "bản thể học mới", "siêu hình học mới". Những từ có tiếp tố đó cũng nói lên rằng triết học phương Tây hiện đại đã từ bỏ di sản triết học bau giờ cũng có chức năng thế giới quan về vị trí hàng đầu. Con đường thực chứng chủ nghĩa không sao đưa người ca tới xứ sở của hệ thống lớn, của triết học, mà chỉ làm cho người ta trượt dài trúng vào điểm xuất phát: triết học vẫn bị đồng nhất với khoa học.

Trong xã hội có sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, triết học, trước hết là chủ nghĩa thực chứng đã gắn lao động trí óc, nhất là lao động khoa học, rồi giáo dục, những phường thức ứng dụng khoa học với sản xuất thông qua một tổ chức nhất định: Bộ máy tư tưởng nhà nước. Những mâu thuẫn về lý luận trong triết học là sự phản ánh cơ bản những mâu thuẫn của tổ chức xã hội mà sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không sao tránh được. Nói cách khác, cần thấy rõ sự liên hệ giữa triết học với những hình thức hiện đại của sự phân công khoa học, những chức năng và phương hướng mà chủ nghĩa tư bản phát triển đã áp đặt cho nó trong khuôn khổ của một chính sách kỹ trị có tính chất thực dụng chủ nghĩa và chức năng chủ nghĩa của việc nghiên cứu.

Khác với chủ nghĩa duy lý cổ điển, chủ nghĩa thực chứng hiện đại gắn một cách hữu cơ với việc xã nội hóa nghiên cứu khoa học, giáo dục và các hoạt động tinh thần khác.

Tư duy khoa học, tư duy triết học được tạo ra trong bộ máy tư tưởng nhà nước theo kiểu công nghiệp đó đã thoát ly khỏi người sản xuất. Hoạt động khoa học không biết tới người sử dụng những thành tựu của chính khoa học. Tư duy của khoa học chỉ còn là một mảnh của tư duy. Giảng Mác Lêvy Lớbiông (Lean Marc Lévy Lebiond) nhận xét: sự sản xuất ra tri thức giống như sự sản xuất ra của cải vật chất đã bị chia vụn ra. Nhà khoa học bậc trung không còn kiểm soát được ý nghĩa lao động của mình. Là người thụ động của công việc tính toán lý thuyết hoặc thí nghiệm, anh ta chỉ có một cái nhìn rất hạn chế về quá trình tổng quát, trong đó có lao động của anh ta. Đó là một thứ “vô sản hóa" tri thức.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.3 trên 4 phiếu
  • Chủ nghĩa đa nguyên và chủ nghĩa tương đối tuyệt đối

    Các nhà triết học tư sản hiện đại coi chủ nghĩa nhất nguyên là lỗi thời, là chỉ phù hợp với khoa học của thế kỷ XIX, còn chủ nghĩa đa nguyên là thành tựu tư tưởng của thế kỷ XX.

  • Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý

    Cuộc khủng hoảng trong triết học tư sản mang hình thức xung đột giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý. Chủ nghĩa duy lý triết học cũng như bản thân triết học đã có nguồn gốc từ thời cổ đại (Arixtốt, Đêmôcrít).

  • Quá trình tích hợp của triết học tư sản hiện đại

    Sự chia mảnh của triết học tư sản là một phương thức tồn tại của nó. Từ sự phân rẽ đó, người ta chứng kiến một sự phê phán lẫn nhau nhiều khi khá gay gắt. Đương nhiên, những mâu thuẫn bài trừ lẫn nhau giữa các trào lưu triết học tư sản đó không phải là những mâu thuẫn thuộc bản chất.

  • Tìm đường tích hợp với triết học Mác - Lênin

    Triết học tư sản hiện nay không những muốn tích hợp với nhau mà còn muốn làm điều đó ngay với triết học mácxít. Triết học tư sản thuộc các thế kỷ trước thường công nhiên nhận mình là duy tâm, duy linh. Nhưng từ đầu thế kỷ, nhiều nhà triết học duy tâm lại nhận là trung lập về thế giới quan, là đứng trên chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.