Sự ra đời và tồn tại của tổ chức quyền lực nhà nước trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có liên quan gì với những cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử? Nếu căn cứ vào cơ sở giai cấp để phân loại các kiểu nhà nước thì có thế nói tới những kiểu nhà nước


Theo quan điểm duy vật lịch sử, sự ra đời và tồn tại của tổ chức quyền lực nhà nước trong thượng tầng kiến trúc của xã hội có nguồn gốc từ sự đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh đó là nguồn gốc căn bản dẫn tới sự ra đời và tồn tại của tổ chức quyển lực nhà nước.

Theo quan điểm duy vật lịch sử, sự ra đời và tồn tại của tổ chức quyền lực nhà nước trong thượng tầng kiến trúc của xã hội có nguồn gốc từ sự đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh đó là nguồn gốc căn bản dẫn tới sự ra đời và tồn tại của tổ chức quyển lực nhà nước.

-    Vì sao?

Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng trong các tổ chức xã hội thời nguyên thuỷ (tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc) không có sự phân hoá đối kháng giai cấp, đồng thời cũng không có nhà nước, ở đó chỉ tồn tại những hình thức tự quản và tự vũ trang của dân cư.

Nhưng từ khi xã hội xuất hiện sự đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp thì nhu cầu ra đời của tổ chức quyền lực đặc biệt (là nhà nước) đã trở thành cấp bách và tất yếu bởi vì trong xã hội đó, giai cấp bị áp bức và bị bóc lột đã không ngừng cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột đó. Để khống chế và đàn áp những cuộc đấu tranh giai cấp của những người lao động làm thuê, những người nô lệ, nhằm duy trì và thực hiện được sự bóc lột của nó, các giai ấp thống trị trong lịch sử (giai cấp chủ nô, giai cấp chúa đất phong kiến, giai cấp tư sản) tất yếu phải sử dụng đến sức mạnh bạo lực có tổ chức - đó là nhà nước với những đội vũ trang đặc biệt và hệ thống pháp luật nhằm duy trì trật tự của sự thống trị giai cấp. Như vậy, sự ra đời và tồn tại rùa nhà nước không phải để giải quyết mâu thuẫn mà là để duy trì trật tự xã hội trong điều kiện mâu thuẫn không thể giải quyết được - đó là mâu thuẫn đối kháng giai cấp. Chừng nào mâu thuẫn đối kháng đó không còn thì tổ chức quvền lực nhà nước trong thượng tầng kiến trúc cũng trở thành không cần thiết và tự tiêu vong.

-    Căn cứ vào cơ sở giai cấp để phân loại nhà nước thì có thể nói tới những kiểu nhà nước nào trong lịch sử? Nhà nước xã hội chủ nghĩa thuộc kiểu nhà nước nào?

Trong lịch sử trên hai nghìn năm qua đã từng tổn tại các kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô thời cổ đại, nhà nước phong kiến thời trung cổ và nhà nước tư sản ở các nước tư bản từ thời cận đại đến nay. Đây là những kiểu nhà nước đúng với nghĩa đen của nó, tức công cụ bạo lực có tổ chức nhằm khống chế cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp những người lao động. Cho dù các hình thức của mỗi kiểu nhà nước đó có khác nhau, tên gọi khác nhau (hình thức quân chủ tập quyền hoặc phân quyền, quân chủ lập hiến, cộng hòa quý tộc, cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống, v.v. ) nhưng bản chất giai cấp của chúng chỉ là một - đó là công cụ chuyên chính giai cấp của các giai cấp bóc lột trong lịch sử đối với nô lệ hay lao động làm thuê.

Khác với các kiểu nhà nước nói trên, nhà nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước chuyên chính vô sản) là nhà nước kiểu mới, là “nửa nhà nước”, “nhà nước không còn nguyên nghĩa đen của nó”, tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là công cụ bạo lực có tổ chức và công cụ quản lý kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu