Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận (Chi tiết)


Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận trang 7 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu 1. Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

1. Nhu cầu nghị luận

Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không:

- Vì sao em đi học? (hoặc: Em đi học để làm gì?)

- Vì sao con người cần phải có bạn bè?

- Theo em, như thế nào là sống đẹp?

- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại?

Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự.

b) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao?

c) Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết.

Trả lời: 

a) Trong đời sống, chúng ta có thể gặp những câu hỏi sau đây:

- Tại sao phải luôn tuân thủ pháp luật?

- Tại sao lại phải học ngoại ngữ?

- Làm thế nào để thành trò giỏi con ngoan?

- Tại sao lại phải chống tệ nạn ma túy?

- Tại sao nói “lao động là vinh quang?”.

b) Với những loại câu hỏi như vậy, chúng ta phải trả lời bằng văn nghị luận, không thể là kể chuyện, miêu tả, biểu cảm.

Ví dụ: Trong thế giới rộng mở những giao lưu văn hóa, trí thức ngày nay việc học ngoại ngữ là để tiếp nhận những tinh hoa ở các nước, tăng cường những quan hệ giao lưu để đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Chẳng hạn học tiếng Anh có khả năng tiếp thu vi tính dễ hơn...

c) Hằng ngày: Trên báo đài thường có những kiểu văn bản như bình luận thể thao; hỏi đáp pháp luật; cách mua trái cây ngon...

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

Đọc văn bản Chống nạn thất học (tr.7-8 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.

a) Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm. (Chú ý: Nhan đề cũng là một bộ phận của bài.)

b) Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy. (Gợi ý: Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết? Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không?)

c) Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?

Trả lời: 

a) Mục đích của văn bản Chống nạn thất học là Bác Hồ muốn mọi người Việt Nam phải biết chữ có kiến thức mà xây dựng nước nhà.

- Bài viết đã nêu ra nhiều ý kiến:

+ Thực dân Pháp “ngu dân” để cai trị dân ta.

+ Hầu hết người Việt Nam mù chữ.

+ Những cách thức để thực hiện chống thất học.

- Luận điểm Bác Hồ nêu ra là:

+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.

+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết (...) viết chữ quốc ngữ

b) Tác giả đã thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ:

- Tinh trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

- Những điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

- Những điều kiện thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. 

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 9 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:

a) Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao?

b) Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?

c) Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

a) Nhan đề “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” đã có tính chất là bài văn nghị luận. Mặc dù, thân bài có kể lại một số thói quen xấu nhưng cách thức trình bày, ý kiến nêu ra có lí lẽ, có dẫn chứng, vấn đề trình bày cũng xác định rất rõ ràng.

b) Tác giả đề xuất ý kiến là “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Tên bài tập trung ý kiến của tác giả cần trình bày. Ngoài ra ta có thể một số câu, dùng từ khác thể hiện ý đó:

+ Phần mở đầu có hai câu với từ .

+ Phần kết thúc có ba câu nói việc có thói quen tốt là khó, thói xấu là dễ

=> Dẫn tới kết luận là phải xem lại mình để phấn đấu cho nếp sống văn minh.

- Để thuyết phục người đọc, tác giả không chỉ giải thích, dùng lí lẽ mà đưa những dẫn chứng rất sinh động. Chẳng hạn:

+ Gạt tàn thuốc lá bừa bãi.

+ Vứt vỏ chuối ra đường.

+ Rác ùn lên cả con mương nhỏ.

+ Ném chai, cốc vỡ ra đường.

c) Bài viết này đã nhằm giải quyết một vấn đề trong giao tiếp đời thường. Những ý kiến của bài viết rất gọn, rất chặt chẽ.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 10 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Hãy tìm hiểu bố cục của văn bản trên.

Lời giải chi tiết:

- Mở bài: Giới thiệu thói quen tốt, xấu;

- Thân bài: trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ;

- Kết bài: đề xuất hướng phấn đấu tự giác của mọi người để có nếp sống đẹp.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 10 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở bài tập.

Lời giải chi tiết:

Đoạn 1:

      [...] Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận. Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên đã tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp cho họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.

(Bài học từ loài ngỗng - Quà tặng của cuộc sổng, Trang 97, Nxb Trẻ, 2003)

Đoạn 2: 

     Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa, nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ phải vào hùa với nhau mới đè bẹp được cây sậy ấy? Chỉ một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì biết rằng mình chết, chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe. Vậy thì vũ trụ của chúng ta là ở tư tưởng... Dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn" vì trong phạm vi không gian, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm được vũ trụ.

(Theo Pa-xcan)

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 10 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Bài văn (Tr.10-11 SGK Ngữ văn 7 tập 2) là văn bản tự sự hay nghị luận?

Lời giải chi tiết:

Đây là văn bản nghị luận vì bàn về 2 cách sống: cách sống cá nhân và cách sống chia sẻ, hòa nhập.

- Cách sống cá nhân: cách sống thu mình, không quan hệ, giao lưu.

- Cách sống chia sẻ, hòa nhập: cách sống mở rộng, chia sẻ với mọi người => tâm hồn con người mới tràn ngập niềm vui.


Bình chọn:
4.4 trên 298 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí