Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền


Khái niệm “Đảng cầm quyền” được dùng trong khoa học chính trị để chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình.

Câu hỏi: Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền?

Trả lời:

Khái niệm “Đảng cầm quyền” được dùng trong khoa học chính trị để chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình.

Khái niệm "Đảng cầm quyền” được dùng phổ biến tại các nước tư bản chủ nghĩa với nội dung một đảng nào đó giành được đa số phiếu trong nghị viện. Đảng đó có quyền lặp chính phủ; nếu giành dược 2/3 số phiếu thì có quyền sửa đổi hiến pháp. Như vậy, đảng cầm quyền ở các nước tư bản gắn với thể chế Đảng nghị viện và nắm cơ quan hành pháp.

Trong các bài viết, bài nói của mình. Hồ Chí Minh từng nói "Đảng nắm quyền ’, "Đảng lãnh đạo chính quyền” đều là những khái niệm liên quan tới Đảng cầm quyền. Trong Di chúc, Người nói rõ ‘Đảng ta là một Đảng cầm quyền”. Đây là một tổng kết toàn bộ quá trình lãnh đạo của Đảng từ sau khi giành được chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1940.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền không đơn thuần chỉ là vấn đề thời gian, Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền (từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945), mà thể hiện mục tiêu, lý tưởng, mối quan hệ giữa Đảng vói dân, về đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh của Đảng cầm quyền. V.V..

Hồ Chí Minh chưa hề đưa ra định nghĩa (khái niệm) nào về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, nhưng từ di sản của Người, chúng ta có thể hiểu Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là nói tới giai đoạn Đảng đã nắm được chính quyền, tiếp tục lãnh đạo cách mạng để thực hiện lý tưởng của Đảng và dân tộc là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bắt đầu từ việc xác định nhiệm vụ và sứ mệnh của Đảng. Điều này cũng chi phối toàn bộ những nội dung khác của Đảng cầm quyền. Cùng một bộ tham mưu tức Đảng Cộng sản Việt Nam. nhưng khi chưa cầm quyền thì nhiệm vụ chủ yếu là lãnh đạo nhân dân xóa bỏ chính quyền bóc lột của thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Nhưng khi đã có chính quyền thì nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng đất nước, thắng bần cùng, lạc hậu. Nhiệm vụ này khó khăn hơn nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến. Chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi là một cuộc chiến đấu khổng lồ.

Trong điều kiện mới nhưng mục tiêu, lý tưởng của Đảng không thay đổi. Tức là Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp, của Tổ quốc, của nhân dân, tức là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta.

Đảng cầm quyền phải tiếp tục hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo của mình, thực hiện quyền lãnh đạo duy nhất đối với toàn xã hội. lãnh đạo chính quyền nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Để xứng danh là người lãnh đạo, Đảng phải có trí tuệ, đạo đức, bản lĩnh. Bởi vì “chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Lãnh đạo không có nghĩa là đứng trên quần chúng, đứng ngoài quần chúng, mà phải bằng phương thức lãnh đạo thích hợp, giáo dục, thuyết phục, vận động, tổ chức quần chúng. Đảng lãnh đạo nhưng quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Vì vậy. Đảng “phải đi đúng đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép nhân dân". Đảng lãnh đạo nhưng phải sâu sát quần chúng, gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân và chịu sự kiểm soát của dân: “phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng”. Bởi vì “không học hỏi dân chúng thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân mới làm được thầy học của dân”

Vấn đề đối với Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền không chỉ là “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”, mà “lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân và phải làm cho tốt”. Muốn làm được điều đó để sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực, “ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”.

Hai khái niệm “lãnh đạo” và “đầy tớ” tuy hai mà một, tuy một mà hai. Là hai khái niệm bởi vì lãnh đạo là vạch đường, chỉ lối, tổ chức thực hiện tốt đường lối nên phải có trí tuệ, bản lĩnh đạo đức. Còn “đầy tớ trung thành” là phục vụ hết mình, tận tâm, tận lực. Việc gì lợi cho dân thì phải hết sức làm; việc gì hại cho dân thì phải hết sức tránh, bởi vì dù lãnh đạo hay đầy tớ thì đều hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Những khía cạnh trên đều liên quan tới trách nhiệm, đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh của từng cán bộ, đảng viên, bởi vì “Đảng là mỗi chúng ta”. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền không chung chung, trừu tượng mà nói rõ trách nhiệm từng cán bộ: “Làm cán bộ tức là suốt đời làm đầy tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được”. Suốt đời làm đầy tớ là phải có đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư: chăm lo dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ, như vậy mới làm cho dân tin, dân phục, dân yêu.

Trong quan niệm cua Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền còn có nội dung Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ, và Đảng cầm quyền để dân làm chủ: Đảng cầm quyền nhưng quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Dân chủ là giá trị lớn nhất của cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân. Ý thức được điểu quan trọng bậc nhất này để Đảng phải luôn luôn thực hành dân chủ với dân.

Những điều trình bày trên đây cho thấy Đảng cầm quyền nhưng phải có mối quan hệ mật thiết với dân, phải từ dân và vì dân. Bởi vì “nếu xa cách dân chúng thì chẳng khác gì Đảng đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”.

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 7 phiếu

>> Xem thêm