Pitago và phái Pitago


Pitago là nhà triết học, nhà toán học nổi tiếng thời cổ đại. Ông sinh ra ở Iônia, sau đó ông lưu vong, đi nhiều nơi chủ yếu ở La Mã, xây dựng trường phái triết học nổi tiếng mang tên ông.

Pitago là nhà triết học, nhà toán học nổi tiếng thời cổ đại. Ông sinh ra ở Iônia, sau đó ông lưu vong, đi nhiều nơi chủ yếu ở La Mã, xây dựng trường phái triết học nổi tiếng mang tên ông. Theo những tài liệu còn lại, Pitago sống vào khoảng nửa cuối thế kỷ VI trước công nguyên. Và bản thân các quan niệm của Pitago hiện nay chúng ta chỉ còn lại một số ít tư liệu chủ yếu qua các học trò của ông, nhiều khi bị họ thần bí hóa vàxuyên tạc đi. Xuất thân từ tầng lớp chủ nô quý tộc, Pitago cùng đông đảo các môn đồ của mình chống lại tầng lớp chủ nô dân chủ tiến bộ.

Về phương diện toán học, Pitago có nhiểu phát kiến nổi tiếng về quan hệ giữa bình phương các cạnh trong một tam giác vuông, về tổng các góc trong một tam giác V.V..

Cũng như nhiều nhà triết học ở Iônia. Pitago đặc biệt quan tâm tới vấn đề xác định bản chất và khởi nguyên của thế giới. Nhưng nếu như các nhà triết học trên tìm khởi nguyên đó ở một dạng cụ thể của vật chất thì Pitago chịu ảnh hưởng nhiều của các quan niệm toán học, lại coi trọng đặc biệt vai trò của các con số, coi chúng là khởi nguyên và bản chất của mọi sự vật. Đối với ông, mọi cái trên thế giới đều chỉ là hiện thân của các con số. Một vật tương ứng với một con số nhất định, chẳng hạn điểm hình học được coi là đơn vị đơn giản nhất tương ứng với số 1, đường thẳng - số 2; mặt phẳng - số 3; sự vật - Số4 V.V.. Những con số chỉ là khởi nguyên và bản chất của mọi vật, mà còn có trước chúng.

Dưới con mắt của Pitago và các môn đồ của ông các con số không chỉ là khỏi nguyên của các sự vật tự nhiên, mà còn là nền tảng, bản chất của các hiện tượng ý thức. Linh hồn con người cũng được cấu thành từ các con số. Chúng đóng vai trò quyết định trong nhận thức thế giới. Bản thân quá trình nhận thức cũng chỉ là quá trình thể hiện đối tượng nhận thức bằng những con số.

Hạn chế của quan niệm trên là ở chỗ, quá sùng bái các con số, biến chúng thành những lực lượng thần bí thống trị hiện thực. Nhưng tuy nhiên, các quan niệm của Pitago có điểm hợp lý ở chỗ nhấn mạnh vai trò quan trọng của các con số trong nhận thức toán học. Hơn nữa, ông còn có nhiều quan điểm biện chứng sâu sắc về mối quan hệ giữa số chẵn - số lẻ, số hữu hạn - số vô hạn, giữa tính thống nhất và tính nhiều về, vận động và đứng yên...

Trong các quan niệm về xã hội, Pitago môn đồ của ông đưa ra một mô hình lối sống dựa trên sự phân cấp    giá trị. Thứ nhất, đó là

những cái hảo hạng, tốt đẹp, trong đó khoa học. Thứ hai, đó là những cái có ích và có lợi. Thứ ba, đó là những cái làm ta thú vị.Họ xây dựng học thuyết về "sự thỏa đáng" - có nghĩa là chiến thắng những nỗi sợ hãi, vâng lời người nhiếu tuổi hơn, coi trọng tình bạn và tình đồng chí, quy phục và kính nể Pitago, người sáng lập môn phái mang tên ông.

Phái Pitago (hay còn gọi là hội Pitago) là mệt trong những trường phái triết học và tôn giáo lớn nhất thời cổ đại. Quan niệm của Pitago và phái này nhìn chung mang tính duy tâm khách quan, bao gồm nhiều yếu tố của tư duy khoa học pha trộn với những ảo tưởng tôn giáo, thần thoại. Phái Pitago tồn tại suốt hơn hai thế kỷ với đông đảo các thành viên. Trong thời gian tồn tại dai dẳng đó, quan niệm của phái này có nhiều biến đổi. Càng về các giai đoạn sau, phái Pitago càng phát triển các quan niệm duy tâm thần bí trong học thuyết của Pitago thời kỳ đầu. Thậm chí họ còn thừa nhận sự tồn tại của những con số thần thánh, coi chúng là con cưng của Thượng đế. Đó là sự phát triển đến đỉnh cao các quan niệm duy tâm thần bí.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.8 trên 37 phiếu
  • Triết học phái Xtôíc

    Phái Xtôíc (còn gọi là phái khắc kỷ) là một trường phái triết học lớn thời kỳ Hy Lạp hóa, do Đênôn tứ Kition sáng lập từ đầu thế kỷ thứ III tr.CN và tồn tại đến thế kỷ II tr.CN bao gồm nhiều đại biểu ở cả Hy Lạp và La Mã cổ đại.

  • Êpiquya và phái Êpiquya

    Từ thế kỷ IV tr.CN bắt đầu thời kỳ Hy Lạp hóa - giai đoạn lịch sử dài nhất của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nó kéo dài hơn tám thế kỷ, đến tận thế kỷ V với nhiều sự kiện lịch sử nổi bật

  • Arixtốt

    Arixtốt, bộ óc bách khoa toàn thư của triết học cổ đại Hy Lạp, người đầu tiên khám phá ra những quy luật sơ đẳng của tư đuy biện chứng. Đây là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ Hy Lạp.

  • Platôn

    Platôn (khoảng 427 - 347 tr.CN) là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà theo Hêghen - có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng

  • Thế giới quan của Xôcrát

    Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platôn, Xôcrát - theo nhận xét của Hêghen - "là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại" trong triết học cô Hy Lạp và La Mã.

>> Xem thêm