Phân tích những điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp trong chủ nghĩa tư bản hiện đại?


Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp trong chủ nghĩa tư bản hiện đại được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, quan hệ sở hữu cũng có những thay đổi, biểu hiện nổi bật là sự phân tán quyền nắm cổ phiếu tăng lên.

Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp trong chủ nghĩa tư bản hiện đại được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, quan hệ sở hữu cũng có những thay đổi, biểu hiện nổi bật là sự phân tán quyền nắm cổ phiếu tăng lên. Những năm 90 của thế kỷ XX, số lượng người dân nắm cổ phiếu và giá trị cổ phiếu ở Mỹ đều tăng khá nhanh. Năm 1989 là 28% dân số Mỹ có cổ phiếu, năm 1999 tới 48,2%, năm 1995 những người có trong tay cổ phiếu trị giá thấp (5.000 USD trở xuống) đang giảm dần, còn những người có trong tay cổ phiếu trị giá 50.000 USD trở lên tăng gấp đôi so với năm 1989, lên đến 18,4 triệu người. Phân tán hoá quyền khống chế cổ phiếu có lợi cho cải thiện quan hệ giữa chủ xí nghiệp và công nhân. Nhưng trên thực tế, công nhân là cổ đông nhỏ, không thể cùng với nhà tư bản phân chia quyền lực, nên phân tán hoá quyền khống chế cổ phiếu cũng không thể làm thay đổi địa vị làm thuê của người lao động.

Thứ hai, kết cấu giai cấp cũng đã có những biến đổi lớn, các giai cấp, tầng lớp, đoàn thể xã hội và tập doàn cùng tồn tại và tác động lẫn nhau. Nổi bật nhất là sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu (hay còn gọi là giai cấp trung sản), chiếm khoảng 40 - 50% dân số. Trên thực tế, phần lớn trong số này có cổ phiếu hoặc một phần vốn, rất nhiều trong số họ là trí thức hoặc nhân viên chuyên ngành, có địa vị nghề nghiệp khá tốt, đã không còn là giai cấp vô sản theo quan niệm truyền thống nữa.

Thứ ba, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất và sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất, thu nhập bằng tiền lương của người lao động cũng có được mức tăng trưởng khá lớn. Số liệu thống kê của Cục Điều tra dân số Liên bang Mỹ cho thấy, từ năm 1986-1993, thu nhập thực tế của số công nhân thuộc các doanh nghiệp tư nhân luôn có xu thế giảm; nhưng từ năm 1993 đến năm 1999 thì lại tăng lên 7,4%; năm 1999 tỷ lệ nghèo khó giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 1979.

Tất cả những điều này cho thấy, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại nhưng nhờ những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về quan hệ sản xuất, mà bắt nguồn từ quan hệ sở hữu, nên đã phần nào xoa dịu được tính gay gắt của mâu thuẫn này. Những điều chỉnh đó nói lên rằng chủ nghĩa tư bản muốn tồn tại và phát triển cũng phải lo giải quyết các vấn đề xã hội, giải quyết mối quan hệ giữa tư bản và lao động, song song với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và cuộc đấu tranh bền bỉ của giai cấp công nhân.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.2 trên 9 phiếu

>> Xem thêm