Phân tích cấu tạo hữu cơ của tư bản?


Trong quá trình tích lũy tư bản, tư bản chẳng những tăng lên về quy mô, mà còn không ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó. C. Mác phân biệt cấu tạo kỹ thuật, cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Trong quá trình tích lũy tư bản, tư bản chẳng những tăng lên về quy mô, mà còn không ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó. C. Mác phân biệt cấu tạo kỹ thuật, cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản.

-    Về mặt hình thái hiện vật, mỗi tư bản đều bao gồm tư liệu sản xuất và sức lao động để sử dụng những tư liệu sản xuất đó. Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó trong quá trình sản xuất gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản.

Ví dụ: để biểu thị cấu tạo kỹ thuật cửa tư bản, người thường dùng các chỉ tiêu như số năng lượng hoặc số lượng máy móc do một công nhân sử dụng trong sản xuất, ví dụ 100 kW điện/1 công nhân, 10 máy dệt/1 công nhân.

-    Về mặt giá trị, mỗi tư bản đều chia thành hai phần tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v). Tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng giá trị của tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản.

Ví dụ: một tư bản mà đại lượng của nó là 12.000 $, trong dó giá trị tư liệu sản xuất là 10.000 $, còn giá trị sức lao động là 2.000 $, thì cấu tạo giá trị của tư bản đó là 10.000 $: 2.000 $ = 5: 1.

-     Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Để biểu hiện mối quan hệ đó, C. Mác dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.

+ Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học - công nghệ, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị của tư bản, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối.

Sự giảm xuống một cách tương đối của lư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu về sức lao dộng giảm một cách tương đối. Vì vậy, một số công nhân lâm vào tình trạng thất nghiệp.

+ Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư liệu sản xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc, thiết bị là điều kiện để tăng năng suất lao dộng, còn nguyên liệu tăng theo năng suất lao động.

Như vậy, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên trong quá trình tích lũy chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Còn nguyên nhân sâu xa của nạn thất nghiệp lại chính là ở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.5 trên 20 phiếu

>> Xem thêm