Phân tích bài thơ Tây Tiến để chứng minh cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài


Quang Dũng là nhà thơ quân đội và tài hoa về nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật hơn cả là khả năng thơ ca. Thơ ông luôn thể hiện một cái tôi hào hoa thanh lịch, giàu chất lãng mạn, có khả năng diễn tả và cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, chân thật.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phân tích bài thơ Tây Tiến để chứng minh cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài.

Dàn ý

1. Mở bài

- Nêu vài nét về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến.

2. Thân bài

a) Các khái niệm chung

- Cảm hứng lãng mạn: Cảm hứng sáng tác dựa trên cái Tôi chủ quan của tác giả, vượt lên trên thực tế, thoát li hiện thực và đề cao cái Tôi.

- Cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945 - 1975:

+ Ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng, chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

- Tinh thần bi tráng: Không né tránh thực tại, tuy buồn thương, gian khổ nhưng không bi lụy, ngược lại vô cùng hào hùng, mạnh mẽ.

b) Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

* Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến

- Nỗi nhớ da diết của Quang Dũng đối với đoàn quân Tây Tiến.

- Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc đầy tươi đẹp, hùng vĩ, nét đẹp trong cuộc sống sinh hoạt của người dân miền núi được nhìn qua con mắt lãng mạn của người nghệ sĩ, người lính Tây Tiến.

+ Cảnh núi non hùng vĩ, nên thơ nhưng cũng không kém phần hiểm nguy, dữ dội: "Sông Mã xa rồi... chơi vơi", "Dốc lên... ngàn thước xuống"; "đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người",....

+ Cảnh sinh hoạt của nhân dân miền núi: "nhà ai Pha Luông mưa xa khơi", "Mường Lát hoa về trong đêm hơi", "Nhớ ôi... thơm nếp xôi", "Doanh trại bừng lên... xây hồn thơ", "Người đi Châu Mộc... hoa đong đưa",...

=> Trong cái khó khăn, gian khổ, khắc nghiệt, những người lính Tây Tiến vẫn hướng đến những điều tốt đẹp.

* Tinh thần bi tráng trong Tây Tiến

- Viết về chiến tranh, Quang Dũng không hề nhắc đến súng đạn, khung cảnh chiến trường nhưng ta cũng có thể cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc...", "rải rác biên cương mồ viễn xứ"... nhưng vượt lên trên tất cả, họ vẫn "Quân xanh màu lá dữ oai hùm", "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".

=> Hình tượng người chiến sĩ bất khuất, oai phong, lẫm liệt.
- Nhà thơ diễn tả sự hi sinh của những người đồng đội nhưng chúng không hề bi lụy mà lại mang tinh thần bi tráng: "Áo bào thay chiếu... khúc độc hành".

c) Giá trị của cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng

- Hai cảm hứng này hòa quyện, gắn kết với nhau làm nên linh hồn của nhà thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của người lính Tây Tiến.

- Chúng góp phần đắc lực vào việc chuyển tải nội dung, tư tưởng của Quang Dũng...

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến.

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1

BÀI LÀM

     Bài Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ của Quang Dũng. Bài thơ được rút trong lập thơ Mây đầu ô, được ông viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh, sau khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đoàn quân Tây Tiến ngày nào. Bài thơ thành công về nhiều phương diện, nhưng đặc sắc tổng thể của nó là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.

     Cảm hứng lãng mạn trong văn học là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy cảm xúc, hướng về lí tưởng. Nó đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ, phi thường độc đáo, vượt lên những cái tầm thường, quen thuộc của đời sống hằng ngày.

     Cảm hứng lãng mạn trước hết thể hiện đậm nét ở nỗi nhớ mãnh liệt của Quang Dũng - nhớ chơi vơi - một nỗi nhớ rất lạ, hình như nhẹ nhàng mà nặng trĩu, để rồi sau đó tuôn chay ào ào như một dòng suối trong bài thơ:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

     Nỗi nhớ trải dài theo dòng sông Mã trùng điệp theo hình non thế núi. Nhớ đến hụt hẫng, trống vắng. Nỗi nhớ da diết, lan tỏa thấm đượm trong từng câu thơ, từng hình ảnh thơ. Nỗi nhớ ấy có mặt khắp nơi, lắng đọng từng chỗ, từ cảnh chiến trường hiểm trở hoang sơ đến cảnh sông nước thanh bình thơ mộng đến đêm hội đuốc hoa đầy màu sắc xứ lạ phương xa, từ nỗi nhớ bản làng "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" đến "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" thật hào hoa, lãng mạn.

     Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến còn được thể hiện đậm nét trong bút pháp lãng mạn. Những thủ pháp cường điệu, đối lập được sử dụng rộng rãi, sáng tạo đã tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, hùng vĩ và cái tuyệt mĩ của con người và thiên nhiên.     

     Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến được dệt bởi cảm hứng lãng mạn qua cái nền hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng hoang vu, bạt ngàn lởp phía Tây của Tổ quốc. Người lính vượt qua đèo núi cao, suối sâu với tư thế đẹp, hùng dũng với nỗi nhớ “chơi vơi”, “heo hút cồn mây súng ngửi trời”, với "Mường Lát hoa về trong đêm hơi", “mưa xa khơi".

     Bút pháp lãng mạn còn thể hiện qua âm thanh ghê rợn của “thác gầm thét”, “cọp trêu người” nhằm tô đậm vẻ hoang dại, bí hiểm của rừng thiêng nước độc, rồi đột ngột mở ra một nỗi nhớ ấm áp. Thực ảo đan xen trong đêm liên hoan “bừng lên hội đuốc hoa” với cái nhìn ngơ ngác “kìa em xiêm áo tự bao giờ”. Từ cảnh liên hoan chuyển sang cảnh sông nước đầy chất thơ bằng bút pháp chấm phá tinh tế, cảnh như được phủ lên màn sương huyền thoại, da diết hồn của ngàn lau... giống như một bức cổ họa.

     Hùng vĩ gắn với thơ mộng là cái nhìn riêng của chất lãng mạn Quang Dũng. Qua cảnh để nói về hoài niệm, tạo nên một tình yêu bâng khuâng của tác giả đối với vùng đất một thời gắn bó sâu sắc.

     Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ và diễm lệ, người lính xuất hiện với cái tầm vóc bi tráng khác thường “không mọc tóc”, “xanh màu lá dữ oai hùm", “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” ...

     Bốn câu thơ tiếp theo nói về cái chết cũng khác thường “rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất...". Hai khổ thơ lạo hình dữ dội nói lên cái tột cùng cơ cực, lẫn cái lẫm liệt kiêu hùng. Đến cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng, hiệp sĩ... Từ Hán Việt đưực sử dụng tạo âm hưởng bi hùng.

     Tinh thần bi tráng trong tác phẩm văn học được thể hiện ở việc miêu tả hiện thực, không né tránh cái bi, tức cái gian khổ, đau thương. Cái bi nhưng không phải bi lụy mà là bi tráng, hào hùng. Là cái chết nhưng không bi lụy mà là cái chết hào hùng lẫm liệt, cái chết đi vào cõi bất tử. Cái bi thường được thể hiện ở giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng.

      Tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến thể hiện chỗ lời thơ không né tránh cái bi, thường đề cập đến cái chết nhưng đó không phải là cái chết bi lụy mà là cái chết hào hùng, mãnh liệt, cái chết của người chiến sĩ đi vào cõi bất tử. Trên nền thiên nhiên Tây Bắc dữ dội và huyền ảo, nhà thơ tô đậm hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hào hùng và hào hoa bằng bút pháp lãng mạn, nhưng không thoát li hiện thực và cảm hứng bi tráng. Bài thơ viết về chiến tranh, nhưng Quang Dũng không hề nói đến trận đánh, tiếng súng. Nhưng người đọc vẫn hình dung được sự khốc liệt của chiến tranh. Bởi bài thơ viết nhiều về sự hi sinh của người lính nhưng bằng ngòi bút tài hoa và lãng mạn và cảm hứng hào hùng bi tráng, Quang Dũng đã miêu tả điều đó một cách thấm thía, xúc động. Cái chết, sự hi sinh bao giờ cũng gợi cảm xúc bi thương đó, nhưng việc dùng từ Hán Việt đầy trang trọng đã khiến cái bi thương lạnh lẽo mờ đi. Câu thơ "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" đã khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ không chỉ chấp nhận và còn vượt lên cả cái chết, sẵn sàng dâng hiến cả sự sống, cả tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.

      Bài thơ đã có ba lần nói về cái chết, cái chết nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là cái chết trang trọng này:

Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành

      Sang trọng vì được bao bọc trong tấm chiến bào, được về tu nghĩa với đất mẹ quê hương và nhất là được thiên nhiên tấu lên khúc nhạc dữ dội và oai hùng để tiễn đưa hương hồn các chiến sĩ. Ở đây thủ pháp nhân hóa và làm cường điệu đã đẩy chất bi tráng lên đỉnh cao. Chất bi tráng làm nên sắc diện bài thơ có mặt trong tác phẩm, nhưng nổi rõ và in dấu đậm nét nhất chính là đoạn Quang Dũng miêu tả chân dung người lính Tây Tiến. Những cặp hình ảnh đối lập giữa ngoại hình tiều tụy với phong thái "dữ oai hùm", giữa "mắt trừng" và "đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", và nhất là sự đối lập giữa gian khổ, hi sinh với lí tưởng vì nước quên thân khiến sự hi sinh của người lính Tây Tiến trở nên cao đẹp bi hùng. Bài thơ cũng đã lột tả được cái khí phách của một thời đại và chắp cánh cho cái bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời đại thơ.

     Chính nhờ cảm hửng lãng mạn đã tạo nên ở Quang Dũng cái nhìn có lính anh hùng cổ điển trước cái chết của người lính. Tác giả nhìn thẳng vào sự thật.

     Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng tạo nên tính sử thi đặc biệt của bài thơ. Bức chân dung người lính hào hoa, dũng cảm trên cái nền hùng vĩ, mĩ lệ được tác giả hướng hồn thơ ngưng đọng cả một thế hệ anh hùng - những người lính “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Tây Tiến là bài thơ hay viết về người lính gốc Hà Nội thời kháng chiến chông thực dân Pháp. Bài thơ góp tiếng nói độc đáo cũng như kháng chiến viết về người lính của Hồng Nguyên, Chính Hữu, Nguyền Đình Thi... làm thành mảng riêng đặc sác trong nền thơ chung.

Xem các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3


Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
3.2 trên 9 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.