Phạm trù (khái niệm) “vật chất” giữ vai trò gì đối với chủ nghĩa duy vật? Các nhà triết học duy vật trước Mác đã có quan niệm thế nào về “vật chất”? Nêu ưu điểm và hạn chế lịch sử của những quan niệm đó?


- Phạm trù “vật chất" giữ vai trò là phạm trù cơ bản và nền tảng của chủ nghĩa duy vật (nói chung) và chủ nghĩa duy vật biện chứng (nói riêng).

-     Phạm trù “vật chất" giữ vai trò là phạm trù cơ bản và nền tảng của chủ nghĩa duy vật (nói chung) và chủ nghĩa duy vật biện chứng (nói riêng). Bởi vì: chủ nghĩa duy vật (dù là chủ nghĩa duy vật nào) cũng đều được xây dựng trên cơ sở quan điểm: vật chất là tính thứ nhất; bản chất và cơ sở của mọi tồn tại, suy đến cùng chính là vật chất chứ không phải là ý thức hay tinh thần. Bởi vậy, quan niệm về vật chất có đúng đắn và khoa học hay không đóng vai trò là cơ sở đầu tiên quyết định việc giải quyết có đúng đắn và khoa học hay không đối với các vấn đê khác có liên quan.

-     Quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật trước Mác.

“Vật chất” thường được hiểu là một hoặc một số chất hay yếu tố khách quan, tự có trong giới tự nhiên, đóng vai trò là cơ sở ban đầu (bản nguyên, bản căn) sản sinh ra và cấu tạo nên mọi tồn tại trong thế giới. Bởi vậy, phương pháp luận chung của các nhà duy vật này là: muốn hiểu được đúng đắn thế giới thì cần phải nghiên cứu để hiểu được đúng cấu tạo vật chất đầu tiên đó. Những quan niệm như vậy có thể nhận thấy rõ khi nghiên cứu nội dung các học thuyết duy vật thời cổ ở Trung Quốc, Ân Độ và Hy Lạp (Đạo gia, thuyết Âm Dương - Ngũ Hành ở Trung Quốc; trường phái Lokayata ở Ấn Độ; trường phái nguyên tử luận ở Hy Lạp) hoặc các học thuyết triết học duy vật thời cận đại ở các nước Anh, Pháp, Đức (triết học của Ph. Bêcơn, triết học tự nhiên của R. Đềcáctơ, triết học tự nhiên của I. Kantơ,...).

-    Ưu điểm và hạn chế của những quan niệm đó:

+ Ưu điểm: với quan niệm về vật chất như đã nói ở trên, các nhà duy vật trước Mác đã xác lập phương pháp luận tích cực cho sự phát triển nhận thức một cách khoa học về thế giới, đặc biệt là trong việc giải thích về cấu tạo vật chất khách quan của các hiện tượng tự nhiên, làm tiền đề cho việc giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề trong việc ứng xử tích cực giữa con người và giới tự nhiên, vì sự sinh tồn và phát triển của con người.

+ Hạn chế lịch sử: một mặt, quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác chưa bao quát được mọi tồn tại vật chất trong thế giới, mặt khác quan niệm này chủ yếu mới chỉ được tiếp cận từ giác độ cấu tạo bản thể vật chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, giác độ nhận thức luận chưa được nghiên cứu đầy đủ; tức là chưa giải quyết được triệt để phạm trù vật chất từ góc độ giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học. Những hạn chế này được khắc phục trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.4 trên 7 phiếu

>> Xem thêm