Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa


Giải phóng xã hội, giải phóng con người là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cho nên có thể nói, chủ nghĩa xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người mà phải từng bước hiện thực hóa qua thực tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa người với người và tiến tới thực hiện mục tiêu cao cả nhất

a) Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Giải phóng xã hội, giải phóng con người là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cho nên có thể nói, chủ nghĩa xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người mà phải từng bước hiện thực hóa qua thực tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa người với người và tiến tới thực hiện mục tiêu cao cả nhất: "biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do", tạo nên một thể liên hiệp "trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".

Mục tiêu cao cả nhất đó phải được hiện thực hóa qua từng chặng đường, từng bước đi, thông qua quá trình lao động đầy nhiệt huyết và sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động, bằng công tác tổ chức xã hội một cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải đoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột: "phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc"1. Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động và công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để không còn tình trạng dân tộc này áp bức, bóc lột dân tộc khác. Đến giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, khi đó không còn giai cấp, không còn nhà nước, giai cấp vô sản tự xóa bỏ mình với tư cách là giai cấp thống trị.

b) Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

"Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số".

Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động ra khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho họ, do vậy thu hút được sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động trong suốt quá trình cách mạng.

Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, do vậy ngày càng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất trong xã hội hiện đại. Giai cấp công nhân là lực lượng lao động chủ yếu tạo nên sự giàu có trong xã hội hiện đại, là lực luợng xã hội đi đầu trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy có thể khăng định: giai cấp công nhân là lực lượng hàng đầu bảo đảm cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp này trở thành một động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong một xã hội khi nông dân còn là lực lượng đông đảo thì trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ có thể giành được thắng lợi khi lôi kéo được giai cấp nông dân đi theo mình.

Khi nói về vai trò của giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp công nhân. C.Mác đã chỉ ra, nếu giai cấp công nhân không thực hiện được bài đồng ca cách mạng với giai cấp nông dân thì bài đơn ca của giai cấp công nhân sẽ trở thành bài ai điếu.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng vậy, giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình, khi đại đa số giai cấp nông dân đi theo giai cấp công nhân. Đứng về phương diện kinh tế, giai cấp nông dân là một lực lượng lao động quan trọng trong xã hội. Đứng về phương diện chính trị - xã hội, giai cấp nông dân là một lực lượng cơ bản tham gia bảo vệ chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, "nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân". Trên cơ sở khối liên minh công - nông vững chắc mới có thể tạo ra được sức mạnh của khối đoàn kết rộng rãi các lực lượng tiến bộ trong các tầng lớp nhân dân lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

c) Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Trên lĩnh vực chính trị: Nội dung trước tiên của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động; đưa những người lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ xã hội. Bước tiếp theo là tiếp tục phát triển sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thực chất của quá trình đó là ngày càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào công việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước. V.I.Lênin đã luôn luôn quan tâm tới việc thu hút quần chúng nhân dân lao động Nga tham gia vào những công việc của Chính quyền Xôviết ở Nga lúc đó, V.I.Lênin cho rằng: "Các Xôviết công nhân và nông dân là một kiểu mới về nhà nước, một kiểu mới và cao nhất về dân chủ... lần đầu tiên, ở đây, chế độ dân chủ phục vụ quần chúng, phục vụ những người lao động...".

Để nâng cao hiệu quả trong việc tập hợp, tổ chức nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên chăm lo nâng cao kiến thức về mọi mặt cho người dân, đặc biệt là văn hóa chính trị. Bên cạnh đó, đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa còn phải quan tâm tới việc xây dựng hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế, có những biện pháp để nhân dân lao động tham gia hoạt động quản lý xã hội, quản lý nhà nước.

- Trên lĩnh vực kinh tế: Những cuộc cách mạng trước đây, về thực chất chỉ là cuộc cách mạng chính trị, bởi vì, về căn bản, nó được kết thúc bằng việc lật đổ ách thống trị của giai cấp này, thay thế bằng sự thống trị của giai cấp khác. Cách mạng xã hội chủ nghĩa về thực chất là có tính chất kinh tế. Việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế, trước hết là phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất chủ yếu, thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích hợp; thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động với tư liệu sản xuất Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, "Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước... để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất".

Cùng với cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tìm mọi cách phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, trên cơ sở đó, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

 

Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, do vậy, năng suất lao động, hiệu quả công việc là thước đo đánh giá hiệu quả của mỗi người đóng góp cho xã hội.

 - Trên lĩnh vực tư tương - văn hóa: Trong những xã hội áp bức bóc lột trước đây, giai cấp thống trị nắm quyền lực về kinh tế, cũng đồng thời nắm luôn công cụ thống trị về mặt tinh thần. Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân cùng quần chúng nhân dân lao động đã trở thành những người làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, do vậy, họ cũng là những người sáng tạo ra những giá trị tinh thần.

Trong điều kiện xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội.

Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại, cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần thông qua xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan mới cho người lao dộng, hình thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân dạo, có hiểu biết, có khả năng giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ gi ữa cá nhân, gia đình và xã hội.

Như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, có quan hệ gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải biến toàn diện xà hội cũ thành xã hội mới, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mà xây dựng là chủ yếu.

d) Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Sống trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng phản động trên thế giới, giai cấp công nhân đã trưởng thành ở nhiều nước, V.I.Lênin đã khẳng định, những nước lạc hậu về kinh tế, chủ nghĩa tư bản còn ở trình độ kém, hoặc trung bình, giai cấp công nhân phải thực hiện cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, sau đó đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, không dừng ở chế độ tư bản chủ nghĩa. Sau thắng lợi Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lênin còn cho rằng, những nước thuộc địa, sau khi được giải phóng do giai cấp công nhân lãnh đạo với sự giúp đỡ của những nước tiên tiến có thể quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của những nước này sẽ gặp nhiều khó khăn và là một quá trình lâu dài, phức tạp.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.9 trên 15 phiếu

>> Xem thêm