Lý thuyết: Sự phát triển của triết học trong thời kỳ phồn thịnh và suy tàn của chế độ phong kiến (từ thời Tống đến nửa đầu thế kỷ XIX)


Từ giữa thế kỷ thứ IX Kinh đô Tràng An nhà Đường bị nhiều phen chao đảo bởi các cuộc khởi nghĩa nông dân và những cuộc tấn công của các thế lực phong kiến địa phương. Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo ở cuối thế kỷ thứ IX

Từ giữa thế kỷ thứ IX Kinh đô Tràng An nhà Đường bị nhiều phen chao đảo bởi các cuộc khởi nghĩa nông dân và những cuộc tấn công của các thế lực phong kiến địa phương. Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo ở cuối thế kỷ thứ IX, có quy mô như một cuộc chiến tranh nông dân, đã đánh đòn quyết định vào nển thống trị của nhà Đường. Các thế lực phong kiến địa phương nhân đó nổi lên khắp nơi. Chu Ôn vốn là một tướng của Hoàng Sào, sau khi tiêu diệt các thế lực quân phiệt địa phương, đã cướp luôn ngôi nhà Đường, lập ra nhà Hậu Lương. Đất nước bắt đầu cuộc loạn "Ngũ đại thập quốc'' (năm đời mười nước) kéo dài trên nửa thế kỷ. Năm 960 Triệu Khuông Dận đã kết thúc cục diện hỗn loạn, thống nhất đất nước, lập ra nhà Tống, hiệu là Tống Thái Tổ.

Dưới thời Tống, quan hệ sản xuất phong kiến đã đạt đến đỉnh cao nhất, và cũng là giai đoạn bắt đầu suy tàn của quan hệ sản xuất phong kiến, những mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện. Về kinh tế, hình thái sở hữu lớn về ruộng đất dưới hình thức "điền trang", "thái ấp” xuất hiện từ giữa thời Đường đến thời gian này trở thành hình thái sở hữu thống trị. Đặc biệt là các "điền trang mọc lên khắp nơi (vua cũng có Hoàng trang). Điền trang trên thực tế là ruộng tư, được quyền cha truyền con nối (ruộng "vĩnh nghiệp"), được mua bán, chuyển nhượng… Trên cơ sở đó, phương thức bóc lột cũng chuyển sang phương thức mới: người nông dân phụ thuộc trực tiếp vào chúa phong kiến; chúa phong kiến thực hiện bóc lột ngưòi nông dân bằng địa tô là chủ yếu. Việc hình thành sở hữu lớn về ruộng đất, và giai cấp phong kiến dùng địa tô để thực hiện quyền sở hữu đó, là cơ sở kinh tế đích thực cho chế độ phong kiến phát triển.

Thời Tống cũng là thời kỳ phát triển phồn vinh của thành thị và kinh tế công - thương nghiệp. Nghề in, đúc thép, dệt vải, làm giấy... đều có sự tiến bộ mới về kỹ thuật và được tổ chức sản xuất trên quy mô tương đối lớn; nhiều xưởng thủ công có tổ chức kiểu như một công trường thủ công của tư nhân và nhà nước ra đời. Trong các công trường thủ công đó, những mầm mống ban đầu của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện. Những thành phố lớn như Tràng An, Khai Phong, Hàng Châu có số dân tới gần 2 triệu, thực sự là đầu mối giao lưu kinh tế - văn hóa của đất nước. Từ giữa thời Đường ở những trạm giao dịch, những trung tâm trao đổi đã xuất hiện tín phiếu, đến thời Tống hình thức này càng phát triển, nhà nước nắm độc quyền phát hành tín phiếu trong cả nước.

Về quan hệ xã hội, những cuộc khởi nghĩa nông dân và sự trỗi dậy của các thế lực phong kiến địa phương cuối Đường đã chấm dứt sự thống trị của tầng lớp Môn phiệt sĩ tộc". Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là địa chủ (có sở hữu ruộng đất thực sự) và nông dân (gần giống như nông nô ở châu Âu). Trong giai cấp địa chủ có sự phân hoá: một tầng lớp là địa chủ nắm quyền và một tầng lớp địa chủ không nắm quyền. Trong xã hội cũng xuất hiện một tầng lớp mới là các chủ công trường thủ công, các thương nhân, họ có xu hướng trở thành giai cấp tư sản...

Do kinh tế phát triển, thành thị phồn vinh cho nên học thuật thời Tống cũng đạt đến một trình độ cao. Đời Tống, trường học và thư viện được lập ra ở khắp nơi, những thư viện nổi tiếng như Nhạc Lộc, ứng Thiên, Tung Dương... cũng là giảng đường của những học giả trứ danh. Ở đó, họ trình bày những vấn đề học thuật mà ai muốn nghe cũng được. Nhà nước cũng chú ý phát triển văn hoá. Tống Thái Tông cho Sử quán soạn bộ Thái bình Ngự lâm gồm 1.000 quyển... Việc phát minh ra "Hoạt tự bản" (một kiểu in chữ mới) đã tạo điều kiện cho nghề in phát triển, thư tịch được in ra nhiều hơn trước. Một nền giáo dục khá phổ thông, học vấn được mở rộng đến các giai tầng trong xã hội. Việc phát minh ra thuốc súng, nghề in và la bàn là cống hiến quan trọng của nhân dân Trung Quốc đối với lịch sử văn minh của nhân loại; nó là kết quả đồng thời cũng là tiền đề tạo điều kiện cho các ngành kinh tế, văn hoá phát triển.

Tất cả những đặc điểm về kinh tế, xã hội, học thuật đó đã quy định đặc điểm của quá trình phát triển tư tưởng triết học giai đoạn này. Đây là thời kỳ hình thành "trường phái triết học chính thống" của chế độ phong kiến, đồng thời cũng là thời kỳ này sinh nhiều trào lưu tư tưởng triết học mới lạ. Điều đáng chú ý là các nhà triết học thời kỳ này đã tập trung đi sâu vào những vấn đề thuộc về bản thể của thế giới, một vấn để trước đây thường được trình bày một cách thiếu hệ thống, còn mờ nhạt. Thời kỳ này có thể chia làm hai giai đoạn phát triển: thời Tống (tư tường triết học trong thời kỳ toàn thịnh của chế độ phong kiến); từ thòi Minh trở đi (tư tưởng triết học trong thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến).

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.3 trên 3 phiếu
  • Triết học thời Tống (960 - 1279)

    Các nhà triết học thòi Tống đều đứng trên danh nghĩa bảo vệ và phát triển Nho giáo để trình bày ý kiến của mình, nhưng thực tế trong tư tưởng của họ thể hiện rất rõ sự thống nhất tư tưởng của Nho - Phật - Lão

  • Triết học thời Minh, Thanh

    Năm 1368, dưới sự lãnh đạo của Chu Nguyên Chương, nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, kết thúc gần 90 năm đô hộ của quân Nguyên - Mông