Lý thuyết: Điều kiện lịch sử và những tiền đề ra đời của triết học Mác


Triết học Mác ra đời trong những điều kiện lịch sử giữa thế kỷ XIX. Nó là kết quả của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và sự phát triển của khoa học nói chung

Triết học Mác ra đời trong những điều kiện lịch sử giữa thế kỷ XIX. Nó là kết quả của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và sự phát triển của khoa học nói chung, trong sự phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội của thế kỷ XIX và cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đang diễn ra mạnh mẽ ở thời kỳ dó.

Vào giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp và trong một chừng mực quan trọng, cả ở Đức. Vào thòi kỳ ấy, nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất. Sự phát triển của sản xuất công nghiệp chứng minh rõ rằng tính ưu việt về kinh tế của chủ nghĩa tư sản so với chủ nghĩa phong kiến. Vào giữa thế kỷ XIX, ở Pháp cũng đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp, ở Đức, công nghiệp tuy còn phụ thuộc vào Anh và Pháp, song phát triển cũng khá nhanh, ở nhiều nước Tây Âu, quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra khá mạnh trong mức độ có khác nhau.

Sự phát triển của những quan hệ tư bản chủ nghĩa ở các nước lớn Tây Âu làm lộ rõ thêm những mâu thuẫn bên trong vốn có của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Khi giai cấp tư sản chưa trở thành giai cấp thống trị về chính trị và còn là một lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa phong kiến thì sự đối lập giữa lợi ích của nó với lợi ích giai cấp của giai cấp vô sản chưa bộc lộ một cách gay gắt. Nhưng sau khi đã xác lập được sự thống trị của mình rồi, nó không còn là giai cấp cách mạng nữa và nó dần dần trở thành lực lượng bảo thủ. Những mâu thuẫn giai cấp vốn có của xã hội tư bản ngày càng gay gắt mà trước hết, là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này là sự biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: mâu thuẫn giữa một bên là tính chất xã hội hóa và trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với một bên là quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa.

Ở thời kỳ này, phong trào vô sản đã phát triển mạnh mẽ và giai cấp vô sản ngày càng chứng tỏ là một lực lượng xã hội to lớn, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội. Ở Anh, phong trào Hiến chương của công nhân trở thành một phong trào chính trị có tính chất qủần chúng rộng lớn. Ở Pháp, cuộc đấu tranh của công nhân chống bọn tư bản đã phát triển thành một loạt cuộc khởi nghĩa vũ trang. Cuộc khỏi nghĩa của công nhân Liông nổ ra năm 1831 đã bác hiệu một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. Nước Đức ở vào đêm trước của cuộc cách mạng tư sản nhưng giai cấp vô sản Đức đã tiến công mạnh mẽ vào giai cấp tư sản mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Xilêdi năm 1844.

Giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, trung tâm của phong trào cách mạng chuyển sang nước Đức, trong khi nước này đang phải hoàn thành cuộc cách mạng tư sản. Cuộc cách mạng tư sản Đức diễn ra trong những điều kiện lịch sử phát triển hơn so với nước Anh trong thế kỷ XVII và nước Pháp trong thế kỷ XVIII. Giai cấp tư sản Đức khiếp sợ cách mạng và ngày càng biến thành lực lượng phản cách mạng. Nó lo sợ trước sự phát triển của giai cấp vô sản Đức và sự thức tỉnh ý thức cách mạng của giai cấp này. Nó thỏa hiệp với giai cấp phong kiến nhằm chống lại phong trào cách mạng của quần chúng lao động. Giai cấp vô sản Đức phát triển cuộc đấu tranh của mình, một mặt, chống lại chế độ phong kiến và, mặt khác, chống lại ngay chính giai cấp tư sản. Nhưng chính họ lại chưa giác ngộ về địa vị của họ trong tiến trình lịch sử, chưa thấy con đường và thủ đoạn thực hiện việc giải phóng bản thân họ và toàn xã hội. Phong trào vô sản ở Tây Âu lúc đó còn mang tính chất tự phát và thiếu tổ chức, chưa có lý luận khoa học dẫn đường. Các học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng - phê phán của Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen không đáp ứng được yêu cầu của phong trào vô sản, không thể hiện được những lợi ích căn bản rủa giai cấp vô sản trong sự nghiệp giải phóng lao động khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện sứ mệnh vẻ vang đó: sáng tạo lý luận cách mạng của phong trào vô sản, luận giải đúng đắn thế giới quan và hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, đáp ứng nhu cầu lịch sử quan trọng nhất của phong trào vô sản. Giai cấp vô sản đã tìm thấy ởtriết học Mác vũ khí tinh thần của mình, cũng giống như triết học Mác đã tìm thấy giai cấp vô sản như là vũ khí vật chất của mình.

Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác phản ánh các quá trình kinh tế - xã hội xảy ra không những ở Đức mà ở cả các nước khác ở châu Âu, đặc biệt là ở Anh và Pháp, phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản ở các nước đó. Nhưng rõ ràng là muốn khái quát được tiến trình lịch sử và xác minh một cách khoa học con đường phát triển tiếp theo của xã hội, cần phải tiến hành một công tác nghiên cứu khoa học lớn lao, phải dựa vào tất cả những thành tựu của tư tưởng khoa học trước đó. Với thiên tài của mình, Mác và Ăngghen đã kế thừa được những thành tựu lớn lao nhất của tư tưởng loài người: triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và kinh tế - chính trị học cổ điển Anh.

Ý nghĩa lịch sử nổi bật của triết học cổ điển Đức là ở chỗ, nó là một trong những tiền đề lý luận cho việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, ở đây phải kể đến phép biện chứng Hêghen và chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc. Công lao lịch sử của Hêghen là đã xây dựng một cách có hệ thống phương pháp biện chứng, mặc dù nó núp dưới cái vỏ thần bí và dựa trên cơ sở duy tâm sai lầm. Những nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng đánh giá cao phương pháp biện chứng của Hêghen, đồng thời chỉ rõ những hạn chế của Hêghen. Mác chỉ rõ: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy. Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó đằng sau lởp vỏ thần bí". Mác và Ăngghen đã thực hiện một cách tài tình nhiệm vụ đó. Các ông đã cải tạo phép biện chứng duy tâm của Heghen thành phép biện chứng duy vật triệt để nhất, phát triển nó trên cơ sở đối lập với phương pháp Hêghen, mở rộng nó vàc tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy.

L. Phoiơbắc là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức. Công lao lịch sử của ông là ở chỗ ông kiên quyết chống lại chủ nghĩa duy tâm của Hêghen và các nhà triết học khác, chống lại tôn giáo, khôi phục và tiếp tục phát triển chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII. Trong khi bác bỏ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, ông cũng đá vứt bỏ luôn cả phép biện chứng của Hêghen mà giữ lấy cho mình phương: pháp siêu hình cùng với quan niệm duy tâm về đời sống xã hội. Mác và Ăngghen đánh giá cao công lao của Phoiơbắc, đồng thời chỉ ra những hạn chế của ông và khả năng khắc phục những hạn chế đó. Mác và Ăngghen thừa nhận rằng, chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc cùng coi phép biện chứng của Hêghen đã trở thành một trong những tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học Mác. Cần nhấn mạnh rằng, đó chỉ là vấn đề trực tiếp, còn dĩ nhiên, triết học Mác là sự kế thừa toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại.

Việc cải tạo có phê phán những gì có giá trị trong kinh tế - chính Trị học cổ điển Anh (đại biểu là Ađam Smit, Đavít Ricácđô...) có một vai trò to lớn trong việc sáng tạo ra học thuyết kinh tế mácxít và triết học Mác. Không có sự cải tạo ấy, không có học thuyết kinh tế mácxít ấy thì không thể phát hiện ra cơ sở vật chất của quá trình lịch sử - xã hội, không thể sáng lập ra quan điểm duy vật về lịch sử và không thể khắc phục được tính chất không triệt để của chủ nghĩa duy vật trước Mác.

Việc cải tạo có tính chất sáng tạo các học thuyết xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán thế kỷ XIX với các đại biểu như Xanh Ximông, S.Phuriê, R.ôoén, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành triết học Mác, đặc biệt là quan điểm duy vật về lịch sử và những dự báo về tương lai cộng sản chủ nghĩa.

Đến giữa thế kỷ XIX, những thành tựu đạt được trong khoa học tự nhiên đã tạo ra tiền đề cho việc hình thành các quan điểm duy vật biện chứng của Mác và Ăngghen.

Những phát hiện của khoa học tự nhiên vào giữa thế kỷ XIX đòi hỏi phải khái quát về mặt triết học để vạch ra các mối liên hệ giữa các quá trình diễn ra trong tự nhiên, nhận thức đúng đắn và toàn diện về bản chất của quá trình phát triển trong tự nhiên. Nhưng điều đó không thể thực hiện được với thế giới quan duy tâm và phương phảp siêu hình, kể cả phép biện chứng duy tầm và chủ nghĩa duy vật siêu hình. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của phép biện chứng duy vật mà thôi. Nhưng mặt khác, phép biện chứng duy vật cũng chỉ có thể xuất hiện khi mà sự phát triển của khoa học tự nhiên đạt tối trình độ làm cho việc sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành chín muồi và tất yếu, xét về phương diện phát triển của bản thân khoa học.

Cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, bắt đầu cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên nhằm chống quan niệm siêu hình về tự nhiên. Trong khi nghiên cứu sự phát triển của khoa học tự nhiên trong thời gian từ sau năm 1830, Ăngghen nhấn mạnh: "Quan niệm mới về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản: tất cả cái gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả cái gì là cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giói tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu".

Vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX đã phát hiện ra cơ cấu tế bào của, thực vật và động vật. Phát hiện này đưa tới việc thừa nhận sự thống nhất của toàn bộ tự nhiên hữu cơ, sự thống nhất của toàn bệ quá trình lịch sử của sự sống từ hình thức giản đơn và thấp nhất của nó đến. Cơ thể có cấu trúc phức tạp nhất. Phát hiện đó cho phép nhìn vào bản chất sự sống theo quan điểm về mối liên hệ, về sự thống nhất các hình thức của nó và về sự phát triển của các hình thức ấy, về sự phát triển nhảy vọt....

Hoá học, vật lý học bước vào thời kỳ xây dựng lại một cách cơ bản và đạt tới giai đoạn quyết định vào đúng những năm 40 của thế kỷ XIX. Trong hoá học hữu cơ, "lý thuyết về gốc bất biến" đã bị thay thế bằng lý thuyết mới trong đó thừa nhận sự thay thế được các nguyên tử trong gốc (nhóm nguyên tử), thừa nhận tính giao hoán và tính chuyển hoá của bất cứ nhóm nguyên tử nào. Trong vật lý học, những phát hiện mới đã chuẩn bị cho việc thừa nhận những mối liên hệ và chuyển hoá lẫn nhau giữa những hình thức vận động của vật chất. Nhà vật lý Pháp M.Pharađây chứng minh sự thống nhất của các lực" và sự chuyển hoá lẫn nhau của chúng trong tự nhiên. Năm 1842, R.Gorốp chứng minh rằng, tất cả những cái gọi là "lực" vật lý (lực cơ học, nhiệt, ánh sáng, điện, từ và cả lực hoá học) trong những điều kiện nhất định chuyển hoá cái này thành cái kia mà không mất số lượng. Đầu những năm 40, các nhà khoa học: R. Maye (Đức), P.P. Giulơ (Anh), E.Kh. Lenxơ (Nga), L.A. Cônđinh (Đan Mạch) đã xác định sự thật về chuyển hoá năng lượng. R. Maye đã nêu lên thành Định luật bảo toàn và chúyển hoá năng lượng. Như vậy, trong những năm 40 của thế kỷ XIX, vật lý học đã chín muồi để bác bỏ quan niệm siêu hình về nhiệt tố và về những "vật chất" không có trọng lượng khác, và đã chứng minh, trên cơ sở khoa học, nguyên lý về sự thống nhất, mối liên hệ lẫn nhau và sự chuyển hoá của những hình thức vận động khác nhau của vật chất.

Sự phát triển của khoa học tự nhiên vào giữa thế kỷ XIX đã lật đổ quan niệm cũ siêu hình và vạch rõ phép biện chứng khách quan vốn có của mọi hiện tượng, quá trình trong tự nhiên. Nhưng bản thân các nhà khoa học tự nhiên thì đại đa số vẫn còn bám lấy những quan niệm cũ siêu hình và tỏ ra hoàn toàn bất lực khi phải giải thích sự phát triển và các mối liên hệ trong tự nhiên. Đồng thời, họ thường ngả theo chủ nghĩa duy tâm hoặc thuyết bất khả tri, trong khi sự phát triển của khoa học tự nhiên lại chỉ có thể dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng có tính triệt để. Chính Mác và Ăngghen đã nhấn mạnh rằng, phép biện chứng trở thành một tất yếu tuyệt đối đối với khoa học tự nhiên, và các ông đã khái quát về mặt triết học toàn bộ những thành tựu khoa học tự nhiên thế kỷ XIX để xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng của mình.

Nhũng điều kiện lịch sử, những tiền đề kinh tế - xã hội, lý luận và khoa học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự ra đời của triết học Mác. Và cũng chính thời đại đó đã sinh ra những thiên tài có khả năng khái quát được toàn bộ lịch sử phát triển nhân loại, bao gồm cả lịch sử các tư tưởng triết học, kinh tế học và xã hội học, cả lịch sử các khoa học tự nhiên, khái quát được rihững kinh nghiệm lịch sử và trả lời đúng đắn những câu hỏi mà thời đại đặt ra. Những thiên tài đó là Các Mác Và Phriđrích Ăngghen. Lênin nhận xét rằng: "Toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đế mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra".

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 9 phiếu
  • Lý thuyết: Triết học Mác - Lênin

    Triết học của Các Mác (1818 - 1883) và Phriđrích Ăngghen (1820 - 1895) là sự thừa kế những thành tựu vĩ đại của tư tưởng triết học từ thời cổ đại cho đến cuốỉ thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX.