Lý thuyết: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và hoài nghi luận cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII


Ngay ở thời kỳ hoàng kim của mình, siêu hình học thế kỷ XVII đã bị các nhà duy vật Anh cùng thời, nhất là Lốccơ phê phán. Nhưng trong bối cảnh lịch sử ở Tây Âu thời đó

Ngay ở thời kỳ hoàng kim của mình, siêu hình học thế kỷ XVII đã bị các nhà duy vật Anh cùng thời, nhất là Lốccơ phê phán. Nhưng trong bối cảnh lịch sử ở Tây Âu thời đó, thì sự thống trị của các hệ thống siêu hình học mang đầy tính tích cực và cách mạng bởi phương thức tư duy lý luận của chúng, cũng như hàng loạt các phát kiến khoa học của Đềcáctơ, Lépnít.v.v.

Nhưng bước sang thế kỷ XVIII khi mà nhiều ngành khoa học đã phát triển, tách ra khỏi cái nôi triết học, trở thành nhừng lĩnh vực nghiên cứu độc lập, thì các quan niệm coi siêu hình học tựa như “một khoa học thần thánh” đứng trên các khoa học khác, bị lung lay dữ dội. Xuất hiện nhiêu trào lưu tư tưởng phê phán siêu hình học, cũng như các quan niệm triết học truyền thống. Trong triết học diễn ra một cuộc khủng hoảng của các hệ thống tư tưởng cũ. Trong quá trình tìm kiếm con đường đi đúng đắn cho triết học trước hoàn cảnh lịch sử mới, đã xuất hiện nhiểu tư tưởng và tâm trạng khác nhau, điển hình là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và hoài nghi với các đại biểu chính như Béccơly, Hium V.V..

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu
  • Gioóc Béccơly (1685 - 1753)

    Gioóc Béccơly (George Berkeley) là nhà triết học nổi tiếng người Anh một đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Ông sinh năm 1685 trong một gia đình quý tộc ở miền Nam Ailen. Ngay từ năm 15 tuổi, ông theo học tại trường tổng hợp Đublin

  • Đavít Hium (1711-1776)

    Đavít Hium (Davit Hume) là nhà triết học nổi tiếng người Anh, là bậc tiền bối của triết học Cantơ sau này. Ông sinh năm 1711 trong một gia đình quý tộc bậc trung ở Êđenbuốc (Xcốtlen)